LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu các đặc điểm chính của hoang mạc. Về mưa và bốc hơi. Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm (Tập bản đồ - Bài 19 - Môi trường hoang mạc)

11 trả lời
Hỏi chi tiết
6.189
49
19
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/10/2017 21:11:36
Cực kì khô hạn: lượng mưa trong năm rất ít, trong khi lượng bốc hơi lớn hơn. Có nhiều nơi trong nhiều năm liền không mưa, hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.
Biên độ nhiệt rất lớn: sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm rất lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
35
27
Trà Đặng
30/10/2017 21:12:56
Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm :  Ở sa mạc chỉ toàn cát và đá rất ít các loài thực vật. Đá và cát hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt rất nhanh hoàn toàn ngược lại so với nước.Ban ngày do ánh nắng mặt trời chiếu gay gắt (ở các vùng khác do hiện tượng thoát hơi nước của cây cối đã làm mát và hạn chế sức nóng khu vực xung quanh) cát liên tục nóng lên và tỏa nhiệt ra xung quanh.Về ban đêm, vì đặc tính giữ nhiệt kém sa mạc mất dần nhiệt độ và trở lên lạnh.(đối với những nơi có gây cối chúng sẽ giữ nước và bảo đảm sự chênh lệch nhiệt độ không quá cao).Ngoài ra một phần do sự chênh lệch khí áp ban đêm, ở sa mạc liên tục có gió mạnh và bầu trời thường quang mây cũng góp phần làm sa mạc thêm lạnh so với ban ngày.
23
14
Phương Dung
30/10/2017 21:14:24
Trả lời:
Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.
- Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà qua 2 biểu đồ : 
+ Hoang mạc đới nóng có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông
ấm áp (khoảng trên 10°C) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36°C). 
+ Hoang mạc đới ôn hoà có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36°C
không quá nóng (khoảng 20°C và mùa đông rất lạnh (xuống tới - 24°C.
25
11
Trà Đặng
30/10/2017 21:17:40
Về mưa và bốc hơi: Hoang mạc là vùng đất rất khô do có lượng giáng thủy thấp (chủ yếu là mưa, còn tuyết hay sương giá thì rất thấp), thường có ít lớp phủ thực vật, và trong đó có các dòng suốt khô trừ khi nó được cấp nước từ các khu vực bên ngoài. Các hoang mạc còn được mô tả là những khu vực mà nước bị mất theo phương thức thoát bốc hơi nhiều hơn so với mưa. Nhìn chung các hoang mạc có lượng mưa ít hơn 250 mm (10 in) mỗi năm. Bán hoang mạc là những vùng có lượng mưa trong khoảng 250 và 500 mm (10 và 20 in) và nếu có phủ cỏ thì được gọi là đồng cỏ khô.
24
11
Phương Dung
30/10/2017 21:20:48

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vô hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…

23
19
Trà Đặng
30/10/2017 21:22:10
Về thành phần vật liệu cấu tạo trên bề mạc :
-Một lớp cát gần bề mặt, gồm các hạt một phần được cố kết thành lớp với bề dày thay đổi từ vài cm đến vài mét. Cấu trúc của các lớp cát mỏng nằm ngang này được cấu tạo từ các hạt bụi thô và cát mịnh đến cát hạt trung, tách biệt với các lớp cát hạt thô và cuội. Những hạt lớn hơn neo các hạt khác tại và cũng có thể kết chặt với nhau tạo thành một lớp đường sa mạc nhỏ. Các vết gợn sóng hình thành trên thảm cát khi gió vượt trên 24 km/h (15 mph). Chúng hình thành vuông góc vo81i hướng gió và chuyển động từ từ trên bề mặt khi gió thổi liên tục. Khoảng cách giữa các đỉnh là chiều dài trung bình mà các hạt nhảy trong quá trình nhảy cóc. Các vết gợi sóng không tồn tại lâu và thay đổi khi hướng gió thay đổi.
-Phần lớn diện tích bề mặt của các hoang mạc trên thế giới là các đồng bằng bằng phẳng, bị phủ bởi đá được hình thành chủ yếu do gió. "Sự bào mòn do gió" là quá trình mà các vật liệu hạt min được gió mang đi liên tục. Quá trình này làm cho các vật liệu thạt thô hơn chủ yếu là cuội-sỏi với các hạt đá lớn hơn, còn sót lại, tạo thành một vùng đất bằng được phủ bởi các hòn đá tròn cạnh. Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra nhằm giải thích lý do tại sao hình thành những bề mặt đá này. Có thể là sau khi cát và bụi bị gió thổi đi nơi khác, các hòn đá bị di chuyển nhỏ vào vị trí trống đó; một cách khác là các hòn đá trước đó nằm bên dưới bề mặt bằng cách nào đó nó lộ lên trên mặt. Xói mòn rất ít khi xảy ra sau khi hình thành một lớp thảm cuội sỏi, và mặt đất trở nên ổn định. Sự bốc hơi mang hơi ẩm lên trên bề mặt thông qua quá trình mao dẫn và các muối canxi có thể kết tủa, liên kết các hạt vật liệu để tạo thành cuội hoang mạc. Cùng lúc, vi khuẩn sống trên bề mặt các hạt đá tích tụ các khoáng chất và các hạt sét, tạo thành một lớp màu nâu bóng phủ lên bề mặt các hạt đá được gọi là sơn hoang mạc
69
2
13
12
Hà Thanh
30/10/2017 21:26:46
-Lượng mưa trong năm rất ít, trong khi lượng bốc hơi lớn hơn. Có nhiều nơi trong nhiều năm liền không mưa, hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.
-Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm rất lớn
-Các hoang mạc không được cấu tạo bởi cát khác thì bao gồm chủ yếu là các đá gốc, đất khô, và nhiều dạng địa hình khác chịu ảnh hưởng bởi dòng nước như các nón phõng vật, các hố sụt, các hồ tạm thời hoặc vĩnh cửu, và các ốc đảo
​-Thực vật: Nhiều loài thực vật sa mạc đã làm giảm kích thước của lá hoặc bỏ chúng hoàn toàn. Một số thực vật sa mạc sinh hạt nằm ngủ trong đất cho đến khi có điều kiện phát triển khi có mưa. Các loài cây hàng năm như vậy phát triển với tốc độ rất nhanh và có thể ra hoa và kết hạt chỉ trong vòng vài tuần, nhằm hoàn thành vòng đời phát triển của chúng trước khi nước bị khô cạn. Đối với các loài cây lâu năm, sự sinh sản có nhiều khả năng thành công hơn nếu hạt nảy mầm ở một vị trí bóng râm, nhưng không quá gần với cây mẹ vì có sự cạnh tranh với nó
-Động vật: Động vật muốn tồn tại  thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng, thứ hai là khả năng trữ nước, vì khi mất nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng phải chết. Những loài động vật sa mạc phải đối chọi với hai khó khăn chính giữ thân nhiệt  không quá nóng và giữ đủ nước (độ ẩm). Động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong hang cát. Các động vật hoang mạc đã phải tiến hoá thích nghi với thời tiết để sinh tồn. 
22
9
Trần Thảo Hương
12/11/2017 21:02:58
* Về mưa và bốc hơi : cực kì khô hạn vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. 
* Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ( hoặc theo mùa ) : rất lớn.
* Về thành phần vật liệu cấu tạo trên bề mặt của hoang mạc : bị soi đá và cồn cát bao phủ. thực vật cằn cỗi, thưa thớt. động vật rất hiếm. dan cu chi tập trung ở các ốc đảo.
* Về thực vật và động vật : hạn chế sự thoát hơi nước. tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
​CHÚC BẠN HỌC TỐT !
4
7
NoName.111489
23/11/2017 19:03:14
cac bajn cho minh hoi la cac dac diem khac ngoai khi hau,sinh vat, hoat dong kinh te la gi vay
1
1
nguyễn bảo ngọc
01/11/2018 20:53:33
về mưa và bốc hơi:mưa rất ít hầu như không có , lượng bốc hơi rất lớn
ngày và đêm chênh lệch nhiệt độ lớn
thành phần cấu tạo nên bề mặt của hoang mạc : cát bao phủ , sỏi đá
về thực động vật: rất hiếm
+ động vật: lạc đà
+ thực vật: xương rồng và một số loài cây bụi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư