Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
05/05/2019 14:14:58

Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim

2 trả lời
Hỏi chi tiết
261
0
0
mei
05/05/2019 14:15:46
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ori
05/05/2019 14:17:25
Có thể nói, trong cuộc sống, để đi đến được thành công, con người ta cần phải có rất nhiều những yếu tố khác nhau, và một trong số đó chính là sự kiên trì, nỗ lực. Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” của ông cha ta.
Hai hình tượng “sắt” và “kim”, nếu “sắt” là một kim loại khá to, dày và nặng thì “kim” lại là một đồ dùng nhỏ bé, mỏng và sắc bén, ông cha ta cho rằng “có công mài sắt, có ngày nên kim”, tức là nếu ta cứ chăm chỉ, nỗ lực mài thanh sắt to ấy, rồi sẽ có lúc, thanh sắt ấy trở thành một cây kim mỏng manh, có thể sử dụng được. vforum.vn Sâu xa hơn, ông cha ta muốn nói về sự kiên trì, quyết tâm của mỗi người trong cuộc sống, hãy cứ chăm chỉ, nỗ kiên trì rồi ắt sẽ có ngày ta đạt được thành quả, đạt được thành công như ta mong muốn, không điều gì là không thể nếu con người ta nỗ lực hết mình.
Tại sao “có công mài sắt có ngày nên kim”? Trước hết, trong cuộc sống này, con người ta luôn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách mà có thể khiến ta nản chí hay chùn bước bất cứ lúc nào. Vậy nếu cứ nản lòng như thế, thậm chí là từ bỏ sau khi nhận thất bại, đến bao giờ con người mới có thể đạt được điều mà mình mong muốn, bước đến ánh hào quang? Hay ta sẽ cứ quay lưng lại và bước về phía bóng tối? Những lúc như vậy, điều cần thiết nhất không phải là suy nghĩ xem ta có nên dừng lại hay không mà hãy suy nghĩ rằng làm cách nào để vượt qua nó, để rồi gặt quyết tâm và đương đầu với thử thách ấy. Quá trình càng gian nan thì thành công sẽ càng to lớn. Giống như việc nhà bác học tài ba Thomas Edison phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm mới có thể nghiên cứu ra được sợi dây tóc của bóng đèn sợi đốt, hay Bác Hồ phải trải qua hàng chục năm bôn ba nơi xứ người, làm biết bao công việc khác nhau để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. SẼ chẳng có thành công nào được tạo ra nếu như không phải sức lực tạo nên nó, do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh hay trường hợp nào, sự kiên trì, quyết tâm, chăm chỉ, nỗ lực sẽ luôn là chìa khóa để đi đến đích của mỗi người.
Biết chăm chỉ, cần cù lao động, quyết tâm hành động để đạt được điều mà mình mong muốn sẽ giúp con người ta hình thành được bản lĩnh, sự tự tin, niềm tin vào chính bản thân mình, không run sợ trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào mà trong thời chiến, chính sự nỗ lực và quyết tâm của thế hệ cha anh ta cũng là một trong những yếu tố để làm nên những chiến thắng vẻ vang lẫy lừng của dân tộc. Sự run sự, tự ti , hay từ bỏ sẽ chỉ khiến con người ta không những không làm được gì mà còn mất niềm tin vào chính mình, mà một khi chính ta đã không còn tin tưởng vào bản thân mình, liệu cuộc sống sẽ còn ý nghĩa gì với ta nữa?
Vậy nên, câu tục ngữ của ông cha ta đã đặt ra bài học về việc không ngừng nỗ lực, chăm chỉ, quyết tâm dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có khó khăn đến đâu và biến nó thành hành động và hết mình vì nó,. Thực tế, kể cả khi bạn đã nỗ lực hết mình nhưng vẫn chưa thể đạt được điều mà mình mong muốn, sự hy sinh và ý chí ấy của bạn vẫn sẽ được công nhận và bạn có quyền được tự hào về chính những gì mà bạn đã làm được vì bạn đã cố gắng hết sức mình. Luôn nhớ rằng, cứ kiên trì thì thành quả sẽ đến, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đi cùng với đó cũng là cần quyết tâm, nỗ lực hết sức mình. Có thể, con người ta mới đạt được thành công.
“Trên con đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”, mà chỉ có những dấu chân hòa cùng mồ hôi, công sức, dựa trên sự chăm chỉ, bền bỉ, nỗ lực của mỗi người. Do đó, “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một bài học đạo lý thật giàu ý nghĩa và đúng đắn biết bao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo