3/
Trong chương trình Ngữ văn 9 có rất nhiều những tác phẩm tự sự hay, mang những giá trị về nội dung và nghệ thuật lớn. Nhưng một tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông sinh năm 1920 tại Bắc Ninh. Kim Lân là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Tuy viết không nhiều nhưng ông có nhiều tác phẩm thành công. Kim Lân là nhà văn của nông thôn Việt Nam, ông đã viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Vì thế, ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông dân nghèo. Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Nhân vật của ông là những người nông dân chất phác, hiền hậu và khao khát cuộc sống bình yên.
Làng cũng là một tác phẩm rất đặc sắc của ông khi viết về đề tài trên. Nó ra đời đầu thời kì chông Pháp năm 1948. Làng kể về nhân vật có tên là ông Hai. Ông Hai vô cùng yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc, mặc dù tuổi ông đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình neo đơn, ông buộc phải cùng gia đình tản cư lên thị trấn Hiệp Hoà, đi đến đâu ông cùng hồ hởi khoe với mọi người cái làng của mình. Thế rồi một hôm, ông nghe tin sét đánh là làng Chợ Dầu đã theo giặc. Ông cảm thấy vô cùng đau khổ và gia đình ông có thể lâm vào tình cảnh mất nơi ở. Đến khi nghe tin cải chính làng của ông là làng kháng chiến thì ông vô cùng sung sướng, ông đi khoe củi nhà của ông bị đốt hết trong niềm tự hào, sung sướng. Vậy đó, với cốt truyện thật đơn giản, ít nhân vật, tuy nhiên lại có sự đỉnh điểm rồi cởi nút rất dễ dàng. Truyện ngắn Làng bao hàm một giá trị nội dung vô cùng sâu sắc. Thông qua nhân vật ông Hai, một con người vô cùng yêu làng quê của mình, khi nghe tin làng theo giặc, ông tỏ thái độ vô cùng bất ngờ, đau đớn, tâm trạng mâu thuẫn. Từ lúc đó trở đi, ông không ra khỏi nhà, gia đình ông im lặng và tràn ngập nỗi buồn. Nhà văn Kim Lân thật tài tình khi xây dựng tình huống truyện để bộc lộ nội tâm nhân vật. Đó là chi tiết ông Hai trò chuyện với thằng con út đã thể hiện tình yêu làng sâu sắc, gắn bó tình yêu nước, niềm tin vào cách mạng. Đến một đứa trẻ bé tuổi như con út ông cũng tin cậy ủng hộ Cụ Hồ, không có lí gì lại không tin vào việc cái làng Chợ Dầu là làng kháng chiến, tất cả nhân dân trong làng đều đồng lòng chống Pháp. Mặc dù ở xa cái làng quê yêu dấu của mình nhưng ông vẫn luôn trông ngóng tin tức và dõi mắt theo công cuộc kháng chiến của cả làng. Câu chuyện đang lúc lên cao trào như vậy, mà Kim Lân đã có cách mở cởi nút câu chuyện hết sức đơn giản, nhẹ nhàng. Rằng ông nghe cái tin chính từ ông chủ tịch ở làng lên. Khỏi phải nói ông vui mừng cỡ nào, ông lại đi khoe với mọi người trong thái độ vội vàng, lời nói tràn đầy cảm xúc, có phần nào không rõ về chữ nghĩa (toàn sai sự mục đích cả), đã bộc lộ nội tâm một cách tự nhiên, phù hợp với tâm trạng của ông lúc đó. Qua đây, tác giả muốn nêu lên một ý nghĩa: bao trùm lên cả tình yêu làng quê đó chính là tình yêu đất nước vô bờ bến, tinh thần quyết chiến quyết thắng khi đất nước bị giặc xâm lăng. Nhà văn cũng muốn nói lên rằng, người dân cần phải tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta, tin vào công cuộc cách mạng của nhân dân ta, cùng đoàn kết với mong đuổi được giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Để có được nội dung câu truyện sâu sắc ấy, Kim Lân đã tạo ra những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc như độc thoại, ngôi kể, điếm nhìn của người kể, những mâu thuẫn nội tâm, đối thoại, miêu tả dáng người để từ đó bộc lộ tình cảm ....
Nếu được phép đặt tên lại cho tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân thì xin được đặt đó là "Tình yêu quê hương", để những từ ngữ đó nói lên tình yêu của nhân dân ta với làng quê nói riêng và với Tổ quốc nói chung là mãi mãi, không bao giờ đổi thay.