Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hình ảnh thiên nhiên, con người, và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai bài thơ: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra và bài: Bài ca Côn Sơn có gì tương đồng và khác nhau?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.121
2
0
YK Delivery
01/08/2019 15:42:40
Hai bài thơ Thiên Trường vãn vọng của vua Trần Nhân Tông, Côn Sơn ca của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi chính là hai văn bản như thế. Qua hai bức tranh cảnh vật và con. người, hai tác giả đã bộc lộ những tình cảm thật chân thành của mình. Hai bức tranh thiên nhiên – hai hồn thơ thắm thiết tình yêu quê hương, đất nước, niềm lạc quan, yêu đời, rất đáng trân trọng.
Bài thứ nhất : Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra).
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Nhà văn Ngô Tất Tố dịch là :
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác cố dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Tương truyền : sau khi lãnh đạo quân dân ta chiến đấu chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại thanh bình, nhân dịp về thăm quê hương ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay), vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng sáng tác bài thơ này. Bài thơ được viết theo thể Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu hài hoà, nhẹ nhàng, thanh thoát.
Đây là bức tranh thôn dã vào lúc chiều tà, đang ngả dần về tối. Hai câu đầu tả cảnh làng xóm mơ màng, yên ả :
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có đường không
Thôn xóm, nhà tranh mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhoà, mờ tỏ, bán vô bán hữu nửa như có, nửa như không. Khói toả từ đâu ra thế ? Phải chăng, đó là nhũng làn sương chiều lãng đãng hoà quyện với những vầng khói thổi cơm từ nhũng mái nhà lan toả thành một màn sương – khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng, thanh thản, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Cảnh thoáng, nhẹ, khiến tâm hồn con người như cũng lâng lâng. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế ? Ngoại cảnh và tâm cảnh hoà hợp rất tự nhiên. Xuống hai câu sau, trong cảnh có chút xao động :
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Bức tranh thôn dã có thêm âm thanh, màu sắc và vài ba cử động. Nơi gần, có mấy “mục đồng” lùa trâu về xóm, vừa đi vừa thổi sáo, tiếng sáo vi vu, văng vẳng cất lên. Nơi xa, mấy cánh cò trắng, từng đôi, từng đôi sà xuống đồng như muốn tìm mồi, hay định nghỉ ngơi ! Người, vật, thiên nhiên, đồng ruộng, âm thanh và màu sắc…, tất cả đã hoà nhập với nhau vẽ nên bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn. Nhà thơ chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu, rồi chấm phá vài nét như muốn thổi cả tâm hồn mình vào cảnh vật. Cảnh vốn đẹp, qua hồn người càng đẹp thêm. Cả một miền quê rộng lớn được thu lại trong bốn dòng thơ hàm súc và biểu cảm. Rõ ràng cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu vì ở đây vẫn có sự sống con người trong mối giao hoà với cảnh vật thiên nhiên rất đỗi nên thơ. Một ông vua mà súng tác những vần thơ gợi hình gợi cảm như thế chứng tỏ đây là con người tuy địa vị tối cao, nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã. Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông bộc lộ một tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điểu đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.
Bài thứ hai : Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi. Nguyên tác bài thơ này bằng chữ Hán viết theo thể thơ khác và khá dài. Ở đây, chúng ta được đọc một đoạn dịch theo thể thơ lục bát mang vóc dáng thơ ca dân tộc :
Côn Sơn suối chảy rì rầm…

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về Nguyễn Trãi, chúng ta biết rằng : ông là người có công lớn trong việc phụ tá vua Lê Lợi cầm quân đánh thắng giặc Minh xâm lược thế kỉ XV. Nhưng khi hoà bình trở lại, đất nước đi vào công cuộc xây dựng và phát triển thì ông bị ghen ghét, nghi ngờ bởi những kẻ xấu xa. Đang làm quan, Nguyễn Trãi phải cáo quan về ở ẩn. Sau đó, ông lại bị chết thảm thương trong vụ án Lệ Chi Viên năm 1442. Với công lao to lớn và tài năng toàn diện, Nguyễn Trãi đã được nhân dân ta tôn vinh là anh hùng dân tộc và thế giới đã tặng ông danh hiệu Danh nhân văn hoá. Bài thơ Côn Sơn ca có thể được ra đời khi Nguyễn Trãi cáo quan về nghỉ tại Côn Sơn. Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là vùng đất gắn bó bằng nhiều kỉ niệm từ thuở ấu thơ đến lúc tuổi già. Nơi đây có núi non hùng vĩ, cây cối tốt tươi, sơn thuỷ hữu tình. Đây là đất được phong của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, ông ngoại Nguyễn Trãi. Cha Nguyễn Trãi từng đến dạy học nơi đây, rồi kết duyên với tiểu thư con gái quan tư đồ. Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã nhiều năm tuổi trẻ sống ở đây. Khi cáo quan, Nguyễn Trãi về với Côn Sơn như về với nơi chôn nhau, cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm. Mỗi hòn đá, gốc cây, ngọn suối, đất nước và mây trời Côn Sơn gắn bó với người anh hùng, vị danh nhân văn hoá bằng tình cảm máu thịt. Vì thế, bài Côn Sơn ca là tiếng nói cất lên từ trái tim sâu nặng, da diết của Nguyễn Trãi.
Trước hết, chúng ta cần hiểu đại từ “ta” trong đoạn thơ là để chỉ ai ? “Ta” chính là Nguyễn Trãi. Trong đoạn thơ tám dòng lục bát mà xuất hiện năm lần đại từ “ta”. “Ta” hiện ra liền mạch, nối tiếp trong những dòng thơ tám âm tiết, riêng dòng thứ sáu “ta” điệp hai lần liền : “ta lên ta nằm”. Nếu để ý sẽ thấy kết cấu đoạn thơ khá chặt chẽ. Câu sáu tả cảnh, câu tám xuất hiện “ta” với những hành động cụ thể mang ý nghĩa tác giả tự hoạ chân dung mình. Điều đó gợi cảm giác gi.ữa thiên nhiên cây rừng, đá núi, suối reo của Côn Sơn, hình ảnh Nguyễn Trãi thấp thoáng, đan cài, vấn vít, hoà quyện không phút nào rời xa. Con người và thiên nhiên như muốn nhập làm một, tạo thành sự sống của toàn cảnh Côn Sơn.
Sống giữa Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã nhìn ngắm, suy ngẫm và làm những việc gì ? Đoạn thơ chia làm hai đoạn nhỏ thể hiện hai khía cạnh nội dung. Ta hãy đọc bốn dòng thơ đầu :
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trẽn đá như ngồi chiếu êm.
Nghe tiếng suối rì rầm, nhà thơ mường tượng ra tiếng đàn khi trầm, khi bổng, réo rắt bên tai. Nhìn thấy mặt đá phẳng có rêu phơi, nhà thơ ngồi trên đá mà ngỡ như đang “ngồi chiếu êm”. Tri tưởng tượng và nghệ thuật so sánh của Nguyễn Trãi thật lãng mạn, thật tài hoa. Tạo vật thiên nhiên bỗng hoá thành những vật dụng của con người, gần gũi, thân thương với con người. Đôi tai nhạy cảm của thi sĩ đã thổi hồn vào tiếng suối, khiến cho nó vốn đơn điệu trở thành cây đàn đa thanh, cuốn hút. Xúc giác tinh tế của nhà thơ đã hoá thân cho mặt đá vốn khô rắn thành mặt chiếu dịu êm. Những biến đổi ấy kì diệu làm sao ! Nguyễn Trãi đã thưởng thức những nét đẹp ấy ở Côn Sơn một cách say mê, hào hứng.
Đến bốn dòng thơ sau, niềm say mê hào hứng ấy tiếp tục được đẩy lên cao hơn :
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Câu năm và câu sáu tiếp tục nghệ thuật so sánh tài hoa và một cử chỉ thanh thản tuyệt vời. Đọc thơ, ta ngỡ Nguyễn Trãi đang nằm giữa một rừng thông xanh ngắt, mát rợp, thả hồn trong sắc màu của cỏ cây, đắm chìm trong bóng râm, gió thoảng, ngủ một giấc ngon lành, để quên hết sự đời, rũ bỏ mọi vướng bận, để hoá thân vào hư vô, vũ trụ. Nhưng đến hai câu cuối thì bất ngờ thay, Nguyễn Trãi không ngủ, trái lại ông đã cất tiếng ngâm thơ, nhũng bài “thơ nhàn”. Nếu có điều kiện đọc tiếp những dòng thơ sau đoạn này, ta sẽ thấy nhũng bài “thơ nhàn” của Nguyễn Trãi không phải nói về thú vui nhàn tản vô vị như nhiều nhà nho bế tắc thời trung đại mà là những suy nghĩ, nhũng quan niệm sâu sắc mang tính triết lí thời đại, triết lí nhân sinh tiến bộ.
Tóm lại, đoạn thơ tám dòng của Bài ca Côn Sơn cho ta thấy một sự giao hoà tuyệt đối giữa Nguyễn Trãi với cảnh vật Côn Sơn. Sự giao hoà đó vừa nói lên nhân cách thanh cao, vừa nói lên phẩm chất thi sĩ lớn lao của Nguyễn Trãi vì tất cả là dựa trên một triết lí sâu xa : con người và thiên nhiên là một, muốn sống thanh thản, con người hãy đến với thiên nhiên, tìm ở thiên nhiên những vẻ đẹp, những biến đổi kì diệu để có cách ứng xử đúng nhất…
Nhìn tổng hợp lại, hai bài thơ Thiên Trường vãn vọng của ông vua – thi sĩ Trần Nhân Tông và Côn Sơn ca của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi tuy xuất hiện từ xa xưa, lại là tiếng nói và tâm hồn của hai bậc vĩ nhân, nói bằng những từ ngữ cổ xưa, nhưng vẫn rất gần gũi với thế hệ chúng ta ngày nay. Đọc hai bài thơ, chúng ta như được về thăm lại những miền quê thanh bình, những địa danh quen thuộc, được hoà nhập với tâm hồn người xưa trong tình yêu quê hương Tổ quốc thật nhẹ nhàng mà thấm thìa. Đúng là : hai bức tranh thiên nhiên trĩu nặng hai hồn thơ thắm thiết tình quê, tình đời…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
lại trà my
01/08/2019 17:42:52
Tham khảo nhé bạn!!!
Trần Nhân Tông là một vị vua yêu nước, anh hùng của dân tộc Việt nam, ông có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và khôi phục nền kinh tế nước nhà. Không chỉ là một vị vua tài ba mà Trần Nhân Tông còn là một vị vua có tinh thần thân dân nhất, có khả năng sáng tác thơ văn, nhiều tác phẩm thơ văn của ông giàu giá trị nội dung và được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Một trong số đó ta có thể kể đến tác phẩm thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” hay còn có tên là Thiên trường vãn vọng.
“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là một bài thơ mang đậm cảm hứng Phật giáo, bằng những ngôn ngữ, hình ảnh vô cùng bình dị, mộc mạc song Trần Nhân Tông đã vẽ ra được một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, đồng thời qua đó cũng bộc lộ được tình cảm chân thành, da diết của nhà thơ dành cho quê hương, đất nước của mình. Là một vị vua nhưng Trần Nhân Tông luôn có sự thân dân, gắn bó với cuộc sống của người dân, vì vậy mà trong các tác phẩm thơ văn của ông thường xuất hiện những cảnh sắc tuyệt mĩ song rất đỗi giản dị, thân quen của không gian làng quê:
“Thôn tiền, thôn hậu đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên”
Dịch:
“Trước thôn, sau thôn, khí trời mờ nhạt như sương khói
Bóng chiều tà nửa không nửa có”
Thiên Trường là quê hương của nhà Trần, nay thuộc tỉnh Nam Định. Vì vậy bài thơ “Đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” là bài thơ mà Trần Nhân Tông viết về chính quê hương xứ sở của mình. Cảnh vật mà nhà thơ Trần Nhân Tông mở ra trước mắt người đọc, đó là khung cảnh làng quê lúc chiều tà. Trong không gian của thôn xóm, cảnh vật trở nên vô cùng thi vị, mơ mộng bởi được bao phủ lên mình lớp sương nhờ nhạt. Ta có thể thấy, điểm nhìn của nhà thơ là một không gian ở trên cao, vì chỉ có như vậy thì nhà thơ mới có thể quan sát trọn vẹn được khung cảnh “trước thôn”, “sau thôn”. Trong cái nhìn của nhà thơ, không gian bình dị của làng quê được bao phủ bởi những cảnh vật mờ mờ, ảo ảo, như sương khói.
Vì sự cảm nhận độc đáo của nhà thơ mà khung cảnh vốn rất đỗi bình dị và gần gũi với con người bỗng chốc trở lại mới lạ, thơ mộng và gợi cho người đọc một liên tưởng, cái thôn quê ấy như đi lạc vào trong cõi thần tiên. Không gian thôn xóm được trải ra mênh mông, bởi giới hạn không có sự xác định, ngoài điểm nhìn rõ nét nhất là vị trí của thôn làng, còn xung quanh bao bọc nó là những cảnh vật mờ ảo, không xác định. Thời gian mà nhà thơ Trần Nhân Tông nói đến trong bài thơ, đó là thời điểm chiều tà, là ranh giới giữa đêm và ngày, trong thời điểm đó, thông thường cái sắc hồng cam của những đám mây khi hoàng hôn sẽ bao phủ lấy không gian, nhưng ở đây nhà thơ lại một lần nữa mang đến cho người đọc một cảm nhận thật độc đáo. Bởi dưới bóng chiều tà, cảnh vật cũng trở nên nửa có, nửa không “Bóng chiều tà nửa không nửa có”, tức cảnh vật hiển hiện trước mặt nửa như thực lại nửa như vô.
Trong hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ Trần Nhân Tông đưa người đọc vào một thế giới vốn quen thuộc nhưng lại huyễn hoặc các giác quan của người đọc bằng những từ ngữ gợi ra sự mơ hồ, không xác định giữa thực- mơ, hư – vô. Ở những câu thơ tiếp theo, nhà thơ Trần Nhân Tông vẫn điểm xuyết cho bức họa làng quê của mình bằng những nét bút miêu tả khung cảnh, tuy nhiên, sự mơ hồ đã giảm bớt và mang lại cho người đọc cảm giác thực hơn, đó là những nhịp sống của những người dân, của những con vật gắn liền với không gian dân giã:
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền”
Dịch:
(Trẻ chăn trâu thổi sáo dẫn trâu về hết
Từng hàng cò trắng bay xuống ruộng)
Bức tranh thiên nhiên của Trần Nhân Tông không chỉ được làm nổi bật bởi màu sắc mà còn được phác họa, mô phỏng bởi cả âm thanh, bởi trong không gian văng vẳng của tiếng sáo, những đứa trẻ chăn trâu đã lùa hết trâu về nhà. Ta có thể hiểu tiếng sáo ở đây là âm thanh phát ra của những chiếc sáo, do những đứa trẻ mục đồng thổi. Và trong không gian của chiều tà, cũng là lúc công việc của những đứa trẻ này kết thúc, chúng hò nhau dắt trâu về nhà. Trong không gian đầy rộn ràng của tiếng sáo, từng đôi cò trắng cùng nhau bay xuống ruộng. Thời điểm chiều tà không chỉ là lúc con người tạm ngừng lại mọi hoạt động mà các loài vật cũng vậy, chúng cùng nhau sà xuống cánh đồng để tìm chốn nghỉ. Ở hai câu thơ này, sự kết hợp giữa con người, thiên nhiên và loài vật thật hài hòa.
Như vậy, bài thơ “Đứng ở phủ Thiên Trường” trông ra của nhà thơ Trần Nhân Tông hướng tới khắc họa bức tranh phong cảnh làng quê, ở đó vừa có cái thực của làng quê, vừa có cái mờ ảo của cảnh vật, của không gian. Và trong không gian đầy thi vị ấy không thể thiếu đi bóng dáng của những con người. Chính sự xuất hiện của những đứa trẻ chăn trâu đã làm cho bài thơ trở nên sống động đến lạ kì, vì ở cái không gian thi vị, rộng lớn ấy vẫn ấm lên bởi sự sống của con người. Cũng có thể nói, Trần Nhân Tông phải có sự yêu mến, gắn bó lắm với làng quê thì mới có thể phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt mĩ ngay trong cái không khí bình dị như vậy, bài thơ cũng thể hiện được tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo