Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu cảm nghĩ của em về người phụ nữ Việt Nam trong hai tác phẩm: Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

-Câu 1: Hãy nêu cảm nghĩ của em về người phụ nữ Việt Nam trong hai tác phẩm:Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương và tác phẩm Tức nước vỡ bờ-Ngô Tất Tố.
-Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tình bạn(của bản thân với một người bạn thân khác giới) nhưng trong đoạn văn phải có việc sử dụng của dấu ngoặc đơn ; dấu ngoặc kép(mỗi dấu được xuất hiện ít nhất 2-3 lần trong đoạn).
6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.799
5
6
Trịnh Quang Đức
21/02/2018 21:06:51
Đề 1. Bánh trôi nước:
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Cô Pé Thiên Yết
21/02/2018 21:07:47
Nhà thơ Huy Cận từng viết :
” Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ “
Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:
” Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung “

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng ” Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! “, còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong Đọc Tiểu Thanh Kí ( Nguyễn Du ), các đoạn trích Chinh Phụ Ngâm ( Đặng Trần Côn + Đoàn Thị Điểm ) và Cung Oán Ngâm ( Nguyễn Gia Thiều ).
Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đnế mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.
Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong “Bánh tôi nước”, là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.
Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại “gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du “Truyện Kiều”, là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp “mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…
Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nôõinhơ nhục mà chồng nàng áp đặt.
Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ đựoc số phận của chính họ:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc “Thân em…”. Số phận người phụ nữ, lúc thì như “hạt mưa sa”, lúc thi như “tấm lụa đào”…Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi “đài các” hay lại làm lụng vất vả nơi “ruộng cày”? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ “vào tay ai”…Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ
Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thuỷ thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan – mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ). Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: “Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!”. Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương..) khi mô tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình): “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), hoặc bộc lộ những phản ứng: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”… (Hồ Xuân Hương). Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam.
4
2
Trịnh Quang Đức
21/02/2018 21:08:25
Đề 1. Tức nước võ bờ:
1. Mở bài:
Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên được các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...và đặc biệt là Ngô Tất Tố - tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Tắt đèn”. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thể hiện khá sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một người phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.
2. Thân bài:
- Vẻ đẹp của chị Dậu được miêu tả và tỏa sáng trong một hoàn cảnh đặc biệt: cuộc sống của chị, gia đình chị và nông thôn Việt Nam lâm vào bước đường cùng bởi chính sách sưu thuế bất công và sự tàn ác bất lương của bộ máy cai trị ở nông thôn. Trong hoàn cảnh ấy, chị Dậu vẫn sống với những phẩm chất trong sạch và sức sống tiềm tàng.
a. Trước hết, chị Dậu là người vợ rất mực yêu thương chồng con.
- Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay sở để cứu chồng bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần nâng giấc, vỗ về: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Chị bế cái Tỉu lo lắng ngồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Đó là cách thương yêu của một người phụ nữ luôn biết che chở và tận tụy.
- Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.
b. Chị còn là người phụ nữ biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng một tinh thần phản kháng.
- Tên cai lệ, người nhà lí trưởng xồng xộc xông vào quát tháo đòi trói anh Dậu lôi ra đình. Anh Dậu ốm yếu “ lăn đùng ra đó”. Trong tình thế ấy, chỉ Dậu chỉ có cách van xin. Chúng là “ người nhà nước” , người danh phép nước để trị những kẻ có tội mà vợ chồng chị chính là kẻ có tội. Chí Dậu “ cố thiết tha”, van xin. Tên cai lệ không nghe cứ xông đến chỗ anh Dậu, chị “ xám mặt lại” nhưng cũng chỉ dám chạy lại đỡ lấy tay hắn “hết sức lễ phép”, van xin: “cháu xin ông...” Dường như kinh nghiệm đã thành bản năng của người nông dân bị lép vế, bị áp bức nên chị biết phải nhẫn nhục. Và cũng vì tâm tính dịu dàng, mộc mạc thuộc người phụ nữ nông dân quen chịu đựng, nhường nhịn.
- Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin tha thiết của chị bằng “trợn ngược hai mắt”, quát, thét, bằng những quả bịch rất đều và bằng việc cứ chạy đến trói anh Dậu, chỉ đến lúc ấy “hình như tức quá, không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”:
+ Thoạt tiên, chị cự lại bằng lí : “Chồng tối đang đâu ốm, các ông không được hành hạ”. Kì thực chị đâu biết đến luật pháp. Chị chỉ nói cái lí tự nhiên tự nhiên, cái nguyên tắc đạo lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị lúc này không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu van xin mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
+ Khi tên cai lệ hung dữ như chó săn ấy quay lại tát vào mặt chị rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị bật dậy với sức mạnh ghê gớm, bất ngờ, nỗi căm giận bùng nổ như sấm sét, chị Dậu nghiến hai hàm răng, ném ra lời thách thức quyết liệt: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô của chị “ mày” – “bà” thể hiện sự căm giận, khinh bỉ cao độ. Không còn thái độ cúi đầu van xin, cũng không phải thái độ ngang hàng mà là thái độ của một kẻ bề trên đè bẹp hoàn toàn uy thế của mấy tên tay sai, chị ra tay với sức mạnh dường như vô địch. Chỉ một động tác “túm lấy cổ” tên cai lệ “ấn dúi ra cửa” làm hắn “ngã chổng quẻo”. Những từ ngữ miêu tả, giọng văn pha chút hài hước làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bộc lộc tình thảm hại của tên cai lệ. Tình thế đã hoàn toàn đảo ngược.
+ Đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy. Rốt cuộc tên này cũng bị chị túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
+ Vừa ra tay chị đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn thành những kẻ bị trừng trịhết sức thảm hại. Lúc xông vào chúng hết sức hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì bây giờ bộ dạng của chúng thật đáng cười bấy nhiêu.Những động từ, tính từ lấy nguyên vẹn trong khẩu ngữ bao lâu và giọng văn pha sắc thái hài hước làm cho sự miêu tả thật sống động trong khẩu ngữ bao lâu và giọng văn pha chút sắc thái hài hước làm cho sự miêu tả thật sống động đằng sau những dòng chữ thấp thoáng, ánh mắt tười cười của tác giả.
+ Hình ảnh tư thế của chị Dậu lúc này thật đẹp, một vẻ đẹp ngang tàn. Trong xã hội mà cái ác hoành hành , hành động của chị thật dũng cảm. Câu nói: “Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mã thế, tôi không chịu được...” đã chứa đựng một thái độ, một tư thế làm người không sống quỳ, sống nhục.
+ Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế “tức nước vỡ bờ” của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. “Có áp bức, có đấu tranh”, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.
=> Như vậy ở chị Dậu không chỉ bộc lộ tình thương yêu, sự quan tâm, lòng tận tuy, chị còn hấp dẫn ở tính cách vừa nền nã, vừa thẳng thắn, vừa nhẫn nhịn, vừa cứng cỏi, tất cả toát lên một cốt cách mạnh mẽ, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người phụ nữ nông dân vốn từ ngàn đời lao động và tranh đấu cho cuộc sống của mình.
c. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
- Đặt nhân vật vào tình huống có xung đột, giàu kịch tính, khiến nhân vật bộc lộ rõ nhất các nét tính cách, nhất là tính cách tiềm tàng ( ở đây là tinh thần phản kháng ).
- Miêu tả nhân vật có các mặt tính cách đối lập nhưng nhất quán. Sự nhất quán đó thể hiện ở sự thống nhất giữa các mặt: Dù nhẫn nhịn hay vùng lên đều thể hiện con người chị biết tôn trọng phép tắc nhưng biết bất bình trước sự vô đạo; biết yêu thương và biết phẫn nộ, dịu dàng và dữ dội. Vấn đề là với đối tượng nào, trong hoàn cảnh nào.
- Sự nhất quán đó phải được đặt trong hoàn cảnh có xung đột và được miêu tả hết sức chân thực, khéo léo từ thấp đến cao.
- Miêu tả được sự nhất quán khiến nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp vừa thuần chất vừa đa dạng, phong phú, như chính bản thân cuộc sống.
3. Kết bài: ( Đánh giá, mở rộng, liên hệ )
- Hình tượng chị Dậu thể hiện cái nhìn tiến bộ và nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố cùng tài năng của ông. Cuộc đời cơ cực của chị là bản án về chế độ lúc bấy giờ. Phẩm chất trong sạch, yêu thương và sức mạnh phản kháng của chị là vẻ đẹp làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm.
- Hình tượng chị Dậu là một trong hình tượng thành công, được đánh giá là bất hủ về đề tài người nông dân, cùng các nhân vật anh Pha của Nguyễn Công Hoan, lão Hạc, Chí Phèo của nhà văn Nam Cao...Chị đã đem đến cho bạn đọc thời đại sau những nhạn thức đầy đủ, sự cảm mến sâu sắc với người nông dân trong xã hội ngày xưa.
- Đặc biệt, chị Dậu còn khiến người ta nhớ đến những nhân vật phụ nữ, những người mẹ, người vợ với cuộc đời nhiều đa đoan mà phẩm giá và sức sống sáng ngời : Thúy Kiều (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du), nàng Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” –Nguyễn Dữ), bà Tú (“Thương vợ” – Tú Xương)...
- Phẩm chất truyền thống ấy sau này được phát huy khi cuộc đời và số phận người phụ nữ đã sang một trang mới, trang tự do và hạnh phúc. Như nhà thơ Huy Cận đã ngợi ca:
* Tư liệu tham khảo:
“Đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh đó là những đặc điểm có tính chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây. Cái mới của chị Dậu là sức chiến đấu mạnh khỏe lạc quan và tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù. Nhiều người đàn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu, có khi đành chịu buông tay khuất phục, nhắm mắt cho cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ thấy lăn sả vào bóng tối như mực, kiếm cách phá tung ra để tìm đường sống. Và chống trả một cách mộc mạc, hồn nhiên, không cần lí lẽ, dường như hành động quyết liệt đó, ngôn ngữ nhân vật nhuần nhị đó là sản phẩm tất yếu của một cuộc đời lương thiện vỗn đã cơ cực lại còn bị giày xéo tàn nhẫn”.
( Giáo trình “Văn học Việt Nam 30 – 45, tập 1, 1988)
“Chị Dậu là tất cả cuốn Tắt đèn. Có những lúc tôi muốn xin phép tác giả, và nếu tác giả đồng tình ( qua lớp đất nghĩa địa mà tìm cách nhắn lên cho) thì tôi lấy tên chị Dậu làm luôn tên gọi của cuốn truyện Tắt đèn: “Chị Dậu”. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt trong Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả ngọn, cả cành và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương "Tắt đèn" đó lên”.
( Nguyễn Tuân )
0
0
Cô Pé Thiên Yết
21/02/2018 21:08:52
Cùng với Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…, Ngô Tất Tố cũng là một tên tuổi tiêu biểu trong trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến tác phẩm Tắt đèn. Ông đã kể về cuộc đời của chị Dậu- một người phụ nữ nông thôn yêu chồng thương con, nhưng vì xã hội thối nát, cường quyền áp bức đã khiến cho cuộc đời của chị đầy tối tăm, tủi nhục. Nhưng chính trong hoàn cảnh bị áp bức ấy, ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. Một trong những đoạn đặc trưng đó là đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc anh Dậu – người chồng ốm yếu của chị vừa được bọn cường hào thả ra sau những ngày đánh đập vì không có tiền nộp thuế. Chị Dậu đã phải vất vả chạy ngược chạy xuôi mới có thể có đủ tiền nộp sưu cho chồng. Đến lúc đưa được chồng về, nhà cũng chẳng còn gì, mãi mới có người hàng xóm cho vay bát gạo để nấu cháo loãng cho anh ăn. Cháo chín, chị ngồi quạt cho cháo nguội rồi ân cần nâng chồng dậy ăn cháo. Trong đói nghèo khốn khó, người vợ ấy vẫn luôn yêu thương chồng da diết.
Chồng bị trói, bị cùm vì không có tiền nộp sưu thuế. Chị Dậu một mình tất tả chạy vạy mãi mà không đủ tiền. Túng quẫn khiến chị phải bán đàn chó mới sinh, bán cả đứa con đầu lòng ngoan ngoãn hiếu thảo. Cảnh đứa con cầu xin “u đừng bán con”, cũng làm người mẹ như chị đứt từng khúc ruột. Vậy mà vẫn phải bán, vì không bán thì lấy đâu ra đủ tiền mà nộp sưu cho chồng. Chị đã phải trải qua biết bao cay đắng, tủi nhục, đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt để có được đủ tiền nộp thuế thân cho chồng. Vậy mà, vừa đưa được anh chồng ốm yếu, chỉ còn thoi thóp khỏi tay bọn tay sai đi thúc thuế chúng đã lại đến đòi một khoản thuế thân vô lí – thuế của người em chồng chị đã mất từ năm ngoái.
!--> Ban đầu, khi bọn đầu trâu mặt ngựa đến, chị cũng vẫn chỉ nhẹ nhàng van xin chúng: “Cháu xin ông”, “Cháu van ông….., ông tha cho”. Chị nhẫn nhục, nhún mình để năn nỉ chúng tha cho anh. Dù sao, chị cũng chỉ là một người đàn bà thấp cổ bé họng, dù tức giận, nhưng cũng đâu thể làm gì được chúng.
Thế nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, ai cũng có giới hạn của mình. Chị Dậu cũng vậy. Khi tên cai lệ vẫn cố tình sấn đến định bắt anh Dậu đi, chị Dậu đã không còn nhún nhường trước chúng nữa, mà nâng mình lên ngang hàng với bọn tay sai: “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.” Tuy nhiên, quen thói hành hung người vô tội đã quen, bọn tay sai đâu dễ dừng tay. Chúng vẫn tiếp tục sấn đến đánh chị và muốn lôi anh Dậu đi. Tức thì, chị Dậu đã trở thành bề trên cảnh cáo lũ kẻ dưới: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Sự cảnh cáo của chị không chỉ bằng lời nói. Chị đánh lại bọn tay sai, dúi chúng, lằng chúng, xô đẩy chúng không còn một đứa nào lại được, đành lủi thủi ra về.
Ở chị Dậu, đã có một sự chuyển biến tâm lí mãnh liệt. Từ một người đàn bà nông thôn chỉ biết chăm chồng chăm con, luôn luôn khúm núm, sợ sệt lũ tay sai thúc thuế, chị đã phản kháng, đã đánh cho lũ độc ác ấy tơi bời. Có áp bức tất có đấu tranh – đó là một quy luật tất yếu mà ngàn đời nay vẫn thế. Tuy thế, nhưng hành động của chị Dậu chỉ là hành động mang tính chất bột phát, chứ không có định hướng, cũng chưa có tính tập thể, để rồi cuối cùng, chị vẫn phải vùng chạy, lao vào màn đêm đen tăm tối như chính cuộc đời của chị.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được coi là một trong những đoạn trích hay nhất của tác phẩm “Tắt đèn”. Qua đoạn trích, Ngô Tất Tố vừa bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với người phụ nữ giàu lòng thương chồng thương con, vừa muốn lên án xã hội tàn nhẫn, cường quyền áp bức khiến người dân phải vùng lên phản kháng.
1
1
1
1

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×