1.
Lão Hạc là một người rất giàu lòng tự trọng. Cuộc sống của lão quá cùng quẫn: “... lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc”.Nhưng không phải vì thế mà lão hạ thấp nhân cách mình để xin xỏ ai. Lão chịu nghèo nhưng không chịu hèn, không chịu hèn đến mức hơi cố chấp: “Lão từ chối tất cả những cái gì tôi (tức nhân vật “ông giáo”) cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch”. Lão không muốn phiền lụy đến ai, đến ngay cả sau khi mình chết. Lão đã lo xa dành dụm ít tiền rồi gửi ông giáo lo chuyện ma chay, kẻo “để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Láng giềng của lão - Binh Tư, làm nghề ăn trộm nên không ưa lão vì “lão lương thiện quá”. Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, không phải để bẫy chó như Binh Tư hiểu, mà để tự mình tìm đến cái chết. Lão chết để được làm “con người đáng kính” chứ không chịu sống hèn mà “theo gót Binh Tư để có ăn...”.
2.
Cuộc đời "hay vẫn chưa đáng buồn nhưng lại đang buồn theo một nghĩa khác Nghĩa khác nghĩa là gì? Cuộc đời mà Nam Cao phản ánh là xã hội của Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhân dân ta phải làm thân trâu ngựa, bị áp bức, bị bóc lột nặng nề. Đau khổ nhất là người nông dân, suốt đời lam lũ mà vẫn đói rét thương tâm. Sưu cao thuế nặng phải bán vợ đợ con, phải đi làm phu mỏ, phu đồn điền cao su... Cuộc đời cha con lão Hạc cái chết quằn quại đau đớn của lão Hạc sau khi ăn bả chó đã cho thấy rõ cuộc đời "vẫn đáng buồn"... Câu nói ấy của ông giáo đã lên án và tố cáo cái hiện thực đen tối, bất công của xã hội thực dân nửa phong kiến, cái xã hội "đáng buồn" đã xô đẩy bao con người lao động cần cù, lương thiện vào đói rét, cùng quẫn. Đọc truyện "Lão Hạc”, ta càng thấy bút pháp nghệ thuật tự sự đặc sắc, nhất những mẩu độc thoại nội tâm của nhân vật ông giáo. Tính triết lí của truyện càng trở nên sâu sắc. Giá trị nhân bản của truyện càng trở nên cảm động, hấp dẫn, thấm thía.
3.
Lão Hạc cả đời sống bằng lao động. Lúc khỏe, lão cày thuê cuốc mướn; lúc ốm lão đi mò trai mò ốc, kiếm củ khoai củ ráy để ăn qua ngày. Thậm chí đến lúc không thể tự mình kiếm ăn, lão Hạc thà kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không như Binh Tử đi ăn cắp, ăn trộm. Bán con Vàng, lão đau đớn, dằn vặt mình “thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đi lừa một con chó”. Mấy ai lương thiện được đến như vậy? Mỗi khi nói chuyện, với ông giáo hay với con Vàng, lão Hạc đều nhắc đến cậu con trai của mình. Lão nhớ con, trông mong ngày con trở về. Nhớ con bao nhiêu, lão chắt chiu dành dụm cho con bấy nhiêu. Mảnh vườn vợ chồng lão ki cóp cả đời mới mua được, lão để lại cho con, tiền thu được từ mảnh vườn ấy cũng để dành đợi ngày con trai cưới vợ. Đến khi ốm đau mà( trợ từ) không làm được việc gì, phải tiêu vào tiền tiết kiệm cho con, lão dằn vặt “bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Vì vậy, dù yêu quý con Vàng, lão cũng phải bán đi để không phạm vào vào số tiền ấy. Lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng lão Hạc là người cha đầy trách nhiệm và tình thương. Con Vàng là có thể coi như người nhà, một( trợ từ) người bạn tâm tình thân thiết nhất với lão Hạc. Lão Hạc yêu quý con Vàng, gọi nó là “cậu Vàng”, cho nó ăn trong bát như chó của nhà giàu. Lão tắm rửa cho nó, ăn gì cũng gắp cho nó. Lão khi thì âu yếm trò chuyện, khi thì sừng sộ nạt nộ nó, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng là niềm an ủi để lão vợi bớt nỗi buồn và sự cô đơn trống trải. Hơn thế nữa, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với hy vọng mai kia con trai sẽ trở về. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, bật “khóc hu hu” như con nít. Dù nghèo khổ nhưng lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Chao ôi!( thán từ) Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao.