Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Là một trong những truyện ngắn đầu tiên, những “quả đầu mùa” của văn học Việt Nam cách đây gần thế kỉ, nghệ thuật viết truyện ngắn của Phạm Duy Tốn trong Sống chết mặc bay cho đến bây giờ vẫn được nhiều người cho là mẫu mực. Nhưng không chỉ về nghệ thuật và xét về giá trị nội dung, truyện ngắn này vốn được coi là mở đầu cho trào lưu hiện thực văn học hiện đại Việt Nam, từ ngày ấy đến giờ vẫn giữ nguyên giá trị.
Cuộc sống đen tối cùng cực của người dân Việt Nam, tội ác và bản chất xấu xa của bọn quan lại phong kiến Việt Nam, ở nông thôn cũng như thành thị, thực trạng bất công, thối nát của xã hội lúc bấy giờ..., tất cả được phản ánh vô cùng chân thật và rõ nét trong rất nhiều tác phẩm văn học hiện thực. Mỗi tác phẩm, bằng thế giới nghệ thuật riêng của nó, đã dựng lại những khung cảnh, những thời điểm, những khoảng khắc của hiện thực xã hội, điều mà không một cuốn biên niên sử nào làm được, thông qua cái mà lí luận văn học vẫn gọi là “sự xây dựng những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình”.
Trong truyện ngắn Sống chết mặc hay, nhân vật đó là quan phụ mẫu, còn hoàn cảnh, đó là những giờ phút nguy ngập nhất trước một tai họa khủng khiếp nhất: đê sắp vỡ. Đối với người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, lũ lụt vẫn là nỗi kinh hoàng lớn nhất từ khi chưa có truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Cái “điển hình” của hoàn cảnh thì đã quá rõ, còn nhân vật? Quan phụ mẫu, đến cái tên riêng cũng không có, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng, đó là một chân dung sống động nhất, đầy đủ nhất về bọn quan lại phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ, những kẻ can tâm làm nô lệ cho thực dân đế quốc, sống trên mồ hôi xương máu nhân dân.
Ngòi bút của tác giả, suốt trong toàn truyện, đã dựng nên những tiểu đoạn song song xen kẽ giữa cảnh dân phu vật lộn với nước lũ ngoài sông và cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm trong đình làng. Phương pháp xây dựng những hình tượng đối lập vẫn là phương pháp cổ điển nhất nhưng lại là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc thể hiện những chủ đề cộ tính chất tố cáo phê phán. Ngay từ những dòng mở đầu, những câu văn ngắn, dồn dập đã thể hiện tất cả sự khẩn cấp, nguy ngập của cảnh tượng ngoài đê: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quái khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất”. Nghe ngắn gọn như những bản tin thời tiết, nhưng không phải không ẩn chứa bao lo âu gấp gáp “núng thế lắm..”, “thẩm lậu rồi...”, “không khéo thì...”. Người dân hộ đê vào lúc cùng cấp chỉ biết “trăm lo nghìn sợ”, “đem thân hèn yếu” mà chống chọi với thiên tai. Chính quyền thực dân phong kiến lúc bấy giờ vốn chỉ có một cách hộ đê duy nhất là thúc ép những người dân nghèo đói không một phương tiện gì trong tay độc toàn lực giữ đê. Nhưng vào lúc ấy, dù không bị thúc ép, hàng trăm nghìn con người với cuốc thuổng, vai vác đầu đội ấy, không một ai lùi bước.
Quan phụ mẫu, tức phải là quan hàng huyện, hàng phủ hay hàng tĩnh, được cử về để trông coi, đốc thúc việc hộ đê, cứ theo lý thì phải là người chịu trách nhiệm chính về con đê ấy, về sự an toàn yên ổn cho dân, như cái từ rất mỉa mai mà tác giả đã dùng trong câu hỏi cùng với nhiều lời đệm (như cách người ta kéo dài giọng ra): "... thế - thời - nào quan cha mẹ ở đâu?”. Phải chăng cái sự “mặc bay” đã bắt đầu được thông báo trong câu hỏi “chuyển cảnh” ấy? Thì đây, chỉ cách chừng “bốn năm trăm thước” mà thật là hai thế giới. Cảnh ngoài đê thì như thế, cồn trong đình thì “Đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng”, còn quan phụ mẫu thì, như bất cứ bao giờ, đang “uy nghi chễm chệ ngồi”. Không những thế, còn ngồi trong một tư thế cực kỳ thanh nhàn, vương giả: “Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra để cho một tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi”... Con mắc nhìn sắc sảo của bút pháp tả thực không bỏ qua một chi tiết nào, dù chỉ là một “nghị vệ” giữa đêm mưa gió, đến làn khói bay nghi ngút “trên bát yến hấp đường phèn”, từ màu sắc của “trầu vàng, cau đậu, rễ tía” trên khay khảm đến “ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông”... Rồi không khí bao phủ trong đình, cuộc vui giữa quan và thuộc hạ - gần toàn bộ đám “chức sắc” sở tại đi “hộ đê” bằng cách hầu bài quan...
Vào một hoàn cảnh khác, ở một thời điểm khác, sự miêu tả cái hội tổ tôm của quan phụ mẫu ấy cũng đã thật đầy đủ, thật tài tình, thật sống động đến từng chi tiết. Nhưng trong lúc ấy, cái cách miêu tả tỉ mi, rành rọt ấy có một sức tố cáo, mỉa mai rất mạnh. Giọng văn bền ngẫu với từng vế, từng cặp câu đối xứng, có thể sẽ dài dòng nặng nề ở chỗ khác, nhưng ở đây thì đặc biệt cần thiết, tưởng như khó có thể thay thế bằng lối văn khác. Nó phù hợp với toàn bộ nghệ thuật xây dựng hình tượng đối lập trong truyện, nó tăng sức khái quát cho sự miêu tả và gây không khí ở những đoạn cần thiết. Nhưng không phải lúc nào tác giả cũng sử dụng nó. Từ đoạn này mà đi, đến gần hết truyện, cảnh tượng bên ngoài cũng không được miêu tả trực tiếp nữa, mà chỉ dội vào bằng những chi tiết. Khi quan “xơi bát yến vừa xong”, vẫn trong tư thế rất “quan” nghĩa là “ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi” toàn bộ sự chú ý là “mắt trông đĩa nọc”, tai họa từ ngoài đê mới dội vào bằng “tiếng kêu vang trời dậy đất”. Tiếng kêu kinh khủng ấy làm ai cũng “giật nảy mình”, “duy quan vẫn điềm nhiên”. Quan điếc chăng? Thì đây, đã cố người “khẽ nói” bên tai quan. Nhưng quan “sắp ù to” tất cả - trừ quân bài quan đang “lăm le chực người ta bốc trúng”, không có gì lọt tai quan được nữa. Quan vẫn hối thúc nước bài vẫn điềm nhiên dựa gối... Khi những âm thanh kinh hoàng của một cuộc trời long đất lở vang dậy bốn xung quanh... Những kẻ trong đình, dù xu nịnh quan đến mấy, lúc này cũng không thể còn thờ ơ vì chính nhà cửa, gia đình họ đang bị nước cuốn trôi... Thất cả đều không thể làm quan chú ý. Cho đến chi tiết cuối cùng là sự hiển hiện bằng xương bằng thịt của tai họa: “một người... quần áo ướt đẫm, mình mẩy lấm láp tất tả chạy xông vào...” báo tin đê vỡ, thì quan mới tạm rời khỏi quân bài. Nhưng chỉ là để quan bộc lộ bằng lời hùng hồn hơn nữa cái “mặc bay” kì quái: “Đê vỡ... thời ông cắt cổ... ông bỏ tù...” Không phải việc của quan! Không có gì liên quan đến quan từ tất cả những gì xảy ra ngoài kia từ bất đến giờ! Người đọc có thể nghĩ giá như đến lúc này quan biết sợ, biết hỏi han lo lắng dù chỉ một chút, người ta có thể cho rằng quan chỉ quân bài mà mê mụ... Nhưng không. Toàn bộ sức nặng của sự tố cáo dồn vào tiểu đoạn cuối cùng: quát lính đuổi người dân phu làm rối “phép tắc” - tức ván bài của quan - ra xong, quan “quay mặt vào hỏi thầy đề... bốc quân gì thế?...” Và ván bài tiếp tục, có lẽ là trong lặng ngắt vì kinh hoàng của xung quanh - kinh hoàng cho cái vô lương tâm khủng khiếp của quan; trong cái “run cầm cập” của thầy đề, người bị bắt buộc phải tham sự cuộc cùng trò chơi ấy với quan. Ngòi bút tác giả trở lại như lạnh lùng khách quan trong từng chi tiết về quan phụ mẫu: “Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to: - Đây rồi!... Thế chứ lại! - Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói: - Ù! Thông tôm, chi chi nảy!.,.” và quay lại gọi lính hầu “Điếu, mày!”... Dường như không thể hiểu vì sao, không thể bình luận gì thêm về cảnh tượng ấy nữa, tác giả chỉ còn biết lẳng lặng đặt cạnh đó đoạn miêu tả cuối cùng với bao đau đớn ngậm ngùi: “khắp nơi... nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. Không một lời bình luận mà dư âm của nó vẫn thấm sâu vào lòng người đọc. Cái thái độ “sống chết mặc bay” kia nào phải là một lúc, một thoáng chốc mê mụ vì quân bài lá bạc, nó là bản chất, là sự lạnh lùng vô lương tâm tuyệt đối, là “lòng lang dạ thú” của những kẻ như quan.
Sống chết mặc bay, cái nhan đề truyện ấy, nhà văn Phạm Duy Tôn lấy từ thành ngữ, hay từ truyện ngắn này mà được thêm bớt để trở thành thành ngữ trong nhân dân? Ở truyện ngắn này, cái nhan đề ấy cũng là toàn bộ chủ đề của truyện, nó gắn bó với tất cả tiến trình truyện, nó được thể hiện dần từ thấp đến cao và thắt lại ở đỉnh điểm cuối truyện. Nó được bộc lộ trong từng chi tiết xây dựng nên nhân vật: ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ. Hiển hiện đầy đủ và rõ ràng lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, chân dung quan phụ mẫu trong truyện ngắn này là tiền thân của những Nghị Quế, Nghị Lai, Nghị Hách, huyện Hinh trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán sau này, những kẻ làm quan có cùng một bản chất.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |