Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

05/12/2017 18:15:11

Hãy tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với Vũ Nương (Nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) ở dưới thủy cung. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
28.795
65
17
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
05/12/2017 19:16:42
Mk chỉ có dàn ý thôi nha 
I. Mở bài: Giới thiệu tình huống em gặp gỡ nhân vật Vũ Nương và được Vũ Nương kể lại câu chuyện cuộc đời mình.
II. Thân bài: 
- Ấn tượng của em khi gặp Vũ Nương: nhan sắc, đức hạnh.
- Vũ Nương kể câu chuyện đời mình. Trong câu chuyện, cần làm rõ các ý:
a. Vẻ đẹp của Vũ Nương
+ "tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp".
+ Với chồng:
- Trương Sinh có tính hay ghen. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng bất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu bình an trở về. Nàng xem trọng hạnh phúc gia đình hơn giàu sang tiền bạc.
- Sau khi Trương Sinh đi lính, nàng ở nhà sinh con và nuôi con một mình, chung thủy chờ chồng
Với vai trò làm vợ, Vũ Nương thể hiện phẩm chất chung thủy, đảm đang.
+ Với mẹ chồng:
- Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
- Khi bà cụ mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Lời nói của bà cụ trước khi mất là ghi nhận công lao của nhà chồng đối với nàng: “ Sau này… chẳng phụ mẹ’.
- Với mẹ chồng, Vũ Nương thể hiện người con dâu hiếu thảo.
+ Với con:
- Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, thương con, Vũ Nương đêm đến chỉ bóng mình trên vách bảo với con là cha Đản, những mong được bù đắp tình cảm nhưng không ngờ đó là lưỡi dao oan nghiệt dẫn đến bi kịch của nàng.
- Tóm lại, mặc dù sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Nương đã hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của người mẹ, người vợ,người con dâu. Vẻ đẹp tâm hồn nàng tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Lẽ ra, nàng phải được hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
b. Bi kịch của Vũ Nương.
- Nàng bị chồng nghi là thất tiết ( không chung thủy), mắng nhiếc và đánh đuổi đi. Không thể thanh minh nỗi oan khuất, Vũ Nương nhảy xuống bến Hoàng Giang tự tử những mong lấy dòng nước trong xanh để minh oan cho mình.
c. Nguyên nhân bi kịch của Vũ Nương.
- Nguyên nhân trực tiếp là Trương Sinh. Tuy con nhà hào phú nhưng ít học, đa nghi, hay ghen lại phải đi lính xa nhà, nghe lời đứa trẻ lên ba ( mà lời đứa trẻ lại đầy những dữ liệu nghi ngờ) vì thế tính hay ghen bùng lên không gì dập tắt được. trương Sinh hiện thân cho chế độ nam quyền.
- Nguyên nhân gián tiếp: chiến tranh phong kiến ngăn cách lứa đôi, đẻ ra bao nhiêu bi kịch. Người phụ nữ bao giờ cũng chịu thiệt thòi nhất.
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em qua cuộc gặp gỡ đó

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
65
21
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
05/12/2017 19:17:38
Đề này hơi khó
Sao bạn không thử đề này Kể lại một giấc mơ em thấy mình gặp gỡ một nhân vật trong Chuyện người con gái Nam Xương

Gặp mộng trong giấc ngủ chắc ai cũng đều từng trải qua. Ngoài những cơn ác mộng khiến người ta muốn quên ngay đi hoặc những giấc mơ nhỏ nhặt chóng vánh không làm con người bận tâm đến thì có những giấc mơ đẹp, cứ đọng mãi trong lòng ta. Tôi cũng có một giấc mơ thật thú vị. Đó là buổi gặp gỡ bất ngờ với chàng Trương Sinh trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Dẫu biết là giấc mơ nhưng vẫn bồi hồi xao xuyến khi kể lại cho người thân nghe.

Trong giấc mơ tôi thấy mình đang lang thang dọc dòng sông lạ. Gió sông thổi thốc vào đem theo cái lạnh gai gai. Hàng phi lau bên sông chứ rập rờn ngả nghiêng theo gió. Nắng đã nhạt, hắt màu hồng tím hoàng hôn lên cảnh vật ven sông mang sắc buồn man mác. Tôi rảo bước nhanh tìm người hỏi thăm đường. Bến sông giờ này cũng vắng quá. Tôi đang hoang mang thì kịp nhìn thấy một đứa bé trai khoảng ba tuổi chơi đang nhoài mình ra mé sông để bắt bướm thì chới với, nên vội chạy đến đỡ em. Vừa lúc đó có một người đàn ông chạy đến nhận là cha đứa bé, cảm ơn tôi rối rít . Anh mời tôi một bát chè nóng của một quán ven sông. Bà chủ quán biết chuyện thằng bé té vội càu nhàu anh ta:

- Cậu Trương Sinh cũng lạ, vợ đã mất rồi, mà cứ buồn lo như thế, làm sa o chăm sóc tốt bé Đản chứ!

Tôi há hốc mồm tưởng mình nghe nhầm. Chẳng lẽ đây là nhân vật trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”? Vài câu đưa đẩy, Trương Sinh bùi ngùi kể lại cụ thể về gia đình mình,

Tôi tên Trương Sinh. quê ở Nam Xương, thuộc gia đình hào phú. Vợ tôi vốn người cùng làng, tên là Vũ Thị Thiết, tính thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Biết tính tôi hay đa nghi, lại phòng ngừa quá mức, nên Vũ Nương rất ý tứ, giữ gìn khuôn phép không để gia đình thất hòa.

Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tôi do thất học nên bị gi tên trong sổ lính đi vào loại đầu. Nghe tin này, lòng tôi đầy lo âukhigia đình neo đơn, mẹ thì già yếu, vợ lại mang thai gần đến ngày s inh nở? Nhưng rồi ngày lên đường cũng đến. Trong buổi tiệc tiễn đưa, mẹ nhắc nhở tôi phải biết giữ mình làm trọng, thấy khó nên lui, lường sức mà tiến. Còn Vũ Nương thì rót rượu đầy, cất lời thiết tha:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về, chàng mang theo hai chữ bình yên, thế cũng đủ rồi.

Lời nói đầy tình nghĩa của nàng khiến mọi người trong buổi tiệc đều xúc động. Tiệc tiễn vừa tàn, tôi đành rứt áo lên đường. Cảnh vật như cũng nhuốm buồn theo con người trong buổi chia li.

Ở chiến trường, tôi trải qua nhiều nguy hiểm, gian khổ. Thế giặc quá mạnh, quân triều đình tổn thất nhiều, có lúc tôi suýt chết trong gang tấc. Nhưng lòng tôi luôn hướng về quê nhà. Mẹ tôi khỏe không? Vợ tôi sinh con trai hay gái? Đứa con có giống tôi không? Chao ôi, tôi mongchiến tranh mau chấm dứt để tôi trở về phụng dưỡng mẹ già, sum hợp vợ con, tôi khát khao biết bao hạnh phúc làm cha, được bế đứa con đầu lòng yêu quý của mình!

Rồi chiến tranh cũng kết thúc, quân giặc bó tay chịu hàng. Về đến nhà, Trương tôi được biết mẹ đã mất, con thơ vừa tập nói. Tôi hỏi mồ mẹ và bế đứa con nhỏ đi thăm. Nó cứ quấy khóc, tôi dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về nghe tin bà mất, lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Lời nói của bé Đản làm tôi sửng sốt:

- Ô hay, thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi vội gặn hỏi thì bé Đản trả lời:

- Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả!

Nghe đến đây, tim gan tôi sục sôi, lửa giận bốc lên. Tôi ở chiến trường quá gian khổ, luôn thương nhớ gia đình, vậy mà vợ tôi lại thất tiết, lén lút tư tình với người khác. Tôi chạy vội về nhà, mắng nhiếc nàng, la um lên cho hả giận.

Vợ tôi nước mắt đầm đìa, phân trần, gặn hỏi nhưng tôi cố giấu lời nói của bé Đản. Bởi tôi nghĩ " đi hỏi già, về hỏi trẻ", lời nói của con thơ đáng tin hơn chứ. Hàng xóm qua khuyên can, bênh vực Vũ Nương, bảo rằng lúc tôi đi lính, nàng ở nhà rất hiếu thảo với mẹ chồng, khi mẹ tôi bệnh thì nàng hết lòng chăm sóc, thuốc thang, khi mẹ tôi mất thì nàng lo ma chay chu tất, một mình vất vả nuôi dạy con thơ nhưng tôi vẫn không tin , một mực kết tội và đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Sau đó nghe tin nàng tự vận ở sông Hoàng Giang, tôi cũng xót thương,cho người tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu.

Một hôm cùng con ngồi bên ngọn đèn, đứa con nhỏ chỉ vào bóng tôi và nói:

- Cha Đản lại đến kia kìa!

Trời ơi, thì ra người hay đến đêm đêm chính là cái bóng của Vũ Nương dỗ con khi con khóc đòi cha. Vậy mà tôi đã nghi oan cho người vợ hiền. đẩy nàng vào chỗ oan khuất phải tự vận. Chính thói hồ đồ ghen tuông của tôi đã phá tan hạnh phúc gia đình. Không ai lên án tôi nhưng tôi biết lương tâm tôi sẽ giày vò tôi suốt đời. Sự sai lầm của tôi đã phải trả giá quá đắt.

Sau này có một người tên Phan Lang, người cùng làng đã gặp nàng ở Thủy cung, nàng có nhắn tôi lập đàn giải oan, nhưng nàng không thể quay về trần thế được nữa.

Tôi nghe xong, cảm thấy xót xa vô cùng. Lúc học bài, tôi chỉ ghét chàng Trương đã làm khổ người vợ hiền dẫn đến cái chết oan ức cho nàng. Nhưng giờ nhìn cảnh ngộ gà trống nuôi con với nỗi đau cứ gặm nhấm tôi thấy chàng cũng đáng thương. Bởi suy ra chàng cũng là kết quả của xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ ấy tác động đến,

Tính nói vài lời an ủi tự nhiên tôi không thấy chàng đâu cả, đang xoay người tìm kiếm thì mẹ gọi giật dậy để đi học tôi mới biết mình nằm mơ

Dù tôi đã được học Chuyện người con gái Nam Xương của nhà văn Nguyễn Dữ, nhưng cuộc gặp gỡ với chàng Trương trong giấc mơ đã để lại ấn tượng sâu sắc, hiểu thêm các nhân vật trong truyện và bài học quý báu về hạnh phúc gia đình. Cảm ơn giấc mơ, cảm ơn nhân vật Trương Sinh!

18
12
NoName.335777
01/10/2018 20:23:22
Viết mở bài theo 3 cách về đề bài sau:
trong giấc mơ em gặp được vũ nương bên sông hoàng giang trước lúc tự tử
17
18
đỗ phi:3
23/10/2018 21:07:13
Tôi tên là Vũ Nương, quê ở Nam Xương. Mọi người trong làng yêu mến thường khen tôi là nết na, thuỳ mị, xinh đẹp. Họ cầu mong cho tôi sẽ lấy được một người chồng xứng đáng và được hưởng hạnh phúc. Tôi đã gặp và thành vợ chàng Trương. Chàng rất mực yêu thương tôi, nhưng lại cũng rất đa nghi. Biết vậy, tôi cố gắng từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động đều giữ đúng khuôn phép nên gia đình luôn được êm ấm.
Cuộc sống của tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, chồng tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn chồng ra biên ải, lòng tôi trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nghĩ chàng phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật, việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, lòng tôi thương chàng vô hạn. Tôi không mong chàng lập công để được ấn phong hầu mà chỉ mong chàng bình an trở về là tôi đã thoả nguyện. Giờ phút chia tay đã hết. Chàng dứt áo ra đi, tôi thẫn thờ dõi theo bóng chàng, mắt nhoà lệ, lòng tái tê chua xót.
Ngày tháng khắc khoải trôi qua. Trong lòng tôi, mùa xuân tươi vui bướm lượn đầy vườn ; hay mùa đông giá băng ảm đạm, mây che kín núi cũng chỉ là một, bởi nỗi nhớ chàng luôn đằng đẵng, thường trực trong lòng. Đến kì sinh nở, tôi sinh được một bé trai và đặt tên cháu là Đản. Nhưng mẹ chồng tôi, vì nhớ thương con mà ốm đau mòn mỏi. Tôi đã hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng mẹ dành cho chồng tôi, xót thương mẹ vô hạn, tôi đã lo ma chay chu tất cho mẹ.
Sau bao nhiêu chờ đợi mỏi mòn, nhớ thương khôn xiết, cuối cùng Trương Sinh đã trở về. Tôi vô cùng sung sướng và hạnh phúc. Nhưng cuộc đời, có ai mà đoán trước được số phận. Chàng về tới nhà, biết mẹ đã qua đời liền bế con đi viếng mộ mẹ. Lúc trở về, chàng bỗng dưng nổi giận la mắng om sòm. Chàng cho rằng tôi đã phản bội chàng, không giữ tình yêu chung thuỷ với chàng. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Nước mắt tôi ứa ra. Tôi vừa khóc thổn thức vừa giải thích : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thành, tha thiết cũng không làm chàng tin. Hàng xóm thương tôi cũng bênh vực và biện bạch giúp nhưng rốt cuộc chẳng có kết quả gì. Chàng mắng nhiếc tôi thậm tệ rồi đánh đuổi tôi đi. Lòng tôi đau đớn, xót xa, cay đắng đến tuyệt vọng.
Tôi đã nương dựa vào chàng những mong có một gia đình đầm ấm, hoà thuận, hạnh phúc. Nhưng giờ đây, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ. Dù vẫn thương chồng, thương con tha thiết, nhưng tôi đâu còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Nghĩ vậy, tôi bèn tắm gội sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng : "Con duyên phận hẩm hiu, bị chồng con ruồng bỏ. Nếu con giữ gìn trinh tiết mà bị oan thì khi thác xuống xin được làm Mị Nương hoặc cỏ Ngu mĩ. Nếu con phản bội chồng con thì chết đi xin làm mồi cho cá tôm, diều quạ và chịu để mọi người phỉ nhổ". Sau đó, tôi gieo mình xuống sông tự vẫn. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho tôi nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.
Xuống thiên cung, tôi gặp lại Phan Lang - người cùng làng. Nghe Phan Lang kể gia cảnh chồng con tôi, nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt, lòng tôi xót thương, ai oán. Được biết chàng Trương đã hiểu dúng ngọn ngành sự việc và vẫn thương nhớ tôi, tôi rất vui, bối rối nhưng lại cũng cảm thấy tủi cực bởi mình vẫn chưa được minh oan. Khi Phan Lang trở lại trần gian, tôi bèn gửi cho Trương Sinh một chiếc hoa vàng và nhắn chàng nếu còn nhớ tới chút tình xưa nghĩa cũ xin lập một đàn giải oan ở bến sông, tôi sẽ về. Trương Sinh liền làm theo. Tôi ngồi trên kiệu hoa về gặp chàng. Thấy tôi, chàng vội gọi. Nhìn chàng và nghe tiếng chàng gọi, lòng tôi bồi hồi, xót xa khôn xiết. Nhưng giữa chúng tôi đã có một khoảng cách không sao hàn gắn được. Tôi cũng đã thề với đức Linh Phi nên không thể trở về nhân gian được nữa. Tôi tạ ơn chàng đã lập đàn giải oan rồi quay lại thuỷ cung dù trong lòng còn bao lưu luyến cõi trần

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×