Câu 1
Gắn liền với lịch sử khai thác dầu khí của cả nước ,sản lượng dầu khí hàng năm tăng nhanh do được chú trọng đầu tư vốn, kĩ thuật khai thác và tiếp tục thăm dò phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương ,Bạch Ngọc…
-Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ:
-Trong việc phát triển công nghiệp của vùng thì công nghiệp khai thác là một trong những ngành trọng điểm .Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu:
+Một số nhà máy lọc dầu: Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổ hợp hóa dầu Long Sơn(Bà Rịa – Vũng Tàu)
+Khí đốt được dẫn bằng đường ống dài 120km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và hóa lỏng ra nguồn nhiên liệu sạch dùng trong các gia đình
-Ngoài ra vùng còn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Sự phát triển dầu khí gắn liền với hệ thống đường ống dẫn dầu, khí
-Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường (môi trường biển)
Câu 2 Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 3
Đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống, điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều khó khăn:
+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo
+ Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển
+ Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng do sông Mê Công gây ra trong mùa mưa lũ
+ Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thóai, đặc biệt là nguồn nước sông rạch