Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong những năm qua, để giải quyết những vấn đề trước mắt, con người đã không ngần ngại xâm hại đến môi trường. Thực tế đã chứng minh, những nước có nền công nghiệp phát triển là những người mà người ta làm hại nhiều nhất đến bầu khí quyển. Lượng khói bụi mà hàng ngày các ông khói nhà máy và xe cộ thải ra làm cho tầng ôzôn (tấm lá chắn) của chúng ta bị thủng. Cũng từ đó mà nhiệt độ của trái đất hàng năm cứ nhích dần lên làm cho băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra. Và như thế có nghĩa là loài người sẽ đứng trước nguy cơ bị dìm trong biển nước.
Thế nhưng một thống kê khác lại cho rằng: ý thức và trách nhiệm của con người đối với môi trường ở những nước đang phát triển còn yếu kém hơn. Chúng ta hay nhìn vào chính thực tế của nước mình. Trong những năm qua, có đến hàng triệu héc ta rừng của chúng ta bị hủy hoại bởi người ta phá rừng tuỳ tiện để làm nương rẫy, để lấy củi đun. Hoặc tham lam hơn, bọn lâm tặc đã bất chấp thủ đoạn chiếm hữu hàng bạc tỷ từ việc chạt phá rừng.
Những việc vô trách nhiệm ấy không chỉ làm cho tài nguyên rừng của chúng ta bị cạn kiệt, môi trường sống của chúng ta không được trong lành mà còn gây ra mất cân bằng sinh thái. Hơn thế nữa nó cũng là nguyên nhân sâu xa khiến chúng ta phải đối diện với nhiều trận lũ lụt – những trận lũ đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người trong suốt mấy năm qua.
Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường, ở những thành phố lớn và ở cả nông thôn, chưa bao giờ người ta sử dụng các loại bao bì, túi ni lông nhiều đến thế. Dùng xong, người ta chỉ có một việc vứt ra thùng rác hoặc quẳng ngay vào cống rãnh.
Chúng ta không biết rằng các bao bì và túi làm từ ni lông không phân hủy. Nó có thể tồn tại hàng trăm năm trong đất và làm triệt hại mầm sống của các cây con. Chúng làm ô nhiễm những dòng sông, làm chết các loài cá và thậm chí còn làm ngộ độc gây chết người nếu chúng ta ngửi phải quá nhiều hơi đốt từ các phế phẩm ni lông.
Có thể kể ra nhiều và nhiều nữa những hành động vô ý thức của con người đối với môi trường. Phần nhiều trong số đó bắt nguồn từ thói quen và sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Vì thế mà, thiết nghĩ, để có ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta phải tự trang bị cho mình những hiểu biết về tác hại từ những hành động của chúng ta. Chúng ta chắc chắn sẽ có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn nếu chúng ta biết rằng những hành động gây hại đến môi trường cũng có nghĩa là đang triệt tiêu cuộc sống.
Môi trường là chiếc áo giáp bảo vệ cho cuộc sống của chúng ta. Mỗi hành động của chúng ta nếu không có trách nhiệm thì sẽ giống như một đốm lửa có thể đốt cháy cả khu rừng vậy. Môi trường sống đang kêu cứu. Tất cả, tất cả phụ thuộc vào ý thức và hành động của mỗi chúng ta.Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Đó là một điều hiển nhiên không thể phủ nhận. Hằng ngày, qua các phương tiện thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh... chúng ta thấy thiên tai xảy ra liên tục: bão lụt, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng kéo dài xuất hiện trên khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ... kéo theo bao thảm họa không thểlường trước được. Ngay ở nước ta, hằng năm cứ đến mùa mưa là nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn, hung hãn đổ về, phá vỡ đê điều, cuốn trôi nhà cửa, mùa màng và đem đến bao mất mát, đau thương... tất cả những thứ đó đều là hậu quả của việc phá rừng vô tội vạ vì rừng bị phá đồng nghĩa với việc vành đai bảo vệ không còn nữa, con người sẽ phải thường xuyên đối mặt với thiên tai.
Do không có được nhận thứcđúng đắn về tầm quan trọng của môi trường sống nên con người đã tự gây hại cho mình. Vì nguồn lợi trước mắt, không ít kẻ phá rừng, phá biển. Chặt cây lấy gỗ, mở mang diện tích trồng trọt, canh tác, đốt rừng làm rẫy, săn bắn thú quý... những việc làm đó kéo dài trong nhiều năm sẽ làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càngthu hẹp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái. Những vụ phá rừng với quy mô lớn tiêu biểu như ở Tánh Linh, Bình Thuận, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên... hay vụ cháy mất hàng ngàn héc-ta rừng nguyên sinh ở u Minh là những ví dụ điển hình.
Tục ngữ có câu: tiền rừng, bạc biển, rừng vàng, biển bạc... nhưng không có nghĩa rừng, biển là kho tàng vô tận. Cây chặt mãi cũng phải hết, tôm cá nào sinh sản kịp với kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng hóa chất của không ít người tham lam, vô ý thức hiện nay? Nếu khai thác không đi đôi với gìn giữ, bảo vệ và phát triển thì hai nguồn tài nguyên lớn ấy sẽ dần dần cạn kiệt. Hai môi trường sống chính bị suy thoái thì cuộc sống con người cũng không thểtốt lành.
Nói gần hơn, cụ thể hơn là môi trường quanh ta. Hiện nay, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh... ô nhiễm đã đến mức báo động. Không khí mịt mù khói xăng, khói từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. Các chất độc từ khói là một trong những nguyên nhân gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, thần kinh...
Khí thải, chất thải, nước thải không được xử lí kịp thời cũng là nguồn bùng phát và lây lan bệnh dịch. Có thể nói môi trường ô nhiễm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cuộc sống và tính mạng con người nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó. Không ít người có thói xấu là vứt rác, đổ nước bẩn, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi... ra nơi công cộng, làm cho cảnh quan đô thị trở nên nhếch nhác, kém văn minh. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là rất quan trọng và cần thiết, phải làm thường xuyên, liên tục.
Nông thôn trước đây thường được coi là không gian trong lành, yên tĩnh nhưng hiện tại, với tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chóng thì những tính chất ấy không còn nguyên vẹn như xưa. Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật của nông dân cũng gây ra nhiều tác hại như việc lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu... trong trồng trọt, chăm nuôi dẫn đến ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức sản xuất...
Môi trường xanh, sạch, đẹp là môi trường lí tưởng cho cuộc sống con người, bởi thế mỗi cá nhân phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường. Ý thức đó không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà phải được biến thành hành động cụ thể hằng ngày như trồng thêm cây xanh, tiết kiệm nước sạch, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng... nhiều việc nhỏ góp lại thành việc lớn. Trách nhiệm ấy cũng không chỉ thuộc về cá nhân mà còn phải là trách nhiệm của tập thể, của xã hội, phải cần được thể chế hóa vì lợi ích của mỗi người, của toàn xã hội.Nếu chúng ta không bảo vệ môi trường thì hậu quả đầu tiên con người phải gánh chịu đó là số người mắc những căn bệnh nan y sẽ ngày một tăng. Bỏi khi khói của các nhà máy công nghiệp với đủ các độc tố tạo thành lớp mây mù bay trên bâu trời, con người sẽ hít phải khí độc đó và hơn nữa những chất thải đó sẽ làm hư hại đến tầng ô-zôn nên về lâu dài nếu cứ để tình trạng ô nhiễm khí công nghiệp xảy ra con người sẽ không có không khí để thở và cả thế giới sẽ chết ngạt. Và bệnh tật sẽ còn phát sinh hơn nữa nếu con người phải sống lâu ngày ở môi trường ô nhiễm đặc biệt là nguồn nước. Nguồn nước vô cùng quan trọng với con người: nước dùng để sinh hoạt như ăn uống, tắm giặt và dùng trong trồng trọt, cây rau của chúng ta cũng sẽ trở nên độc hại nếu được tưới tiêu bằng nguồn nước bẩn. Và còn rất nhiều thứ khác sẽ trở thành độc hại khi sử dụng chúng bằng nguồn nước bẩn.
Trong bài Thông tin về trái đất năm 2000 (Tài liệu của Sở Khoa học và Mô trường Hà Nội) nói về chủ đề Một ngày không dùng bao ni-lông. Con số mà các nhà khoa học thống kê được ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni- lông. Số lượng bao bì này quả là lớn nó sẽ gây ra những hậu quả như làm tắc cống gây ngập lụt ở các đô thị khiến cho bệnh tật phát sinh, rồi các bao bì ni-lông màu đựng thức ăn sẽ làm ô nhiễm thức ăn gây ra ung thư phổi. Như vậy ta có thể thấy bao bì ni-lống chỉ là một trong vô số loại rác thải mà đã gây ra bao nguy hiểm đối với con người, vậy nếu ta không ý thức được trong việc bảo vệ môi trường thì chính ta đang tự giết ta.
Một vấn đề nữa, nếu chặt phá rừng bừa bãi cũng sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp, đó là nạn lũ lụt hoành hành từng năm. Theo Thông tấn xã Việt Nam: 3 giờ sáng ngày 3 – 1 – 2000, một cơn lũ ống ghê ghớm chưa từng có ở Sìn Hồ đã quét qua bản Nậm Cóong, xã Nậm Coói, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, ba bản nay gần như bình địa. Lũ quét lam chết 40 người, 25 người bị thương, có 5 gia đình không còn một ai, 43 ngôi nhà và hàng trăm gia súc, gia cầm bị lũ cuốn. Toàn bộ nhà sàn của 43 hộ bị mất hoàn toàn. Lũ lớn tràn về là do rừng đầu nguồn bị tàn phá. Hậu quả của nó vô cùng khủng khiếp.
Rừng là lá phổi của trái đất, điều đó có nghĩa là rừng cung cấp cho con người khí ô-xi nhờ quá trình quang hợp của cây. Con người chỉ có thể có được không khí trong lành khi được sống giữa màu xanh của cây cối, với thiên nhiên. Đặc biệt, rừng còn là bức tường kiên cố ngăn chặn sự xâm hại của dòng nước đổ từ trên miền núi xuống miền xuôi cho nên nếu những bức tường đó bị phá bỏ thì nước lũ sẽ mặc sức đổ xuống đồng bằng, khiến cho ngập lụt xảy ra thường xuyên và thật khủng khiếp. Thiệt hại về người và của không thể tính xuể. Mặc dù biết tác hại do việc chặt phá rừng là như vậy song chúng ta vẫn thấy những kẻ điếc không sợ súng. Họ ngang nhiên chặt gỗ phá rừng, khiến cho diện tích rừng trên thế giới mỗi năm một giảm. Bạn hãy tường tượng xem nếu cứ tàn phá rừng thì đến một lúc nào đó nhìn ra xung quanh bạn chỉ thấy đất và cát đang bay mịt mù trong không khí và không khí thì thật sự ngột ngạt, nóng bức. Thế giới sẽ biến thành sa mạc khổng lồ. Con người sẽ khô cằn kiệt quệ vì nóng bức, vì thiếu lương thực bởi nắng nóng thì chẳng có cây gì sống nổi. Động vật không có chỗ trú chân, chúng sẽ tràn đến để quấy phá con người. Một cuộc sống hỗn tạp sẽ diễn ra khi trái đất lúc nào cũng nóng bỏng.
Đó chính là những tổn hại lớn do việc không bảo vệ môi trường gây ra. Như vậy các bạn có thể thấy bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng và cần thiết, bởi nó sẽ quyết định sự sống còn của con người trên trái đất. Sự sống này sẽ bị huy diệt nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.Trong những năm qua, để giải quyết những vấn đề trước mắt, con người đã không ngần ngại xâm hại đến môi trường. Thực tế đã chứng minh, những nước có nền công nghiệp phát triển là những người mà người ta làm hại nhiều nhất đến bầu khí quyển. Lượng khói bụi mà hàng ngày các ông khói nhà máy và xe cộ thải ra làm cho tầng ôzôn (tấm lá chắn) của chúng ta bị thủng. Cũng từ đó mà nhiệt độ của trái đất hàng năm cứ nhích dần lên làm cho băng ở Bắc Cực và Nam Cực tan ra. Và như thế có nghĩa là loài người sẽ đứng trước nguy cơ bị dìm trong biển nước.
Thế nhưng một thống kê khác lại cho rằng: ý thức và trách nhiệm của con người đối với môi trường ở những nước đang phát triển còn yếu kém hơn. Chúng ta hay nhìn vào chính thực tế của nước mình. Trong những năm qua, có đến hàng triệu héc ta rừng của chúng ta bị hủy hoại bởi người ta phá rừng tuỳ tiện để làm nương rẫy, để lấy củi đun. Hoặc tham lam hơn, bọn lâm tặc đã bất chấp thủ đoạn chiếm hữu hàng bạc tỷ từ việc chặt phá rừng.Mỗi người trong chúng ta luôn cố gắng để xây dựng cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn, nhà máy, trường học, bệnh viện được dựng lên. Thế nhưng, chúng ta cũng đâu biết rằng, chỉ một hành động vô ý thức nhỏ bé của mỗi người về môi trường cũng đủ làm tổn hại rất lớn đến cuộc sống mà mọi người đang đóng góp ấy.
Môi trường, đó là không khí bạn hít thở, là mặt đất bạn đứng trên, là cánh rừng bát ngát xanh, là dòng nước bạn uống... Tất cả đều thật quý giá và thân thuộc biết bao. Thật là sung sướng khi đứng giữa rừng xanh trong lành, nghe bên tai âm thanh muôn điệu của chim muông. Cuộc sống ấy quá đỗi yên bình và cũng là ước mong của con người. Thế nhưng, vì cái lợi trước mắt, mà những lười cưa sắc nhọn đã cứa vào thân gỗ. Triệu triệu cây gỗ đã bị hạ xuống, màu xanh dần mất, lũ lụt sẽ tràn về mạnh hơn, không khí sẽ không được điều hòa, ngày càng trở nên ngột ngạt. Cuộc sống bị đe dọa. Chẳng phải thế là tổn thất quá lớn chỉ vì một từ “ý thức” của mỗi người chợt bị lãng quên đi hay sao? Rồi những nguồn lợi vật chất rừng mang đến cho con người như gỗ, hương liệu, thuốc, thực phẩm cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa kia. Quế hương ta xanh đẹp là thế, giờ chỉ còn đồi trơ đất trọc, đau lòng quá thôi. Chỉ vì hành động vô ý thức, nhiều kẻ đã phá hủy tất cả những gì đẹp đẽ quý giá của rừng, những thứ con người không thể tạo ra được.
Môi trường - đó còn là bầu không khí ta thở. Cuộc sống công nghiệp hiện đại mà con người tự hào cũng là nguyên nhân làm cho khói xả của nhà máy bôc lên bầu trời, khó xả của ô tô phun liên tục đen đường phố. Bầu không gian ngột ngạt và ô nhiễm cũng đồng nghĩa với sự diệt vong của tất cả các sinh vật. Tầng ô-dôn có lỗ thủng ngày càng lớn, tia cực tím và tia tử ngoại chiếu xuống trái đất tạo ra bệnh tật, bão từ. Cuộc sống lại trở nên bị đe dọa, người thân của chúng ta có thể bị cướp đi lúc nào không biết.
“Rừng vàng, biển bạc”. Mặt biển xanh vỗ về bãi cát vàng, con sông êm đềm với con đò quê hương, dòng suối róc rách cá bơi lội tung tăng. Thử tưởng tượng xem, nếu mặt biển bập bềnh những rác, cá, ốc, sinh vật dưới hiển chết trôi, nước vẩn đục.... không còn sự trong trẻo đẹp tươi nữa. Ôi! Thật kinh khủng làm sao. Biết là con người sợ hãi cái không gian đó sao rác thải vẫn cứ trút xuống sông, đồ ăn thừa vẫn đổ cả xuống nước, rồi dầu đổ ra mặt biển. Ý thức bảo vệ con người bị giảm sút, nhiều kẻ chỉ biết lo cho bản thân mà hại cộng đồng. Họ liệu có hiểu?
Phá hoại môi trường cũng là phá hoại nền kinh tế trầm trọng. Đất bị khô cằn, nứt nẻ, mất chất dinh dưỡng làm cho cây cối trở nên khô héo, nông nghiệp sa sút. Không khí ô nhiễm, làm khí hậu theo đất ô nhiễm, rồi đây, những sinh vật trên mặt đất sẽ không còn thấy sự tươi tốt trù phú bao phủ mọi nơi.
Tất cả đều đáng sợ. Thảm cảnh đó sẽ đến với con người ta nếu thiếu đi ý thức bảo vệ môi trường. Nếu rừng đã lỡ bị hại những ai có ý thức thì đừng tiếp tục phá rừng nữa, hãy trồng thêm cây và chăm sóc rừng đi. Một người không thể làm việc quá lớn, vậy hãy bắt đầu từ việc nhỏ như: vệ sinh nhà cửa, thu gom và vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây, bảo vệ hồ, ao, sông, biển,... Điều đó, ai cũng có thể làm và nhiều việc nhỏ sẽ tích lại thành việc lớn. Thiên nhiên ban tặng cho ta những điều kì diệu nhưng cũng có thể mang đi tất cả nếu thiên nhiên nổi giận. Đừng bao giờ để điều đó xảy ra, bằng cách ý thức hành động bạn đang làm.
Hãy bảo vệ cuộc sống bằng cách giữ vững màu xanh cho môi trường, để cùng hướng tới một “hành tinh xanh mãi xanh”.
rong những năm gần đây, các hội nghị bàn về môi trường liên tục được tổ chức ở phạm vi khu vực và toàn cầu vì nạn ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết, được toàn nhân loại hết sức quan tâm.
Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Đó là một điều hiển nhiên không thể phủ nhận. Hằng ngày, qua các phương tiện thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh..., chúng ta thấy thiên tai xảy ra liên tục: bão lụt, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng kéo dài xuất hiện trên khắp các châu lục Á. Âu, Phi, Mĩ... kéo theo bao thảm hoạ không thể lường trước được. Ngay ở nước ta, hằng năm cứ đến mùa mưa là nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn, hung hãn đổ về, phá vỡ đê điều, cuốn trôi nhà cửa, mùa màng và cướp đi bao sinh mạng. Rồi núi lở, lũ bùn, lũ quét bất thần ập đến, gây ra cảnh tượng mất mát, đau thương... Đó là hậu quả của việc phá rừng vô tội vạ vì rừng bị phá đồng nghĩa với việc vành đai bảo vệ không còn nữa, con người sẽ phải thường xuyên đối mặt với thiên tai.
Do không có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường sống nên con người đã tự gây tai hoạ cho mình. Vì nguồn lợi trước mắt, không ít kẻ phá rừng, phá biển. Chặt cây lấy gỗ, tuỳ tiện mở mang diện tích trồng trọt, canh tác; đốt nương làm rẫy, săn bắn thú quý, những việc làm đó kéo dài trong nhiều năm đã làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái. Những vụ phá rừng với quy mô lớn tiêu biểu như ở Tánh Linh, Bình Thuận, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên... hay vụ cháy mấy ngàn hecta rừng nguyên sinh ở u Minh là những ví dụ điển hình.
Tục ngữ có câu: Tiền rừng, bạc biển, Rừng vàng, biển bạc... nhưng không có nghĩa rừng, biển là kho tàng vô tận. Cây chặt mãi cũng phải hết; tôm cá nào sinh sản cho kịp với kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng hoá chất của một số người tham lam, vô ý thức hiện nay? Nếu khai thác không đi đôi với gìn giữ, bảo vệ và phát triển thì hai nguồn tài nguyên lớn ấy sẽ dần dần cạn kiệt. Hai môi trường sống chính bị suy thoái thì cuộc sống con người cũng không thể tốt lành.
Nói gần hơn, cụ thể hơn là môi trường quanh ta. Hiện nay, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... ô nhiễm đã đến mức báo động. Không khí mịt mù khói xăng dầu, khói từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. Các chất độc từ khói là một trong những nguyên nhân gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, thần kinh.
Khí thải, chất thải, nước thải không được xử lí kịp thời cũng là nguồn bùng phát và lây lan bệnh dịch. Có thể nói môi trường ô nhiễm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cuộc sống và tính mạng con người nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó. Không ít người có thói xấu là vứt rác, đổ nước bẩn, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi... ra nơi công cộng, làm cho cảnh quan đô thị trở nên nhếch nhác, kém văn minh. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là rất quan trọng và cần thiết, phải làm thường xuyên, liên tục.
Nông thôn trước đây thường được coi là không gian trong lành, yên tĩnh nhưng hiện tại, với tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chóng thì những ưu điểm không còn nguyên vẹn như xưa. Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật của nông dân cũng gây ra nhiều tác hại như việc lạm dụng hoá chất, thuốc trừ sâu... trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sức sản xuất...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |