LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn ngắn - nghị luận về hiện tượng kiến thức đời sống: "Hậu quả của việc chặt phá cây xanh làm ô nhiễm bầu không khí ở thành phố"

(Viết bài không quá 2 trang giấy)
7 trả lời
Hỏi chi tiết
2.895
2
0
Dàn ý
1. Mở bài
. Giới thiệu: hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp.
2. Thân bài
a. Định nghĩa về môi trường xanh sạch đẹp?
- Môi trường là gì?
- Thế nào là một mái trường xanh, sạch, đẹp?
b. Vì sao chúng ta phải tạo một mái trường xanh, sạch, đẹp?
- Trường là nơi giáo dục …
- Môi trường đang kêu cứu.
. Phê phán những học sinh kém ý thức bảo vệ môi trường học đường …
c. Học sinh chúng ta sẽ làm gì để tạo nên một mái trường xanh, sạch, đẹp?
3. Kết bài
- Đánh giá chung: mái trường xanh, sạch, đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.
Thật ra cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đầu rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.
Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.
Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.
Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.
Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?
Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa… Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mđi có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trổng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh ràng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.
Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
26/03/2018 18:47:55
Hiện nay, vấn đề môi trường sống đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng vì những hoạt động khai thác, sản xuất với quy mô lớn của thời kì hiện đại hóa, công nghiệp hóa, thời kì của xã hội tiêu thụ và dân số tăng nhanh vượt khỏi tầm kiểm soát, ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống con người ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người trên thế giới.
Ai cũng biết rằng môi trường có một ý nghĩa to lớn và vô cùng quan trọng đối với con người. Con người không thể tồn tại khi tách rời môi trường. Tất cả những gì con người có được đều lấy từ môi trường: không khí để thở, thức ăn, nước uống, đất đai canh tác, đất đai để xây dựng nhà ở, nhà máy, công xưởng, bệnh viện, trường học… và nguyên vật liệu để sản xuất ra các phương tiện làm việc, học tập. Từ những điều tưởng như bình thường, nhỏ nhặt nhất cho đến những của cải quý giá nhất, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Ngay cả những sản phẩm mà chúng ta gọi là “nhân tạo”, thực chất cũng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Môi trường là điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội loài người. Con người là một phần trong quần thể sinh vật của thế giới tự nhiên.
Môi trường quen thuộc và gần gũi với chúng ta như những người bạn thân thiết trong cuộc đời. Thế nhưng vì lợi ích trước mắt, con người đã đối xử tàn tệ với môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường mà không biết rằng làm như vậy là tự hủy hoại cuộc sống của chính mình.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Môi trường ngày càng xấu đi: đất đai bị ô nhiễm trở thành đất chết; nước ở các dòng sông bị nhiễm độc trở thành nguồn phát sinh bệnh tật; núi rừng bị tàn phá trơ trụi, hiện tượng bão lũ xảy ra bất thường, không khí đầy chất độc và nhiệt độ Trái đất đang nóng dần lên.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Trước tiên, do trình độ hiểu biết của con người còn thấp.Vì ích kỉ tư lợi dẫn đến không có ý thức bảo vệ môi trường, thậm chí cố tình hủy hoại môi trường. Tiếp đến là sự khai thác thiên nhiên quá mức, lối sống tiêu thụ thiếu trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thiếu đồng bộ. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà máy mà không xây dựng khu xử lí chất thải, khí thải; thiếu quan tâm đến sự cân bằng, thân thiện với môi trường để đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững…
Các hành động gây ô nhiễm môi trường là muôn hình muôn vẻ và nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng, ở nước ta, nạn chặt phá rừng vô tội vạ do thói quen đốt rừng làm nương, mở rộng đất canh tác có từ lâu đời của đồng bào miền núi. Quyền lợi của cá nhân hoặc lợi nhuận của những doanh nghiệp khai thác lâm sản là rất lớn dẫn đến hiện tượng phá rừng, lở núi, lũ quét, lũ lụt… gây hậu quả thảm khốc.
Ở nông thôn, hiện nay nông dân sử dụng hóa chất rất tùy tiện. Hóa chất độc hại ngấm vào lòng đất làm ô nhiễm nguồn nước. Ngư dân nhiều nơi đánh bắt thủy hải sản bằng thuốc nổ, bằng lưới vét làm cạn kiệt nguồn lợi lâu dài. Ở các thành phố lớn, ô tô, xe máy xả khói bụi, gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
0
0
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 19:21:36

Thời gian qua, trên toàn cả nước đã dồn dập xảy ra một trong những sự kiện lớn của xã hội đó là: Thiên tai

Trên thế giới, thiên tai là nỗi ám ảnh, thống khổ và mất mát....là những điều bất hạnh nhất đã gieo xuống cho con người. Đứng trước ngịch cảnh đó, con người phải làm gì để tự bảo vệ sự sống còn của chính mình và cả cộng đồng xung quanh? Đây là những vấn đề lớn mà chỉ khi nào con người biết sống vì lợi ích chung, biết loại bỏ lòng vị kỉ nhỏ nhen để hòa mình trong đại thể thì không khó khăn nào có thể ngăn được sự sống và bước tiến của con người.

Nhìn lại những năm tháng đã qua, đất nước VIỆT NAM nhỏ bé của chúng ta đã trải qua rất nhiều sự mất mát, đau thương chồng chất qua những cuộc chiến tranh đẫm máu và đầy nước mắt. Hàng năm những cơn bão lụt đã cướp đi những sinh mạng và làm nghèo thêm một đất nước vốn đã quá nghèo! miền Trung là cái rốn của những nỗi bất hạnh đó.

Giờ đây đất nước ta không còn mất mát, khổ đau do chiến tranh để lại nữa, nhưng chúng ta vẫn còn đang hằng ngày đối diện với một cuộc chiến tranh khốc liệt hơn, đau thương hơn và mất mát cũng nhiều hơn! Trong khi những ung nhọt đã và đang xì ra hầu hết các bộ nghành, những nỗi đau mất mát của đất nước chưa nguôi qua những sự kiện PMU (Bộ GTVT), hàng không, viễn thông, điện lực, dầu khí gần đây đề án 112..... thì đồng loạt những khối u khác mà nghiêm trọng nhất là sự tàn phá môi trường sinh thái QUỐC GIA đã và đang xảy ra từ những năm qua.

1
0
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 19:22:07

Thời gian qua, trên toàn cả nước đã dồn dập xảy ra một trong những sự kiện lớn của xã hội đó là: Thiên tai

Trên thế giới, thiên tai là nỗi ám ảnh, thống khổ và mất mát....là những điều bất hạnh nhất đã gieo xuống cho con người. Đứng trước ngịch cảnh đó, con người phải làm gì để tự bảo vệ sự sống còn của chính mình và cả cộng đồng xung quanh? Đây là những vấn đề lớn mà chỉ khi nào con người biết sống vì lợi ích chung, biết loại bỏ lòng vị kỉ nhỏ nhen để hòa mình trong đại thể thì không khó khăn nào có thể ngăn được sự sống và bước tiến của con người.

Nhìn lại những năm tháng đã qua, đất nước VIỆT NAM nhỏ bé của chúng ta đã trải qua rất nhiều sự mất mát, đau thương chồng chất qua những cuộc chiến tranh đẫm máu và đầy nước mắt. Hàng năm những cơn bão lụt đã cướp đi những sinh mạng và làm nghèo thêm một đất nước vốn đã quá nghèo! miền Trung là cái rốn của những nỗi bất hạnh đó.

Giờ đây đất nước ta không còn mất mát, khổ đau do chiến tranh để lại nữa, nhưng chúng ta vẫn còn đang hằng ngày đối diện với một cuộc chiến tranh khốc liệt hơn, đau thương hơn và mất mát cũng nhiều hơn! Trong khi những ung nhọt đã và đang xì ra hầu hết các bộ nghành, những nỗi đau mất mát của đất nước chưa nguôi qua những sự kiện PMU (Bộ GTVT), hàng không, viễn thông, điện lực, dầu khí gần đây đề án 112..... thì đồng loạt những khối u khác mà nghiêm trọng nhất là sự tàn phá môi trường sinh thái QUỐC GIA đã và đang xảy ra từ những năm qua.

Chỉ trong vòng một, hai năm trở lại đây, tại QUẢNG NGÃI khoảng 200 ha rừng đã bị tàn phá dữ dội và chết oan uổng do những cán bộ đương chức, cán bộ xã, địa chính, nông, lâm..... xã HÀNH CHÍNH TÂY đã cấu kết cùng nhau ngụy trang che mắt nhân dân để tàn phá rừng phòng hộ của tỉnh QUẢNG NGÃI (Qua số báo 175/2006 Tuổi Trẻ ngày 13/07/06) Gần đây tại các tỉnh CAO NGUYÊN LÂM ĐỒNG các "nô bộc của dân" được mang danh Đảng ủy lại công khai bán đất rừng và đã lần lượt xẻo thịt hết từng mảng xanh của đất nước.

Những kẻ "phá rừng hợp pháp" này đã chia nhau bỏ túi hàng tỉ đồng những nguồn lợi thu được từ rừng.

Phá rừng phòng hộ! đây là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng nhất trong các hành vi tội phạm.

Rừng phòng hộ là tài nguyên cấm của Quốc Gia, là hệ thống hữu hiệu để bảo vệ môi trường sống của toàn dân, để ngăn chặn nguy cơ lũ lụt, sạt lở đồi núi đê điều, chống sa mạc hóa và điều hòa khí hậu, chất thải, khí thải, bảo vệ nguồn nước ngầm sinh sống.....rất nhiều và rất nhiều môi trường sống cần thiết cho con người và các động vật hoang dã quí hiếm của QUỐC GIA từ rừng.

Không còn rừng nữa thì hàng năm bão lụt sẽ tàn phá, lần lượt giết cả khối đồng bào vô tội, những cảnh màn trời chiếu đất, tang thương mất mát do thiên tai để lại và không lấy gì để bù đắp được. Thế mà vì lòng ích kỷ cá nhân, lòng tham vô đáy của những kẻ buôn lậu sống ngoài vòng pháp luật mà thời gian qua nổi trội nhất là bọn lâm tặc HAI CHI .... Trong những năm qua, bọn chúng đã tàn phá rừng và giết hại những người đã dũng cảm ngăn cản hành vi phạm pháp của chúng mà chính quyền địa phương vẫn thờ ơ vô cảm trước sự kêu cứu của rừng!

Những hậu quả tất yếu đã xảy ra! Năm nay người dân miền Trung và những vùng duyên hải chạy dài từ Bắc xuống Nam lại đang đối diện với muôn vàn khó khăn. Những tang thương chồng chất lại thêm những nỗi đau mất mát do những cơn lũ lụt kéo dài còn hơn cả cơn lũ của năm 1999. Không còn nỗi khổ nào hơn khi người dân đã hoàn toàn mất trắng!

Những mảnh đời bất hạnh lại kéo chìm họ xuống! Nhưng may thay cuộc đời còn có những tấm lòng ruột thịt nghĩa tình, những tấm lòng rộng mở thương yêu từ khắp cả nước họ cũng đang đau cùng với những nỗi đau mất mát của chính dân tộc họ:

- Có những cụ già,có những em học sinh bé nhỏ, có những người tàn tật, có những chị bán rau, có những đoàn thể ... nhiều và nhiều lắm! Họ đã nhịn bớt phần ăn, họ đã góp nhặt những đồng tiền ít ỏi trong lúc hoàn cảnh cũng đang gặp khó khăn để cố gửi đến tay những đồng bào của mình đang cùng khổ trong cơn đói lạnh ... Thật cảm động thay những tấm lòng vàng đầy nhân hậu! Những tấm lòng cua ho ! Nhưng lại cùng trong thời điểm này, thật đáng buồn hơn khi vẫn còn rất nhiều kẻ đã sống vô cảm trước những nỗi đau của chính đồng bào họ, họ đã lợi dụng chức quyền để tham ô, phá hoại tài sản QUỐC GIA, tệ hại hơn họ đã nhẫn tâm phá hủy luôn cả môi trường sống, trong đó có mầm mống tương lai con cháu của chính họ để hòng đút vào túi tham hàng tỷ, tỷ đồng. Thật đáng buồn !

1
0
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 19:22:40

Hiện nay tình trạng chặt phá rừng, đất trống đồi trọc cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, công nghệ khiến con người phải thường xuyên đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường và chịu ảnh hưởng càng lúc càng nặng nề của thiên tai. Ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta còn chưa được nhiều người quan tâm và hiểu rõ. Dưới đây là một số lợi ích thiết thực mà cây xanh mang lại cho con người, chúng tôi muốn gửi đến các bạn với hy vọng mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ cây xanh, mà quan trọng và xa hơn là bảo vệ sức khỏe và tương lai của trái đất.

1. Giảm ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề hết sức đáng lo ngại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiện tượng trái đất nóng lên, ô nhiễm nặng về tiếng ồn, ánh sáng,khói bụi... gây nhiều ảnh hưởng cho đời sống và sức khỏe người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế cũng như chặt phá rừng.

Cây xanh từ xưa đến nay luôn được coi là "lá phổi" của trái đất. Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở. Trung bình cứ một cây xanh có thể cung cấp đủ lượng oxy cho 04 người. Đồng thời chúng cũng hấp thụ C02, amoniac, S02, Nox, bụi bẩn,... từ đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn.

2. Tiết kiệm nước và giảm xói mòn đất

Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có tính thấm hút nước tốt. Vì thế khi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở quá trình chảy ào ạt của dòng nước, thổi ào ạt của gió, từ đó hạn chế tình trạng bão,lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh. Lượng nước do rễ cây giữ lại có thể được tái tạo và trở thành các mạch nước ngầm. Chính vì thế trồng nhiều cây xanh để giúp người dân giảm bớt các thiệt hại do thiên tai mang lại.

3. Giảm nhiệt độ đường phố

Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư đông đúc sẽ không chỉ giúp cho không khí ở đó trong lành hơn, mà cây còn có thể làm bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời lên người dân. Lá cây cũng sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp. Cây cũng hấp thụ các khí độc thải ra từ khói xe cộ, quán ăn, bụi bẩn nhà máy, rác thải, và nhiệt từ chính con người tỏa ra, từ đó giúp giảm bớt nhiệt.

4. Bảo tồn năng lượng

Theo một số nghiên cứu, nếu bạn trồng khoảng 3 cây quanh 1 ngôi nhà, bạn sẽ cắt giảm bớt được 50% nhu cầu sử dụng điều hòa. Một cây có thể làm giảm nhiệt, dịu mát cho 10 phòng. Bằng cách giảm bớt nhu cầu sử dụng năng lượng, chúng ta không chỉ tiết kiệm được tiền điện mà còn giúp giảm bớt lượng C02 thải ra từ các nhà máy sản xuất điện.

Trồng nhiều cây xanh xung quanh ngôi nhà sẽ giúp bạn điều hòa được không khí ngôi nhà mình, giúp giảm nhiệt và không khí mát mẻ, trong lành hơn, giúp bạn có được một giấc ngủ thật ngon.

5. Ngăn chặn ảnh hưởng tia cực tím

Như đã phân tích ở trên, cây xanh trở thành bóng râm mát che chắn bớt ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống người đi đường. Từ đó giúp giảm bớt ảnh hưởng của tia cực tím lên làn da của chúng ta.

6. Cải thiện sức khỏe con người

Tình trạng ô nhiễm môi trường khiến sức khỏe chúng ta bị ảnh hưởng và ngày một suy yếu hơn do thường xuyên hít phaỉ khói bụi độc hại và ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng, tiếng ồn. Các bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hô hấp như suy tim, cao huyết áp, hen suyễn, thị lực và thính giác suy giảm,... đều là những căn bệnh có liên quan đến tình trạng này.

Được sống trong môi trường yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ và trong lành sẽ khiến sức khỏe trở nên tốt hơn. Và trồng nhiều cây xanh là biện pháp tự nhiên và lâu dài để cải thiện tình trạng này.

7. Tạo ra cơ hội kinh tế

Trồng cây ăn quả sẽ giúp chúng ta cải thiện được thu nhập, trồng cây cảnh đẹp có thể giúp tạo cảnh quan đẹp và tạo nên nét đặc trừng cho đất nước, thu hút du lịch, từ đó giúp phát triển kinh tế.

8. Giúp cân bằng hệ sinh học

Hiện nay tình trạng động vật hoang dã đang bị mất dần nơi ở khiến chúng ồ ạt lấn xuống khu dân cư và tấn công nơi ở của con người. Trồng cây gây rừng và đơn giản là trồng nhiều cây xanh ở khu dân cư sẽ giúp động vật có thêm nơi trú ngụ, chim chóc có thể đậu và làm tổ, ong bướm, sâu có thêm hoa để hút mật,... từ đó giúp giảm thiểu việc tuyệt chủng, cải thiện sự cân bằng hệ thống sinh học cũng như giúp con người bớt bị xáo trộn do ảnh hưởng của việc di cư động vật xuống phố.

Trên đây là 8 lợi ích thiết thực nhất mà cây xanh mang lại cho con người. Để mang lại cuộc sống khỏe mạnh và sự cân bằng tự nhiên, hãy chung tay góp sức trồng nhiều cây xanh, trồng cây gây rừng để tương lai con em chúng ta có sức khỏe và cuộc sống tốt đẹp hơn.
1
0
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 19:23:04

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang ở mức độ báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn những kẻ phá rừng một cách vô thức, mặc dù rằng họ biết phá rừng là ai, nhưng cái sai đó ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ chưa rõ.

Thật ra cái sai ấy rất nghiêm trọng. Họ có biết đầu rằng tàn phá rừng là tự thắt cổ mình vì sự tàn phá ấy chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.

Rừng từ xưa đến nay luôn luôn là người bạn tốt, trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.

Rừng luôn luôn gắn liền với sinh hoạt con người. Vì xung quanh ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho đến một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều là của rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên ban phát cho con người.

Không những thế, rừng còn là một nhà máy lọc không khí vô tận nhất mà không một nhà máy nào trên thế giới sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí cho con người, cho chúng ta kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa, cản sự xói mòn đất Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng cho con người.

Thật không thể nào kể hết ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng hành động tàn phá rừng một cách thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ đến những nguy hiểm, tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại trên trái đất, trái đất sẽ khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi ấy, con người sẽ chết dần chết mòn khi đối diện với những ngôi nhà đồ sộ nhưng không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống gắn liền với màu xanh tươi, môi trường trong lành. Đến lúc ấy, sa mạc hóa sẽ diễn ra khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý tới, giờ đây trở thành thảm nạn, hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra liên tiếp. Thêm nữa là thú rừng không còn nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây biết bao nhiêu tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành mà tiếc nuối, xót xa… Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo nhiều hậu quả không lường được: nhiệt độ trái đất thêm nóng, bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hoặc vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng, đốt rừng – sẽ tự thắt cổ mình. Sai lầm ấy phải trả giá rất đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng càng nhanh trên phạm vi thế giới. Cảnh cháy rừng khủng khiếp ở Inđônêxia, ở Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng hiển nhiên, tác động xấu đến nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh biến mất! Biết bao cây quý, thú hiếm sẽ tuyệt chủng! Lẽ nào ta tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa, dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mđi có được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa giữa rừng. Hãy trổng thêm cây, gây thêm rừng thay vì diệt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho hiện tại, mà cho các thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh ràng muốn có một cánh rừng, phải cần nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tri mọi người phải thức tỉnh và hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề duy nhất cấp bách: nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động, tuyên truyền việc giữ những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người xuống đường biểu tình đòi bảo vệ rừng như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này. Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Nam Cát Tiên, rừng Tràm Chim…. là những khu rừng rất quý. Nhà nước đã có pháp lệnh bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một số kẻ muốn mau giàu bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt ở Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là ở các tỉnh miền Trung… cũng do phần quan trọng là rừng đã và đang bị phá, bị mất dạng, cần kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.

Dù sống ở thành thị, xa rừng, nhưng chúng ta vẫn phải quan tâm tới rừng. Rừng vô cùng cần thiết đối với đời sống con người mà phá rừng tức là tự chui đầu vào thòng lọng và siết cổ mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư