Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của việc tự học của học sinh hiện nay

1. hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của việc tự học của học sinh hiện nay
2. hiện nay một số học sinh không có ý thức tự học khoảng một trang giấy trình bày tác hại của hiện tượng này
4 trả lời
Hỏi chi tiết
454
0
0
Duy Ngoo
21/01/2019 23:06:06
1.
Trong học tập, mỗi người đều có một cách học riêng, phù hợp với điều kiện và khả năng của mình. Thế nhưng, cách học hiệu quả nhất là tự học. Chỉ có tự học mới giúp chúng ta dễ dàng tiếp thu và hiểu sâu sắc kiến thức một cách chủ động và dễ dàng nhất.
Như ta đã biết, học là quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kỹ năng do người khác truyền lại. Thế nhưng, ngoài ý nghĩa đó, tự học còn là sự chủ động suy nghĩ, tự khám phá, nghiên cứu các kiên thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Kiến thức không của riêng ai nhưng muốn biến thành kiến thức của riêng mình phải đào sâu suy nghĩ. Nếu như suy nghĩ hời hợt thì sẽ không hiểu rõ, không nắm chắc bản chất của vấn đề, sau một thời gian sẽ quên mất. Chính vì vậy, khi học phải cố gắng tìm hiểu cốt lõi của kiến thức. Chính quá trình tìm tòi, khám phá vấn đề đến tận gốc rễ đó sẽ giúp cho kiến thức thu nhận được in sâu trong trí nhớ. Có rất nhiều cách tự học nhưng bất cứ các cách tự học nào thì cũng bao gồm các khâu tìm tòi kiến thức, suy nghĩ, đồng thời phải biết áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Có thể tự học qua sách, báo, qua nghe giảng, qua các bài tập, qua học thuộc lòng, qua thực tế. Sách báo chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống và trong học tập. Học qua sách báo có nghĩa là thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mà sách báo mang lại cho ta. Tự học còn thể hiện qua cách nghe giảng bài. Nghe giảng không đơn thuần chỉ là nghe giảng rồi chép vào vở rồi bỏ đấy mà khi nghe giảng còn phải hiểu và nắm vững vấn đề. Có thể tự đặt ra các câu hỏi khi nghe giảng như: Bài giảng đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó đã triển khai như thế nào? Cốt lõi của vấn đề là gì?... Có thể nói, tự học qua nghe giảng là cách học phổ biến nhất. Khi nghe giảng, ta có thể nhanh chóng thu nhận được lượng kiến thức khá lớn trong một khoảng thời gian không nhiều. Đó cũng là hạn chế của việc tự học qua nghe giảng bởi với lượng kiến thức lớn trong khoảng thời gian hạn chế, người học có thể không có thời gian đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, do đó không hiểu hết hay không nắm chắc vấn đề.
Một cách tự học nữa cũng hiệu quả không kém đó là học qua các bài tập. Việc làm bài tập giúp ta cùng cố các kiến thức đã học, nắm bắt được bản chất của vấn đề. Hơn thế, tự học qua các bài tập còn giúp ta sáng tạo hơn trong cách giải bài tập sao cho ngắn, gọn, súc tích và dễ hiểu. Chính vì vậy, có rất nhiều dạng bài khác nhau để giúp học sinh nắm vững và sáng tạo các kiến thức đã học được. Một cách học nữa cũng rất hiệu quả là học qua cách học thuộc lòng. Cách học này không phải là học vẹt, khi học phải hiểu rõ mình đang học cái gì? Nội dung cùa nó ra làm sao?. Chỉ có học thuộc mới giúp ta nhớ lâu hơn, không bị quên. Nhưng học thuộc lòng cũng phải có phương pháp học làm sao cho dễ nhớ, gạch ra các ý quan trọng mà học chứ không cần phải học thuộc từng dấu chấm, dấu phẩy. Vì thế, học thuộc lòng cũng là một cách tự học cho kết quả cao. Nhưng cho dù học bằng phương pháp nào, qua sách, báo hay bài tập thì cũng phải biết áp dụng vào thực tế, vào cuộc sống. Điều này giúp chúng ta không bị xa rời thực tế, biết áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, vào sản xuất nông, công nghiệp hoặc một ngành nghề nào đó. Khi áp dụng vào thực tế, các kiến thức sẽ được sử dụng triệt để, sâu sắc nhất đồng thời cũng là cách tự học hiệu quả nhất bởi nó giúp chúng ta không chỉ nắm vững các kiến thức đã được cung cấp mà còn khám phá ra nhiều vấn đề mới nảy sinh, cần phải giải quyết bằng các thao tác tổng hợp: tra cứu sách vở, học hỏi những người có kinh nghiệm, bàn luận với bạn bè...
Vì vậy, tự học là một cách học rất quan trọng, nếu bản thân mỗi người không tự tạo cho mình được một thói quen tự học thì sẽ bị lệ thuộc vào những điều mà thầy cô đã dạy cho mình và quan trọng hơn là sẽ không nắm vững được bài. Tự học sẽ giúp chúng ta có tính chủ động học tập, là con đường dần tới sáng tạo, khơi nguồn lòng đam mê, tìm tòi những điều mới lạ.
Chính vì thế, tự học là khâu quan trọng nhất trong việc học - tìm hiểu kiến thức. Với mỗi người, bất kể cách học gì thì cũng phải tự học. Chỉ có tự học mới giúp ta hiểu rõ được kiến thức, hiểu được các sự vật, sự việc xảy ra trong cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Duy Ngoo
21/01/2019 23:07:03
2
Trong xu hướng rút ngắn thời gian lên lớp (chương trình 135 tín chỉ, rồi 120 tín chỉ), nhiều SV cảm thấy thời gian học tập sao quá nhàn hạ để họ có thể cho phép mình được vui chơi thoải mái. Thật vậy, biết làm gi đây bởi vì thời gian lên lớp mỗi ngày chỉ có mấy tiết. Còn tự học ư ? Biết học cái gi khi kiến thức của nhân loại là vô tận và con đường tiếp cận nó là vô cùng đa dạng, nhiều nẻo, nhiều đường !
Bên cạnh đó tình trạng học “đối phó” diễn ra phổ biến trong SV. Hầu hết SV chưa chủ động được thời gian, chưa biết sắp xếp hợp lí thời gian cho toàn bộ chương trình cũng như kế hoạch học tập hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày của mình.
Đa số SV chưa biết và cũng chưa có ý thức chủ động tìm kiếm kiến thức mới. Giảng viên (GV) dạy tới đâu, SV học đến đó, GV dặn điều gì thì SV học và làm điều ấy. Một số SV học theo lối thực dụng: những phần nào giảng viên cho cho thi, liên quan đến điểm số thì mới đầu tư học tập.
Khả năng ứng dụng và tiêu hoá kiến thức của nhiều SV chưa sâu. Đối với SV, kiến thức ở giảng đường dường như tách rời thực tế. SV chưa thấy được kiến thức sách vở là bắt nguồn từ cuộc sống và mục đích cuối cùng của chúng là sẽ trở lại phục vụ cuộc sống. Đối với SV nhiều vấn đề khoa học trở nên trừu tượng, mơ hồ, chúng tồn tại chơi vơi, dường như không có đất sống. Muốn tìm được mảnh đất sống thực sự cho chúng không gì hơn là phải đầu tư tự nghiên cứu, tự học.
SV cũng chưa thấy được mối quan hệ giữa các các học phần, các đơn vị kiến thức. Kiến thức mình đang học có liên quan gì với kiến thức trước và sau nó. Do vậy, SV cũng chưa biết vận dụng cái đã biết để giải quyết những vần đề chưa biết và cần biết.
Từ những đặc điểm nêu trên dẫn đến một hậu quả khá nghiêm trọng là khả năng nghiên cứu của đa số SV còn yếu kém. Điều này, đồng thời, dẫn đến một hệ lụy sau cùng là sau khi ra trường, khả năng phát hiện vấn đề, xử lí tình huống, giải quyết công việc của hầu hết SV là không cao.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/01/2019 09:08:45
1.
Tự học là tự trau dồi, tích lũy, tìm tòi khám phá tri thức một cách chủ động, tích cực không ỷ nại và phụ thuộc vào người khác. Tinh thần tự học là tinh thần hăng say, nhiệt tình và nghiêm túc tiếp thu kho tàng kiến thức quý báu. Tinh thần tự học là một thái độ vô cùng cần thiết cho sự học của mỗi người, nếu thiếu yếu tố ấy thì chìa khóa của thành công còn chưa thể nằm chắc trong tay bạn. Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tâp không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri thức.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/01/2019 09:13:23
2.
Ý thức học tập thiếu nghiêm túc của học sinh hiện nay dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Chất lượng giáo dục cũng ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp. Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao trong trường học. Bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội. Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó ngày càng phổ biến. Tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng. Xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo