Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Có lẽ bạn và tôi còn có những cách hiểu khác nhau về câu châm ngôn này. Song có một điều chắc chắn là những ai đã có một thời đứng trên bục giảng dễ dàng thống nhất với nhau: người thầy trung bình hay người thầy vĩ đại ở mức độ nào đó đều dạy cho các em cách tư duy, nghĩa là giáo viên dạy cho các em cách suy nghĩ về một đơn vị kiến thức nào đó. Điều này được kiểm nghiệm rất rõ ràng trong những giờ dạy học.
Trong một tiết học nếu giáo viên quan sát thấy nét mặt học sinh luôn tươi roi rói, có những khoảnh khắc ánh mắt vụt sáng lên, đó là cao trào giáo viên đã truyền được cảm hứng cho học sinh tư duy.
Một giáo viên có thể là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ học trò mà họ không hề hay biết. Với cách giảng dạy - tổ chức chức cho học sinh tư duy, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cảm hứng cho học sinh. Và trên thực tế, đã có rất nhiều học trò thành công xuất phát từ cảm hứng của họ nhận được từ cảm hứng của giáo viên thắp sáng tâm hồn.
Trong một lần trả lời phỏng vấn của nhà báo, Lê Bá Khánh trình đã nói như sau: “Trong toán học tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hai người thầy. Người đầu tiên là thầy Trần Quốc Khải, một người rất độc lập. Lần đầu tiên tiếp xúc với những bài toán khó, lạ, chính thầy đã truyền cho tôi cách nghĩ mới, không theo khuôn mẫu. Sự phá cách hơi ngang tàng trong phong cách sống, miễn sao không ảnh hưởng đến ai của thầy cũng là một triết lý sống mà tôi thích thú”1.
Ngoài cảm hưng tư duy người giáo viên cần phải truyền cho học trò động lực. Người xưa đã nói: sông có khúc, người có lúc. Cuộc sống của mỗi người có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn. Khi cuộc sống gặp khó khăn, nếu không có động lực thúc đẩy, bạn sẽ khó có thể vượt qua. Đối với học sinh cũng vậy, những khó khăn và những thay đổi về tâm sinh lý sẽ làm cuộc sống của họ bị đảo lộn, họ luôn cần sự giúp đỡ. Đôi khi, cha mẹ không hiểu rõ nhu cầu cụ thể của con em mình và nảy sinh mâu thuẫn. Do đó, một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả là giáo viên tổ chức tiết dạy theo kiểu trao đổi, đối thoại kết hợp với các thiết bị dạy học. Qua đó, học sinh có thể cởi mở với giáo viên những khúc mắc về cuộc sống cá nhân cũng như những vấn đề về học tập. Có một số giáo viên giúp đỡ học sinh của mình thông qua việc tư vấn cho phụ huynh, giải thích những vấn đề chúng gặp phải, có như thế mới giúp cha mẹ chúng hiểu thêm về con cái của mình.
Có rất nhiều thời khắc trong cuộc đời của chúng ta in đậm dấu ấn của những người thầy. Đó là những người luôn sát cánh, dạy dỗ, chỉ bảo và cung cấp kiến thức cho bạn. Khi bạn cần được hỗ trợ về kiến thức, hay cần một lời chỉ bảo, phê bình để mình không đi sai đường, khi đó, bạn sẽ luôn cần đến sự hiện diện của thầy cô.
“Không thầy đố mày làm nên” – Thầy cô giáo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Vai trò ấy là không thể thay thế, cho dù ngày nay, nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại đã được áp dụng để hỗ trợ quá trình dạy học.Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |