Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
09/01/2018 20:37:53

Giới thiệu tác phẩm Lão Hạc và Trong lòng mẹ

7 trả lời
Hỏi chi tiết
4.367
7
0
Nguyễn Khánh Linh
09/01/2018 20:40:03
-Giới thiệu tác phẩm Trong lòng mẹ
Trong văn đàn Việt Nam, nhà văn Nguyên Hồng được đồng nghiệp và bạn đọc ưu ái gọi bằng một "danh hiệu": Nhà văn của phụ nữ và trẻ em.
Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 mất năm 1982. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Nguyên Hồng sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh. Hồi kí Những ngày thơ ấu được coi là những dòng hồi ức sinh động, chân thực đầy cay đắng về tuổi thơ không êm đềm của nhà văn.
Ông viết nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ. Các tác phẩm chính của Nguyên Hồng: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938); Trời xanh (tập thơ, 1960); Cửa biển (bộ tiểu thuyết 4 tập: 1961, 1967, 1973, 1976); Núi rừng Yên Thế (bộ tiểu thuyết lịch sử nhiều tập chưa viết xong); Bước đường viết văn (hồi kí, 1970).
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm. Với những đóng góp của Nguyên Hồng dành cho nền văn học dân tộc, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Văn bản Trong lòng mẹ được trích từ tập hồi kí Những ngày thơ ấu. Hồi kí là một thể thuộc loại kí, nhằm ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại. Hồi kí đòi hỏi phải hết sức tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác. Bởi thế, tác phẩm được coi là thiên truyện kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Đó là cả một quãng đời cơ cực mồ côi cha, không được sống với mẹ mà phải sống với người cô độc ác được tái hiện lại sinh động. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm độc ác của người cô cùng với những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đặc biệt, đoạn truyện tả cảnh đoàn tụ giữa hai mẹ con là một đoạn văn thấm đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. Nó góp phần lí giải tại sao Nguyên Hồng được trân trọng gọi là "nhà văn của phụ nữ và trẻ em".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
3
mỹ hoa
09/01/2018 20:40:15
1. Nam Cao là đại diện ưu tú cua trào lưu văn học hiện thực phê phán trước năm 1945 ở Việt Nam.
- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Dưới ngòi bút của ông, ngt:ời nông dân hiện lên với tất cả khể nhục nhưng cũng thật đẹp đẽ trong nhân phẩm và ý thức làm người.
2. Tình cảnh khôn cùng, số phận bi thảm và nhân cách cao quý của người nông dân qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết của lão Hạc.
So sánh, tìm ra những nét tương đồng của lão Hạc với hình ảnh những người nông dân khác của các nhà văn hiện thực khác. Từ đó, bộc lộ rõ hơn về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao được thể hiện tập trung ở nhân vật ông giáo - người kể chuyện): gần gũi, chia sẻ, thông cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. Qua nhân vật đó, Nam Cao còn nêu lên vấn đề cách nhìn và thái độ đối với con người.
3. Miêu tả và phân tích tâm lí rất tinh tế, sâu sắc qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
- Cách dẫn chuyện tự nhiên qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nghệ thuật tạo tình huống, kết thúc bất ngờ.
- Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm triết lí.
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sâu sắc, thấm thía.
7
0
Nguyễn Khánh Linh
09/01/2018 20:41:20
Giới thiệu về truyện Lão Hạc của Nam Cao
1. — Nam Cao là đại diện ưu tú của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước năm 1945 ở Việt Nam.
— Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Dưới ngòi bút của ông, người nông dân hiện lên với tất cả khổ nhục nhưng cũng thật đẹp đẽ trong nhân phẩm và ý thức làm người.
2. — Tình cảnh khôn cùng, số phận bi thảm và nhân cách cao quý của người nông dân qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết của lão Hạc. So sánh, tìm ra những nét tương đồng của lão Hạc với hình ảnh những người nông dân khác của các nhà văn hiện thực khác. Từ đó, bộc lộ rõ hơn về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
— Tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao được thể hiện tập trung ở nhân vật ông giáo - người kể chuyện): gần gũi, chia sẻ, thông cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. Qua nhân vật đó, Nam Cao còn nêu lên vấn đề cách nhìn và thái độ đối với con người.
3 - Miêu tả và phân tích tâm lí rất tinh tế, sâu sắc qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại.
— Cách dẫn chuyện tự nhiên qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nghệ thuật tạo tình huống, kết thúc bất ngờ.
— Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm triết lí.
— Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sâu sắc, thấm thìa.
4
0
mỹ hoa
09/01/2018 20:41:41
văn bản trong lòng mẹ
1. Văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu - tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng — nhân vật chính — tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo bởi thói nhỏ nhen, độc ác.
2. Trong lòng mẹ thể hiện tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. Dường như càng trong cảnh ngộ cay đắng, tủi cực, tình yêu thương càng mãnh liệt, cháy bỏng. Điều này được thể hiện ở hai thời điểm chính:
- Phản ứng tâm lí của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc của người cô đã xúc phạm đến mẹ của chú.
- Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi gặp lại và được nằm trong lòng mẹ.
3. Đoạn trích Trong lòng mẹ tiêu biểu cho những đặc sắc nổi bật của ngòi bút Nguyên Hồng: giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người. Đoạn văn diễn tả cảm giác sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ thật dạt dào cảm xúc, thắm thiết trữ tình, trở thành một bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, êm dịu.
4
0
Nguyễn Tiến Dũng
09/01/2018 20:42:17
Trong lòng mẹ
1. Văn bản Trong lòng mẹ trích từ Những ngày thơ ấu - tập hồi kí viết về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng — nhân vật chính — tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo bởi thói nhỏ nhen, độc ác. 2. Trong lòng mẹ thể hiện tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh. Dường như càng trong cảnh ngộ cay đắng, tủi cực, tình yêu thương càng mãnh liệt, cháy bỏng. Điều này được thể hiện ở hai thời điểm chính: - Phản ứng tâm lí của chú bé khi nghe những lời giả dối, thâm độc của người cô đã xúc phạm đến mẹ của chú. - Cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé khi gặp lại và được nằm trong lòng mẹ. 3. Đoạn trích Trong lòng mẹ tiêu biểu cho những đặc sắc nổi bật của ngòi bút Nguyên Hồng: giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người. Đoạn văn diễn tả cảm giác sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ thật dạt dào cảm xúc, thắm thiết trữ tình, trở thành một bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, êm dịu.
Lão Hạc
1. — Nam Cao là đại diện ưu tú của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước năm 1945 ở Việt Nam. — Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Dưới ngòi bút của ông, người nông dân hiện lên với tất cả khổ nhục nhưng cũng thật đẹp đẽ trong nhân phẩm và ý thức làm người. 2. — Tình cảnh khôn cùng, số phận bi thảm và nhân cách cao quý của người nông dân qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết của lão Hạc. So sánh, tìm ra những nét tương đồng của lão Hạc với hình ảnh những người nông dân khác của các nhà văn hiện thực khác. Từ đó, bộc lộ rõ hơn về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. — Tinh thần nhân đạo sâu sắc của Nam Cao được thể hiện tập trung ở nhân vật ông giáo - người kể chuyện): gần gũi, chia sẻ, thông cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. Qua nhân vật đó, Nam Cao còn nêu lên vấn đề cách nhìn và thái độ đối với con người. 3 - Miêu tả và phân tích tâm lí rất tinh tế, sâu sắc qua hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại. — Cách dẫn chuyện tự nhiên qua người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nghệ thuật tạo tình huống, kết thúc bất ngờ. — Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu cảm triết lí. — Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà sâu sắc, thấm thìa.
 
4
0
Bạch Ca
09/01/2018 20:52:44
II. TRONG LÒNG MẸ
Câu 1: - Tác giả: Nguyên Hồng
- Thể loại: Hồi kì
- Hoàn cảnh sáng tác: "Trong lòng mẹ" là chương IV trích trong hồi kí "Những ngày thơ ấu" viết năm 1938.
Câu 2. Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:
- Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng “tình thương và lòng kính mẹ” của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
- Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ “đã chửa đẻ với người khác”. Tuy non nớt, nhưng bé hiểu “vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực”.
- Khi nghe những lời ngọt ngào, thâm độc của bà cô, bé Hồng chỉ thấy xót thương mẹ, có trách chăng chỉ là ở chỗ mẹ không dám “chống lại” những thành kiến tàn ác “để đến nỗi phải xa lìa hai đứa con, sống trốn tránh như một kẻ giết người.”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình
- Lòng căm ghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn có nhiều hình ảnh cụ thể, gợi cảm và có nhịp điệu dồn dập như sự uất ức của bé ngày một tăng tiến: “Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi”.
- Không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ.
Câu 3. Lời chế giễu của bà cô khiến bé Hồng không những thương mẹ, Hồng còn hiểu nỗi lòng mẹ. (Nếu chính mình chưa phải trải qua nỗi đau xa mẹ, chưa có niềm sung sướng tột độ gặp mẹ, chắc Nguyên Hồng khó có được đoạn văn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc đến thế).
- Có lẽ vì tình thương và niềm tin mãnh liệt ấy nên bé Hồng có sự linh cảm hết sức nhạy bén, chính xác.
- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
- Nhà văn diễn tả trạng thái tình cảm nói trên của chú bé vô cùng thấm thía và cảm động. Đoạn văn kể về chuyện chú gặp mẹ có thể coi là một đoạn văn đặc biệt hấp dẫn.
- Để khắc họa niềm khao khát gặp mẹ, nhà văn có cách so sánh cụ thể gợi cảm. Bé Hồng khao khát được mẹ như người bộ hành giữa sa mạc khao khát dòng nước và bóng râm.
- Để tô đậm niềm sung sướng tột độ của đứa bé mất cha, xa mẹ lâu ngày nay được ngồi bên mẹ, lúc thì nhà văn miêu tả những cảm giác cụ thể (“tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu nay mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”), lúc thì lại chen vào những lời bình luận thấm đẫm chất trữ tình. “Phải bé lại và lăn vào lòng một người, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ (…) mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”), khi thì sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí (gặp mẹ là một niềm vui bất ngờ quá lớn lao nên bé Hồng “không mảy may nghĩ ngợi gì nữa” đến câu nói độc ác của bà cô).
Câu 4. Nguyên Hồng là cây bút “giàu chất trữ tình”, ông thường viết về những phụ nữ và trẻ em chịu nhiều đau khổ, bất hạnh (như trong các tác phẩm Những ngày ấu thơ, Bi vỏ, Cửa biển…) Qua tác phẩm Trong lòng mẹ, ta cũng có thể thấy điều đó. Ở đây, Nguyên Hồng chẳng những đã thể hiện thái độ cảm thông, tôn trọng đối với mẹ Hồng và bé Hồng, mà còn luôn khẳng định những phẩm chất tốt đẹp, cao quý của họ ngay trong những tình huống khắc nghiệt của cuộc sống. Trong lòng mẹ thực sự hấp dẫn, gây xúc động đối với người đọc có lẽ bởi trong từng câu chữ đều thấm đẫm tình cảm chân thành, tâm huyết của nhà văn.
Câu 5. Nghệ thuật: Lối tự truyện chân thành, truyền cảm, thấm đượm chất trữ tình. Nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng.
Câu 6. Ý nghĩa: Đoạn trích Trong lòng mẹ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong hồi kí Những ngày ấu thơ của Nguyên Hồng. Nhân vật chính trong đoạn trích này là bé Hồng. Bé ở trong những tình huống hết sức tội nghiệp:
- Bố chết, mẹ phải đi bước nữa vì gia đình nhà chồng ruồng rẫy.
- Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và bị hắt hủi, soi mói, tàn nhẫn.
- Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng mà phải xa mẹ.
LÃO HẠC
Câu 1: - Tác giả: Nam Cao
- Thể loại: Truyện ngắn
- Hoàn cảnh sáng tác: Đoạn trích "Lão Hạc" được trích trong tác phẩm cùng tên viết năm 1943.
Câu 2: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
- Người kể chuyện (cũng chính là tác giả tuy không nên đồng nhất hoàn toàn nhân vật với nguyên mẫu) đã phát biểu suy nghĩ về cách nhìn người: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thương”.
- Trong Lão Hạc, nhà văn cho rằng, đối với người nông dân lao động, phải “cố tìm mà hiểu họ” thì mới thấy rằng chính những con người bề ngoài lắm khi “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” ấy chính là “những người đáng thương” và có “bản tính tốt”, có điều “cái bản tính tốt” ấy của họ thường bị những nỗi khổ cực, những lo lắng trong cuộc sống “che lấp mất”. Tức là, nhà văn đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và phải có cách nhìn có chiều sâu, không hời hợt, phiến diện chỉ thấy cái bề ngoài, nhất là không thành kiến, tàn nhẫn.
- Suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đây chính là một quan điểm quan trọng trong “đôi mắt”, ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao.
Câu 3: Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật gì?
- Việc kể chuyện bằng lời kể của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật rất cao vì nó gây xúc động cho người đọc.
- Cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở chỗ:
+ Rất mực chân thực.
+ Thấm đượm cảm xúc trữ tình.
- Qua nhân vật “tôi”, người kể chuyện – tác giả đã biểu lộ tự nhiên những cảm xúc, suy nghĩ của mình.
- Chất trữ tình thể hiện ở giọng kể, ở những câu cảm thán. Nhiều khi không nén được cảm xúc, tác giả đã gọi tên nhân vật lên để trò chuyện, than thở: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó Vàng của lão?” “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão có thể làm liều hơn ai hết…”, “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng nhắm mắt…”.
Câu 4: Em hiểu thế nào về nhân vật “tôi” qua đoạn trích: “Chao ôi! … che lấp mất”.
- Em hiểu ý nghĩa của nhân vật “tôi là ở chất trữ tình, thể hiện ở những lời mang giọng tâm sự riêng của “tôi” như:
+ Chung quanh việc “tôi” phải bán mấy quyển sách – “ôi những quyển sách rất nâng niu (…) kỉ niệm một thời hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng”.
+ Và thể hiện rõ nhất là những đoạn văn trữ tình đậm màu sắc triết lí: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta…”
=> Những câu văn triết lí đó là những suy nghĩ gan ruột nên có sức thuyết phục đặc biệt.
Câu 5: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ?
- Nói về cuộc đời: Đây là những số phận thật nghiệt ngã, thương tâm, nghèo khổ, bần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến cái nghèo khổ cùng cực trước cảnh sưu thuế tàn nhẫn, như gia đình chị Dậu phải bán chó, bán con và đẩy người ta vào cảnh khốn khó như lão Hạc.
- Nói về tính cách: Cũng từ các tác phẩm này ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng nhân hậu, sự hi sinh với người thân như thế nào?
+ Ở Tức nước vỡ bờ là sức mạnh phản kháng của con người khi bị đẩy đến bước đường cùng.
+ Còn ở truyện Lão Hạc là ý thức về nhân cách, về lòng tự trọng trong nghèo nàn, khổ cực.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
10/01/2018 12:54:26
Nhắc đến Nguyên Hồng là ta không khỏi nhắc đến một giọng văn chứa chan bao cảm xúc, nỗi đắng cay, khổ cực của một tuổi thơ khát khao tình mẹ. Nỗi buồn đó như được Nguyên Hồng in khắc sâu đậm vào cuốn hồi kí "Những ngày thơ ấu". Tác phẩm gồm có 9 chương và đoạn trích "Trong lòng mẹ" nằm ở chương IV. Đoạn trích kể về những ngày đơn độc của bé Hồng trong những ngày xa mẹ. Bé Hồng được sinh ra trong 1 gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết dần chết mòn bên đèn thuốc, người mẹ quá túng quẫn phải đi tha phương cầu thực, bỏ mặc cậu với bà cô cay nghiệt, luôn gieo rắc vào đầu cậu những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Nhưng càng như vậy, nỗi nhớ mẹ và khát khao được gặp mẹ lại càng cháy bỏng trong tâm hồn non nớt của cậu bé. Hồng càng thương mẹ, tin tưởng vào mẹ hơn. Giữa bao cái cay nghiệt quá lớn đối với 1 đứa trẻ, tác giả đã giúp bạn đọc nhận ra 1 sự thật tự nhiên: Mẹ chỉ có một trên đời, tình mẹ con trong lòng bé Hồng là 1 mối giao cảm bền chặt không thể nào chia cắt. Chỉ qua 1 đoạn trích ngắn nhưng bạn đọc không thể không xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt ấy. Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng, đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng. Đó là bài ca về tình mẫu tử.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo