Bài làm
Dưới địa ngục tối om, Diêm Vương đang tra hỏi các linh hồn. Một không gian lạnh lẽo và u ám đến rùng mình. Ngay cả tôi – một anh chàng trâu khá vạm vỡ lúc còn sống trên trần gian, khi xuống đây còn phải cảm thấy sợ hãi. Hai bên cửa địa ngục, quỷ đầu trâu mặt ngựa đứng đó với một vẻ mặt lạnh lùng và giữ tợn. Bỗng quỷ hô to:
– Tới lượt hồn Trâu!
Tôi bước vào mà lòng lo sợ, xung quanh tôi toàn những khuôn mặt đáng sợ! Diêm Vương với đôi mắt trợn trừng, hỏi tôi:
– Trâu kia! Hãy mau khai nguồn gốc lai lịch của ngươi!
Tôi đang mải nghĩ, bỗng giật mình khi nghe tiếng hỏi của Diêm Vương. Tôi vội cúi đầu xuống đáp :
– Dạ dạ, tôi vốn thuộc họ Bò, thuộc lớp động vật có vú. Tôi có nguồn gốc từ Trâu rừng thuần hoá. Từ xa xưa đến nay, họ nhà Trâu chúng tôi vẫn gắn bó với người nông dân Việt Nam.
Diêm Vương cúi xuống nhìn. Tôi khum người lại. Tôi rất hoang mang, chỉ sợ mình đã lỡ nói ra điều gì sai. Rồi một lúc sau, Diêm Vương nó :
– Trông thân hình ngươi to béo, vạm vỡ thế kia chắc hẳn rất khoẻ?
Tôi quýnh lên đáp lại:
– Dạ vâng Họ nhà Trâu chúng tôi ai cũng khoẻ cả, tôi tự hào về điều đó! Với bộ lông xám, thân hình vạm vỡ, bụng to mông dốc, khiến họ nhà Trâu chúng tôi có thể phân biệt được với họ nhà Bò ạ. Không chỉ có thế mà chúng tôi còn có một đôi sừng khá vững chắc hình lưỡi liềm. Và với những đặc điểm đó, chúng tôi mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả bà con nông dân nữa ạ !
– Thế ngươi hãy kể ra để ta xem có đúng là họ Trâu nhà ngươi có lợi ích không? – Diêm Vương hỏi tiếp. Tôi kính cẩn trả lời:
– Thưa vâng! Đối với bản thân tôi, đôi sừng giúp tôi tự vệ. Tuy nhiên bản chất của họ nhà Trâu chúng tôi là hiền lành nên chỉ khi thực sự cần thiết chúng tôi mới cần đến tự vệ. Còn lợi ích quan trọng nhất của họ nhà Trâu chúng tôi lại là giúp bà con nông dân cày cấy. Mỗi một ngày tôi có thể cày được từ bốn đến năm sào ruộng lớn. Không những thế mà tôi còn kéo được cả xe, xe có nặng chở cả người tôi cũng kéo được. Và đương nhiên là cả họ chúng tôi cũng đều như thế cả. Có điều, còn một lợi ích nữa, nhưng tôi sợ vô lễ nên không dám nói ra ạ.
Diêm Vướng xua tay, nói:
– Không sao, ta bỏ qua cho ngươi, ngươi cứ tiếp tục đi, ta đang nghe.
Tôi vội vàng nói tiếp:
– Vâng, thưa ngài, lợi ích mà tôi định nói tới là con người còn dùng phân chúng tôi để bón ruộng hoặc là để cho cá ăn.
Như thế ruộng mọc xanh tốt, còn cá rất béo, khiến bà con nông dân rất vui vẻ.
Nói đến đây, tôi ngừng lại suy nghĩ về những điều mà họ nhà Trâu chúng tôi có thể làm vui lòng mọi người. Dường như Diêm Vương nhìn thấy thế, ngài tiếp tục hỏi:
– Còn gì nữa không ?
Tôi liền trả lời ngài:
– Dạ, thường là trong các hội làng không thể thiếu chúng tôi được. Bởi chúng tôi là chủ chốt của hội chọi trâu diễn ra hằng năm của nhiều địa phương. Còn đối với nhiều làng làm tranh, chúng tôi thường được họ vẽ lại qua các bức tranh một cách nghệ thuật theo hướng tranh dân gian. Điều đó khiến bản thân tôi rất vui! Trong cuộc sống của người nông dân, tuổi thơ của họ thường gắn liền với chúng tôi. Vào các buổi chiều, trẻ con trong làng thường dắt chúng tôi ra đồng ăn cỏ, họ vui chơi, tắm ở ao làng là không thể thiếu chúng tôi được. Họ coi chúng tôi như những người bạn tốt và ngược lại chúng tôi cũng vậy. Không chỉ thế, họ nhà Trâu chúng tôi là một hình ảnh quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam, làng quê Việt Nam.
Lúc này, Diêm Vướng lại gật gù, rồi hỏi :
– Ngươi có ích như vậy, gắn bó với người dân như vậy sao lại bị xuống đây?
Tôi ngậm ngùi trả lời :
– Thưa Diêm Vương, tôi có tội tình gì đâu, chỉ do một phần ích lợi của chúng tôi là cho thịt mà thôi. Tôi bị con người giết thịt nên mới ra nông nỗi như thế này. Tôi cũng đành cam chịu bởi họ đã nụôi dưỡng chúng tôi bằng công sức của họ, cho chúng tôi ăn uống đầy đủ, lại chăm sóc cũng rất tận tình…
Cả Diêm phủ lúc đó im lặng hẳn đi, thế rồi Diêm Vương ra quyết định :
– Ngươi cũng rất biết điều, nhớ ơn tới công sức của người nông dân thế là rất tốt.
Tội nghiệp cho ngươi ! Ta sẽ cho ngươi kiếp sau được làm người để bù đắp việc ngươi bị giết thịt. Ngươi quả là một con vật có ích, là một người bạn tốt của nhà nông.