Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm qua em đi nhà sách với mẹ và mua rất nhiều đồ dùng cho học tập. Nào là sách, vở, bút, thước, phấn, bảng…nhưng em vẫn thích ngắm nghía chiếc thước mà mẹ chọn nhất. Đây là chiếc thước em thấy đẹp nhất từ trước đến giờ.
Chiếc thước có màu xanh nước biển rất dịu nhẹ, nhìn rất thích mắt. Trên chiếc thước có hình một dòng sông đang chảy uốn lượn, quanh co, có một chiếc thuyền bé tý và một người chèo lái nó. Em tưởng tưởng như chiếc thước chứa cả một thiên nhiên rất đẹp, tuyệt vời. Giống như con sông quê hương em vậy.
Chiếc thước dài 30cm, có từng con số để khi em nhìn vào sẽ biết được độ dài như thế nào. Chiếc thước dẹt, khi kẻ nhìn rất rõ những đường nét. Nó được đánh số thứ tự từ 1 đến 30. Em không phải ngồi đếm xem nó có bao nhiêu ô vì nó đã có sẵn con số như thế rồi.
Chiếc thước là người bạn đồng hành của bút, vì thước và bút luôn đi liền với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Ở trên chiếc thước người ta có dán một miếng giấy nhỏ xinh, trang trí họa tiết và chừa một chỗ trống để em có thể viết họ và tên, lớp vào đó. Bởi vậy từ khi có chiếc thước em không sợ bị thất lạc nữa vì đã có tên em ở trên đó.
Các bạn ai cũng khen chiếc thước của em đẹp, vừa màu sắc dịu mắt, vừa trang trí bối cảnh thiên nhiên hiền hòa. Các bạn ai cũng muốn mượn chiếc thước này để kẻ lên những đường nét thẳng tắp ở trên quyển vở trắng tinh.
Em luôn giữ cho chiếc thước không bị dính mực ở trên, nếu có bị dính em sẽ nhanh tay lau sạch. Vì để lâu nó sẽ bám chặt không thể rửa được.
Mỗi khi em không dùng đến thước, em thường cất nó vào hộp bút xinh xinh, để cho nó nghỉ ngơi, khi có việc em sẽ dùng.
Chiếc thước là đồ dùng học tập, là người bạn thân thiết của em mỗi lần đến trường. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, bạn Lý đã tặng em ruột chiếc bút máy Hồng Hà và một cái thước kẻ. Lý là bạn thân của em, học cùng lớp cùng tổ.
Chiếc bút máy Hồng Hà trông đã đẹp, nhưng cái thước kẻ lại đẹp hơn. Bạn Lý khi đưa tặng phẩm cho em đã nói: “Đây là chiếc đũa thần bằng bạch ngọc nó sẽ gọi điểm 10 về cho Hoa, đếm không xuể…”
Cái thước kẻ dài 20cm, mỗi cạnh 0,7cm, được chế tạo bằng một thứ nhựa cứng trong suốt. Đúng là vuông thành sắc cạnh, không bao giờ có thể bị biến dạng, bị uốn cong. Hai mặt trên dưới đều có in chìm màu đen các chữ số 1, 2, 3, 18, 19, 20 và các vạch ngắn, dài để phân biệt độ dài mi-li-mét và xen-ti-mét.
Em vẫn dùng thước kẻ để kẻ lề, để gạch chân các tiểu mục, để gạch ngang trang ở phần cuối mỗi bài học về Tập đọc, về Từ ngữ, về Chính tả, về Toán! Trong những giờ học vẽ, cùng với hộp màu, cái bút chì, chiếc tẩy thì cái thước kẻ đúng là “chiếc đũa thần” như bạn Lý đã nói. Nhờ nó, mà em được những đường thẳng tăm tắp trên mỗi trang vở. Nhờ nó mà các hình vẽ trong vở được chính xác hơn đẹp hơn. Cô giáo bảo vẽ mỗi cánh bướm trang trí dài 3cm, nhờ thước kẻ, em vẽ được ngay. Cô bảo vẽ hình chữ nhật chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm, em đã dùng thước kẻ vẽ vừa đúng vừa đẹp.
Cái thước làm em hiểu rõ hơn nghĩa hai chữ “mực thước” là gì, đồng thời nó giúp em hình thành đức tính cẩn thận, chu đáo. Nhờ có cái thước mà em không dùng bút để gạch những đường cong queo vào vở, vào sách nữa.
Cái thước dài 20cm nên không để vào hộp bút như bút chì, bút máy. Nhưng nó vẫn nằm cạnh hộp bút để trong ngăn phụ của chiếc cặp. Ngày ngày nó vẫn đến trường cùng em. Nộ là công cụ đắc lực để giúp em học tập tốt
Mỗi một dụng cụ học tập như một ngón tay trên đôi bàn tay của người học sinh. Ngắm cái thước kẻ đã giúp em tính chính xác, tính cẩn thận. Nó đã gọi về cho em nhiều điểm 10 rồi đấy.
Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày tựu trường. Hai tháng hè xa bạn bè, thầy cô em nhớ lắm!
Sáng nay, em dậy thật sớm sửa soạn sách vở, đồ dùng học tập, cẩn thận bỏ các thứ vào chiếc cặp mà mẹ đã mua cho em tại hiệu sách Minh Trí ở cố đô Huế trong dịp mẹ đi học ở ngoài ấy. Chiếc cặp chưa lần nào đến lớp nhưng đã trở thành người bạn thân thiết của em từ lâu rồi. Hôm cầm chiếc cặp trong tay, em thầm cám ơn mẹ đã lo lắng chu toàn cho đứa con gái út của mẹ trước lúc vào lớp Bốn.
Mẹ đã chọn chiếc cặp thật hợp với sở thích của em, vừa vặn và xinh xắn. Nó được làm bằng chất liệu ni lông tổng hợp, màu xanh rêu, sợi tơ óng ánh như pha kim tuyến. Sờ vào, ai cũng cảm giác mát lạnh và mềm mềm như làn da của một dứa trẻ ba tuổi. Có lẽ chiếc cặp to bằng sổ ghi điểm của cô giáo, không cồng kềnh như cặp của bạn Thúy ngồi cạnh em. Phía trên là một quai xách được bện bằng sợi ni lông bền và rất chắc. Đằng sau có hai quai đeo được mắc vào những cái khóa sắt xi sáng loáng, dùng để điều chỉnh cho vừa quai đeo. Phía trước mặt có một bức tranh màu, vẽ hình một chú ếch đang ngôi trên lá sen du ngoạn ở trong đầm. Xung quanh là những đóa hoa sen hồng đang xòe cánh đón sắc nắng vàng mùa hạ. Bức tranh được lồng vào trong một ngăn bằng giấy mê ca mỏng, có khóa kéo đi, kéo lại. Ngăn này em dùng đựng tấm áo mưa.
Muốn mở cặp, em chỉ cần bấm nhẹ vào hai chiếc khóa ở nắp cặp, nó tự động mở ra nhờ một bộ phận quan trọng làm băng hệ thống lò xo, gắn giấu vào phía trong nắp cặp. Cặp có hai ngăn chủ yếu. Ngăn lớn, em dùng để những quyển sách vở trong buổi học. Còn ngăn kia nhỏ hơn, em để các đồ dùng học tập như: bảng con, tập giấy kiểm tra và hộp đựng bút cùng một số vật dụng khác. Thấy chiếc cặp của em vừa xinh, vừa gọn nhẹ lại tiện lợi nữa nên bạn nào cũng hỏi mua ở cửa hàng nào để về xin bố mẹ mua cho. Em cũng nói thật với các bạn là ở đây không có.
Mải nghĩ về chiếc cặp mà suýt nữa trễ giờ đi học, em khoác vội chiếc cặp vào vai rồi chào bố và chị Hai rảo bước đến trường trong lòng rộn lên một niềm vui khó tả.
Bước vào năm học mới, bố mua cho em một chiếc cặp sách ở quấy đồ dùng thiếu nhi. Từ buôi đầu khai giảng, chiếc cặp đã là người bạn nhỏ đáng yêu của em.
Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều dài của cặp khoảng hai gang tay người lớn, chiều ngang của cặp khoảng một gang rười, đáy cặp rộng đến gần một gang tay của em. Cặp của em là loại cặp học sinh làm bằng giả da màu xanh da trời. Mỗi lần xoa tay lên mặt cặp mịn và láng bóng ấy, em cảm thấy mát và trơn, thích thú vô cùng. Đường khâu xung quanh cặp làm bằng chỉ dù màu đỏ, mũi khâu đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền ni lông màu trắng táng thêm vẻ duyên dáng cho chiếc cặp. Phía trên có một quai xách to bằng nửa cổ tay em, cong cong hình cầu vồng được đính chặt bằng hai chiếc đinh dẹp. Quai đeo ở sau lưng được may bằng vải ni lông to bản trơn như loại dây dù, rất chắc chắn. Em thử đeo chiếc cặp lên vai, đứng trước gương ngắm nghía, trông em thật chững chạc và khỏe mạnh. Mặt trước của cặp là một cái ngăn bằng tấm mê ca mỏng, phía trong là bức tranh hai chú gấu Misa đang dắt tay nhau đi trên hò phố tấp nập người qua lại. Em dùng tay ấn lên hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang chăm chú nhìn em. “Tách! Tách!” Âm thanh phát ra từ ổ khóa nghẹ thật vui tai. Nắp cặp được mở, lộ ra hai ngăn được lót bằng những mảnh vái nỉ mềm, mỏng với những đường sọc vằn như những nét hoa văn trang nhã. Ngăn cặp thử nhất, em đựng sách vở. Ngăn thứ hai, em đựng các đồ dùng học tập như: hộp bút, thước kẻ, ê ke đo độ, bảng con, bông bảng, tập giấy kiếm tra in sẵn…
Hàng ngày, cặp theo bước chân em tung tăng đến trường, đến lớp và ngồi yên lặng trong ngăn bàn theo dõi em học tập. Về đến nhà, em nâng niu chiếc cặp một lúc rồi mới để vào chỗ quy định. Em coi chiếc cặp như người bạn thân thiết của mình. Em giữ gìn chiếc cặp rất cẩn thận, không để bụi bẩn bám vào và thường xuyên lau chùi bằng một chiếc khăn mùi soa mềm để giữ cặp được bền.
Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.
Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc, chị học ở tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kỳ II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã, sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng. Tất cả đều dồn vào cặp. Nước mưa thấm vào làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ nhà lồng thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, để nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.
Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp!
Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tông hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lảm xen-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xen-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khóa móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhô lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mê ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tàng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.
Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.
Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.
Cả nhà em chỉ có một chiếc đồng hồ và đấy là chiếc đồng hồ để bàn. Từ mấy măn nay nó vẫn đứng ở một góc bàn nước, phía trước chân thờ, ngay gian giữa của ngôi nhà ba gian 2 trái bằng gỗ.
Chiếc đồng hồ đó do Việt Nam sản xuất, dài và dày mình, cầm hơi nặng tay. Bố em mua nó trong một lần về họp ở Hà Nội, cách dây đã hơn ba năm. Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ vàng. Phần nhựa ít trầy xước nhưng phần mạ vàng đã bị hoen, tróc. Nó đứng bằng ba chân, hai chân trước mạ vàng còn chân sau bằng nhựa. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên phải một ô vuông mạ vàng có bảng số chỉ ngày. Quanh ô vuông là trang trí mạ bạc. Bên trái là phần chính , lớn hơn,gồm một vòng 12 con số, từ số 1 đến số 12. Ba chiếc kim có độ dài ngắn khác nhau,và tốc đọ di chuyển khác nhau. Kim giây mảnh mai, màu đỏ quay liên tục Kim phút to hơn nhưng ngắn hơn, lúc lúc mới nhích một bước ngắn. Kim giờ tưởng như không chạy nhưng vẫn thầm lặng quay chậm chạp. Bác đồng hồ đứng đấy, im lặng theo dõi mọi người, im lặng ngắm nhìn căn nhà. Tiếng tích tắc đều đặn lúc vắng vẻ nghe rất rõ, lúc đông người tèo chuyện thì hầu như bị chìm đi. Thế nhưng lúc nào cũng vậy dù ngày hay đêm, bác vẫn cần mẫn làm việc. Ai cần đến bác thì có mặt ngay. Mỗi sáng, vào lúc 6 giờ, bác reng reng một hồi dài gọi cả nhà thức dậy, tiếng bác đnah gọn, thanh thoát, hối hả thúc giục … Mỗi ngày bác chỉ cần lên giây một lần, vào một giờ nhất định. Em thường xuyên lo công việc đó và hầu như không bao giờ quên.
Có bác đồng hồ, em đi học đúng giờ, bố đi làm đúng giờ còn mẹ em biết lúc nào cần thổi cơm..Cả nhà đều quý bác và giữ gìn bác cẩn thận.
“Be bé bằng bông. Hai má hồng hồng. Ôi, bé đáng yêu của chị, ngủ ngoan nào.” Tôi hát chưa hết bài mà bé đã ngủ. Các bạn biết đó là ai không? Đó chính là búp bê của tôi đó.
Ôi, búp bê thân yêu của tôi mới xinh làm sao! Bé là món quà của mẹ tặng cho tôi nhân dịp sinh nhật lần thứ 8. Tôi thích quá, đặt ngay cho bé cái tên nghe rất Tây: An – na. Bởi vì An - na có mái tóc xoăn màu vàng hung, cái môi thì đỏ chon chót chum chúm cười. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới chín. Nếu là bạn, chắc bạn cũng phải thơm vào má bé An – na của tôi đấy. An – na không cao lắm, hơn 3 năm rồi mà bé chẳng nhớn chút nào cả, chỉ cao bằng cái phích nước nhà tôi thôi. Bé có làn da màu hồng nhạt, với đôi tay mềm mại, chũn chĩn, ai nắn cũng cảm thấy thinh thích. Bố tôi bảo đó là cao su dẻo nên nó mơi mềm mại như vậy.
Búp bê An - na của tôi biết hát nữa đấy. Khi tôi à ơi vỗ nhẹ vào sau lưng bé. “ Bé hát cho chị nghe nào”, một bài hát mừng sinh nhật lại vang lên. Tôi vỗ lại là bé ngừng hát ngay. Bé đứng được đấy, Đôi chân bé đeo một đôi giày nhựa màu trắng thật xinh. Bé thích mặc chiếc váy màu xanh dương, trông bé cứ như công chúa trong cung điện lộng lẫy. Hè vừa rồi, chị em tôi đã mấy lần may cho An – na váy mới nhưng xem ra An – na không thích những cái váy đó. Em vẫn mặc chiếc váy màu xanh dương kia thôi. Vì nó hợp với em hơn.
Khi bé ngủ, hai mắt bé nhắm nghiền lại. Bé ngủ thật ngon lành. Tôi nhẹ đắp chăn cho bé. Bé vẫn mỉm cười, hình như bé đang mơ một giấc mơ đẹp. Khi tỉnh giấc, bé
đứng thẳng lên, toét miệng cười, đôi mắt màu xanh , tròn , mở thật to nhìn tôi trìu mến. “ Bé ngoan của chị, sao cứ nhìn chị thế!”.
Từ ngày có bé An – na, sau những giờ học căng thẳng, tôi lại dành thời gian chơi với búp bê An - na. Lúc tôi chải đầu cho bé, lúc tôi may áo cho bé, lúc tôi nói chuyện vui buồn cùng bé. Bao giờ bé cũng chỉ cười. Một hôm, bà tôi bị ốm phải đi viện, tôi hỏi An – na: “Em có thương bà của chị không?” Bé chỉ cười, tôi giận bé, vứt bé lên nóc tủ. Nhưng tôi thấy mình thật quá quắt. Tôi nghe thấy An - na khóc. Ấy vậy, tôi lại ôm bé vào lòng: “Chị xin lỗi, từ nay chị không bỏ em nữa”.
Đấy búp bê An – na của tôi là vậy đấy. Dù đi xa tôi vẫn nhớ cái miệng tươi cười và ánh mắt thơ ngây của bé. Nó là niềm vui của tuổi thơ tôi. Tôi luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận chẳng để bẩn đâu. Búp bê An – na ơi, em mãi vui vẻ và hồn nhiên , có những ước mơ đẹp của tuổi thơ cùng chị nhé.
Đã là trẻ con thì ai cũng phải có đồ chơi. Còn tôi, tôi có cả một thế giới đồ chơi búp bê, gấu bông, xếp hình…Nhưng đồ chơi mà tôi thích nhất là một chú gấu bông tên là Mi – lu. Đó là quà của mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật.
Chú có một bộ lông trắng muốt điểm thêm mấy mảng màu hồng. Chú trông rất xinh và ngộ nghĩnh. Chú cao chỉ bằng đầu gối em (tôi), nhưng được nhồi rất nhiều bông nên lúc nào trông cũng mũm mĩm.
Đôi tai của chú giống như hai cái nấm dựng lên. Cặp mắt của Mi – lu đen láy. Cái mũi xinh xinh được gắn trên chiếc mõm nhỏ xinh. Ôi, khuôn mặt đó mới xinh làm sao.
Cổ chú đeo một chiếc vòng hoa do chính tay tôi làm và đeo vào cổ chú. Cái vòng có rất nhiều màu sắc: đỏ, hồng, vàng…Ở giữa đính một viên kim cương, hai cánh tay chú thì lúc nào cũng dang ra như đòi bế.
Hôm nào đi học về, điều đầu tiên tôi làm là chạy thật nhanh vào phóng bế chú lên và cọ cọ vào cái mũi của chú. Trời đã trở rét mà chú vẫn chưa có quần áo ấm để mặc nên tôi đã xin mẹ một ít vải rồi may cho chú một đôi tất màu hồng.
Tôi còn may cho chú một cái áo khoác để chú có thể đi dạo với tôi trong những ngày mùa đông lạnh buốt. Trông chú cũng điệu lắm chứ.
Tôi rất yêu chú. Trong giấc mơ, tôi đã mơ thấy Milu nói với tôi rằng: “Chị ơi, em muốn sống với chị suốt đời”.
Để chuấn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.
Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIÊNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các bạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài trồng lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ "Tuần 19" và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.
Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giốngnhư chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.
Chiếc bút (viết) máy, một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh.
Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.
Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp dẹt cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.
Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.
Chiếc đồng hồ xinh xắn để trang trọng trên bàn học tại gia đình là quà tặng sinh nhật mẹ mua cho khi em vừa tròn 9 tuổi.
Chiếc đồng hồ vỏ bằng nhựa màu mận đỏ thẫm, mặt kính hình vuông. Các vạch phút, các con số chỉ giờ được bố trí trên đường tròn. Dưới con số12 có hình vẽ trăng lưỡi liềm. Có 4 chiếc kim, to nhỏ, dài ngắn, màu sắc khác nhau. Kim ngắn nhất, to nhất chỉ giờ. Kim chỉ phút dài hơn, thanh mảnh hơn. Đầu kim giờ, kim phút có vệt lân tinh màu xanh nước biển để có thể nhìn rõ được trong đêm tối. Kim giây dài nhất đen nhánh, thon dài như cái tăm, lúc nào cũng cần mẫn chuyển động theo vòng tròn. Kim chuông báo thức màu rêu, dài hơn kim giờ một tí, nhỉnh hơn kim giây. Bốn chiếc kim đính chung vào một cái chốt nằm giữa tâm vòng tròn; cái chốt đen nhánh xinh xinh như một cái cúc bằng kim cương, óng ánh.
Phía sau mặt đồng hồ là một buồng máy hiện rõ trên vách nhựa trong, một cái khoang lắp pin tiểu "Con Thỏ". Có 2 cái núm bằng 2 chiếc cúc bạc để điều khiển giờ, phút và chuông báo thức. Có một gạt nhỏ bằng nhựa trong suốt để định giờ cho chuông reo. Cái Lý con chú Tâm học lớp 5 vừa bày cho em cách lắp pin, cách điều chỉnh giờ phút, cách dùng chuông báo thức. Nó chê em là nhà quê, dễ ợt mà chẳng biết. Không biết, hỏi, có chi mà tự ái, em nghĩ thế! Trước đây, gia đình em cũng có một cái đồng hồ "Ba con mèo" nhưng lâu nay nó hay giở chứng, như con bò già ì à ì ạch, có hôm chạy chậm đến nửa tiếng. Từ ngày có cái đồng hồ điện tử báo thức ngồi chễm chệ trên bàn học, em đến trường rất chủđộng. 6h30' mỗi sáng, em khoác ba lô sách vởlên vai, đội mũ lên đầu, chào ông bà, chào bốmẹ, em đi bộđến trường. Chiều nào cũng 13h30' em đi đến lớp.
Chưa bao giờđến muộn như một vài bạn khác. Việc học tập ởnhà, em làm đúng giờ bố mẹ dặn: 19h-21h30' học bài, làm bài. 21h45' đi ngủ. 6h nghe chuông reo, em thức dậy, rửa mặt, đánh răng, ôn lại bài độ10-15 phút , rồi chuẩn bị đi học.
Chiếc đồng hồ báo thức nhỏ bé đối với em vô cùng thân thiết. Nó rèn luyện cho em đức tính chu đáo, khoa học trong cuộc sống, học tập, nghỉngơi và vui chơi hằng ngày. Em không còn phải chạy táo tác sang nhà chú Hy hỏi giờ như mọi khi nữa.
Chiếc đồng hồ là quà tặng, chứa đựng bao tình thương của mẹ: "Lan ơi! Con gái mẹ, ngày mai bước sang 10 tuổi rồi đấy nhé". Mẹ vừa nói vừa ôm con gái bé bỏng vào lòng. Có nhiều hôm giữa đêm khuya thanh vắng, nghe tiếng kêu "tích tích", đều đều, em tưởng như cái đồng hồ nhỏ bé đang thầm với em: "Cố gắng! Cố gắng!" Mỗi sớm, trong tiếng gà gáy lao xao gần xa, tiếng chuông đồng hồ reo, đối với em đó là khúc ca bình minh, là hành khúc lên đường.
Nhiều lúc, ngắm chiếc đồng hồ bé nhỏ thân yêu, em khẽ thốt lên: "Chú mày ơi, ta yêu chú mày lắm! Chú mày vừa bảo cho ta biết: giờ còn quý hơn vàng bạc!...".
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |
Thưởng th.11.2024 |
Bảng xếp hạng |