Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy kể lại một sự việc mà em được chứng kiến

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.272
8
2
Chu Thiên Ri ( TRang ...
08/10/2018 15:41:34
Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm.
Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lai chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc. Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫn quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
– Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủi nhật là được rỗi. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
– Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niền vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “.
đánh giá mk 5 sao nha

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
doan man
08/10/2018 15:46:18
Như thường lệ, sáng hôm ấy, tôi tung tăng cắp sách đến trường để làm trực nhật. Đang thong dong, bỗng tôi nhìn thấy một vật gì trên đường. Tôi chạy tới ngó xem. A! Đó là một ví da. Vì vội, tôi nhét luôn vào cặp. Lớp vẫn còn vắng. Tôi ngồi vào chỗ, lấy ví ra, nhét vào ngăn bàn. Mân mê cái ví đẹp, tôi chợt tò mò, không biết trong ví có gì nhỉ. Nghĩ vậy, tôi liền mỏ ví ra. Ôi! Nhiều tiền quá! Những xấp một trăm nghìn mới cứng hiện ra trước mặt tôi. Tôi run và lo sợ. Tôi thầm nghĩ: “Ai mà ẩu thế nhỉ! Từng này tiền mà để mất!” Cả buổi học hôm đó tôi không thể tập trung nghe giảng được. Tôi cứ chăm chú được chốc lát thì cái ví lại hiện ra. Cuối buổi học, tôi đi về mà lòng ngổn ngang những ước muốn, những ý nghĩ. Tôi muốn nhiều thứ lắm: nào là để dành tiền vào heo đất, nào là mua truyện tranh, mua quần áo mới và đồ dùng học tập. Bỗng, tôi thấy mình như có tội. Tôi nên mua hay nên trả lại đây. Tôi đứng sững người lại đắn đo một lát rồi nghĩ: “Chắc người mất ví này buồn lắm”. Thế rồi, tôi quyết định chạy đến đồn công an khai báo. Đồn công an là một ngôi nhà nhỏ ở góc chợ. Tuy bé nhưng đồ đạc trong phòng xếp gọn gàng, ngay ngắn. Ngồi làm việc là một chú công an chừng ba mươi tuổi. Khi tôi rụt rè bước vào, chú ngẩng mặt lên. Đôi mắt chú sáng ngời, mỉm cười hỏi:
- Có chuyện gì vậy cháu!
Lời nói âu yếm của chú làm bao âu lo trong tôi tan biến hết. Tôi lễ phép trình bày mọi chuyện. Lúc đó, có một cô gái hớt hơ hớt hải chạy vào. Mồ hôi nhễ nhại, cô kể lể với chú, mắt rớm lệ. Tôi cầm ví lên hỏi:
- Có phải ví này không cô?
Cô mừng rỡ, nét mặt hân hoan cảm ơn tôi. Cô còn cho tiền nhưng tôi đã nói:
- Không, cháu không nhận đâu cô ạ. Chỉ cần cô nhận lại được cái ví là cháu vui rồi. Nhặt được của rơi trả lại người mất là trách nhiệm của một đội viên, cô ạ. Tôi chào chú công an ra về. Tôi đi rồi mà cô gái vẫn đứng nhìn theo, mắt ngơ ngác. Còn tôi cảm thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm: Tôi đã làm được việc có ích. Cho đến giờ, mỗi lần nghe những câu chuyện nói về tấm gương người tốt việc tốt tôi lại nhớ đến lần đó. Và tôi lại mỉm cười. Kỉ niệm đó sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.
3
1
Nguyễn Thành Trương
08/10/2018 20:18:47
Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.
Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:
- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!
Chị dừng lại nhìn em:
- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.
Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:
- Ba chồng... hay chị là...
- Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?
Em reo lên:
- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.
Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:
- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!
Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:
- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!
Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:
- Sao không điện cho ba di đón?
Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:
- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?
Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:
- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.
Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.
Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư