Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hoàn cảnh ra đời bài Tuyên ngôn độc lập? Giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng của bài?

1. Hoàn cảnh ra đời bài tuyên ngôn độc lập?
2. Giá trị lịch sử , văn hóa, tư tưởng của bài trên
3. Trong bài tuyên ngôn độc lập tại sao bác lại sử dụng 2 bản tuyên ngôn của pháp va mỹ
4. Trong bài tuyên ngôn độc lập hãy chỉ ra từng phần theo nố cục
5 trả lời
Hỏi chi tiết
885
1
0
Nguyễn Phúc
23/08/2018 16:24:21
câu 1
Hoàn cảnh ra đời:
a. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản“Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.
b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Phúc
23/08/2018 16:25:54
câu 2
Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn:
a. "Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.
b. Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.
Giá trị văn hóa, tư tưởng của bản tuyên ngôn:
a. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam.
b. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.
1
0
Nguyễn Phúc
23/08/2018 16:29:22
câu 3
Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1793) của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập là một cách viết rất cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đem lại những ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ. Như chúng ta đã biết, đối tượng hướng tới của Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là đồng bào trong nước mà cả với thế giới, đặc biệt là với những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm tái nô dịch đất nước ta. Trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong phần nêu nguyên lí mở đầu tác phẩm, một mặt, Bác đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của nhân dân hai nước Mĩ và Pháp lúc bấy giờ, mặt khác, lại có tác dụng ngăn chặn âm mưu xâm lược của chúng. Đồng thời, như thế cũng là cách Bác đặt cuộc cách mạng của nhân dân ta năm 1945 ngang hàng với cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn đó, khẳng định về quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. Đây là nghệ thuật dùng "gậy ông đập lưng ông" - ngón võ dân gian rất hiệu nghiệm của nhân dân ta mà Bác đã sử dụng thật tài tình trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn.
câu 4
Bố cục bản "Tuyên ngôn độc lập" gồm 3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
- Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/08/2018 16:47:19
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Bản Tuyên ngôn Độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 thành công rực rỡ, liên quân, trong đó có Liên Xô, Mỹ đã đánh thắng phe phát xít trên giới là Đức, Ý, Nhật. Ở Việt Nam giai đoạn này chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp lấy thời cơ ngàn năm có một kêu gọi người dân đứng lên biểu tình, chống lại phát xít Nhật giành quyền làm chủ của mình. Thắng lợi của cách mạng tháng 8 diễn ra nhanh chóng, không khiến chúng ta phải tổn thất nhiều, mà vẫn giành được quyền làm chủ về tay nhân dân lao động. Đất nước Việt Nam từ nay bước vào một trang sử vàng mới, để bắt kịp thời đại, và khẳng định chủ quyền của mình. Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định vị trí độc lập, quyền tự do dân chủ của người dân Việt Nam trên toàn thế giới. Từ nay đất nước ta mở ra một trang sử mới được hình thành. Đưa đất nước ta từ nước có chế độ phong kiến cổ hủ lạc hậu hàng nghìn năm, từ này sẽ bước vào một chế độ chính trị hoàn toàn mới chế độ Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời nhằm mục đích: tổng kết lại quá trình lịch sử mà dân ta đã trải qua, nhiều gian nan thử thách, chứa nhiều máu và nước mắt của những người dân Việt Nam chúng ta trong kháng chiến chống phát xít Nhật và thực dân Pháp. Khẳng định thắng lợi của nhân dân ta, biểu dương động viên khích lệ những thành tích mà nhân dân ta đã đạt được. Động viên người dân kiên trì, tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, những con đường phía trước còn dài còn nhiều gian nan, thử thách nhưng nếu chúng ta bền lòng quyết chí, đoàn kết thì nhất định thắng lợi sẽ về ta. Trong bản Tuyên ngôn chúng ta cũng khẳng định rõ thái độ của mình trên chính trường quốc tế. Những nước tiên tiến, ưa chuộng hòa bình tất cả đều là bạn của chúng ta.Chúng ta tranh thủ sự ủng hộ của đồng mình để họ công nhân ta là nước tự do độc lập, ủng hộ con đường giải phóng dân tộc phía trước của nhân dân ta. Việt Nam kiên quyết, kiên trì cho tới cùng con đường mình đang đi, quyết tâm giải phóng dân tộc, thành nước tự do dân chủ.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/08/2018 16:51:32
2. Về mặt lịch sử, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ, đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam. Bán Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh còn là sự khẳng định tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được. So với bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất (Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt) và bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai (Bình Ngô đại cao - Nguyễn Trãi) thì bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh đã vươn lên một tầm cao mới, vượt hơn ở tầm vóc hướng ra thế giới trên tinh thần dân chủ, tự do có kết hợp với truyền thống yêu nước và tư tưởng nhân đạo của dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Năm trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo