Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể tên các sách báo tạp chí văn nghệ website chuyên về văn hóa nghệ thuật địa phương em

- Kể tên các sách báo tạp chí văn nghệ website chuyên về văn hóa nghệ thuật địa phương em
- Sưu tầm một số tác phẩm viết về huyện điện biên đông hoặc ko phải địa phương
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.433
5
0
Nguyễn Minh Khánh
24/10/2018 18:32:32
Tạp chí Hoa học trò
Tạp chí văn nghệ Đồng Nai
Tạp chí văn nghệ Nam Định
Tạp chí Sông Lam

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Minh Khánh
24/10/2018 18:35:38
Từ đầu năm đến hết quý II /2012, số vụ mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, được cơ quan chức năng huyện phát hiện và bắt giữ là 20 vụ, 27 đối tượng, thu giữ 653g heroin. Đặc biệt chỉ trong tháng 6 – tháng cao điểm phòng chống tội phạm về ma túy, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Điện Biên Đông đã bắt giữ 6 vụ, 9 đối tượng, thu giữ 350,5g heroin, trên 11,7 triệu đồng, 4 xe máy và 5 điện thoại di động. Theo Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Điện Biên Đông, thì số vụ án về ma túy đội đã phát hiện và bắt giữ 6 tháng đầu năm 2012 không có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Liên hệ với một số địa phương được coi địa bàn trọng điểm về hoạt động của tội phạm ma túy ở tỉnh Điện Biên như huyện Điện Biên, Tuần Giáo, thị xã Mường Lay chúng tôi thấy: các địa bàn trên hoặc nằm ở khu vực biên giới cận kề với khu vực sản xuất ma túy lớn nhất trên thế giới - Tam Giác Vàng, hoặc là cửa ngõ trung chuyển ma túy đi các tỉnh lân cận. Vị trí địa lý khiến cho các địa phương này bị ảnh hưởng lớn bởi hoạt động của tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội liên quan đến ma túy. Điện Biên Đông không phải địa bàn biên giới, lại có vị trí khá biệt lập do địa hình bị chia cắt lớn, nhưng người dân ở đây vốn có tập quán trồng cây thuốc phiện và số người nghiện cao. Dư âm của thời kỳ thuốc phiện, bàn đèn chưa dứt thì sự thẩm lậu các loại ma túy mới từ biên giới vào, tiếp tục làm cho cuộc sống của người dân nơi đây thêm điêu đứng. Những năm gần đây, Điện Biên Đông không chỉ là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, mà còn là một trong những địa bàn nhức nhối về ma túy ở Điện Biên. Thiếu tá Trần Xuân Bắc, Đội phó đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Điện Biên Đông cho biết: “Các điểm nóng về ma túy trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ở địa bàn các xã Pú Nhi, Keo Lôm, khu vực ba Luân với hơn 1.000 người nghiện ma túy. Tính đơn giản, mỗi ngày mỗi con nghiện sử dụng 1 liều ma túy thì số lượng ma túy tiêu thụ đã là rất lớn. Có cầu ắt phải có cung”.
Xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông giáp với thành phố Điện Biên Phủ, có 447 hộ nghèo. Một trong những nguyên nhân khiến xã có số hộ nghèo cao là do trên địa bàn có nhiều người nghiện ma túy. Toàn xã có gần 87 người nghiện. Vì cần tiền và cần thuốc, nhiều con nghiện đã tham gia vận chuyển thuê cho những chùm buôn ma túy lớn hoặc tham gia bán lẻ ma túy. Trong 3 năm gần đây, Pú Nhi có trên 40 người bị bắt vì tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy. Người chịu mức án nhẹ nhất là 2 năm tù giam và nặng nhất là tử hình. Hàng tháng, con số này vẫn đang được cộng thêm vì tình hình mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép các chất ma túy trên địa bàn vẫn không hề giảm. Lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy rất lớn, nhưng nó không thể làm cho Pú Nhi trở lên trù phú. Số người nghiện cao chỉ khiến cho các làng bản ở đây thêm tiêu điều, nhiều gia đình bị đẩy vào cảnh nghèo đói, túng quẫn. “Đời sống của những gia đình có người nghiện ma túy trên địa bàn xã đều rất khó khăn, phần lớn là hộ nghèo và cận nghèo. Các hộ này hầu như không có khả năng phát triển kinh tế hộ gia đình” - anh Lò Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Pú Nhi buồn rầu chia sẻ.
Phó chủ tịch xã Lò Văn Thi dẫn chúng tôi vào thăm bản Huổi Tao nằm cách thành phố Điện Biên Phủ không xa. Bản nhỏ có vài chục nóc nhà mà có tới 11 người nghiện, 8 diểm bán buôn bán lẻ, 6 người từng bị phạt tù vì tội mua bán, tàng trữ trái phép các chất ma túy, trong đó 2 người hiện đang thi hành án. Anh Thi chỉ cho tôi một căn nhà gỗ đã bị tháo dỡ tan hoang nằm ngay đầu bản và bảo: “Đây là nhà tình nghĩa do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hỗ trợ theo Quyết định 167”. Chủ căn nhà ấy là Hạng A Công – một người nghiện ma túy đã gần chục năm. Công nghiện rất nặng, đã bán hết đồ đạc trong nhà để hút, hít, giờ đồ đạc trong nhà đã hết, Công dỡ luôn cả đại đoàn kết được trao tặng đem bán dần. Cực chẳng đã, vợ con Công đành bỏ về nhà ngoại ở. Cảnh tượng đau lòng như thế không hiếm thấy ở những địa bàn nóng về ma túy như Điện Biên Đông. Cứ như vậy, ma túy và nghèo đói luôn đồng hành với nhau, ám ảnh những bản làng của huyện vùng cao khó khăn này. Thực trạng đó khiến cho cấp ủy, chính quyền các xã trên địa bàn bối rối không biết tìm cách nào tháo gỡ. Ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã Keo Lôm – điểm nóng thứ 2 về ma túy ở Điện Biên Đông cho biết: “Xã Keo Lôm hiện có gần 200 người nghiện ma túy. Đây là một nguyên nhân kéo sự phát triển kinh tế - xã hội của xã đi xuống. Nhiều gia đình có người nghiện, vợ con thì đi làm quần quật suốt ngày nhưng chồng ở nhà chỉ bòn rút bán đi để hút, hít. Hiện xã vẫn chưa có giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này.”
Bản Xì Cơ, xã Keo Lôm sâu tút hút sau con đường mòn ngoằn ngoèo đá sỏi. Bản nhỏ này có 40 hộ dân thì trên 30 hộ là hộ nghèo và gần chục người nghiện ma túy. Những hộ có người nghiện ở đây đều nghèo khó và thiếu ăn quanh năm. Chị Lý Thị Chu lấy chồng là Mùa Phá Sử đã được 15 – 16 năm, nhưng ngay từ sau khi về nhà chồng được nửa tháng thì chồng chị lao vào con đường nghiện ngập. Có chồng mà cũng như không, quanh năm ngày tháng một mình chị Chu làm nương rồi làm thuê, làm mướn nuôi 6 đứa con, đứa nhỏ nhất năm nay mới được hơn 1 tuổi. Chị làm quần quật quanh năm cũng chẳng đủ ăn. Chồng chị Mùa Phá Sử được địa phương tạo điều kiện đưa đi cai nghiện nhưng rồi lại tái nghiện trở lại. Giờ Mùa Phá Sử đã bỏ đi nơi khác ở, còn mẹ con chị Ly vẫn đang phải sống trong căn nhà vách liếp, ngồi trong nhà nhìn thấy cả trời xanh, với tài sản duy nhất là mấy cái nồi méo mó và 2 chiếc giường tre ọp ẹp. Nói chuyện về ma túy và nghèo đói ở Điện Biên Đông một cán bộ xã ở Keo Lôm nói với chúng tôi rằng: khi nào không còn người nghiện ma túy nữa thì Điện Biên Đông mới hết nghèo! Câu nói này chẳng có ẩn ý gì nhưng làm cho bất kỳ ai nghe thấy cũng phải lặng đi vì suy nghĩ. Đến khi nào ma túy và nghèo đói mới thôi ám ảnh những bản làng nơi huyện nghèo heo hút này? Theo số liệu thống kê gần đây nhất, Điện Biên Đông có tới gần 1.000 người nghiện ma túy, nhưng năm 2012 huyện mới tổ chức đưa được 50 người đi cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh. Như vậy vẫn còn trên 900 người nghiện đang hàng ngày vật vã với những cơn đói thuốc, và hàng trăm gia đình đang phải gánh chịu những hệ lụy đau lòng.
Không mấy ai ngồi phân tích hết nguyên do vì sao số vụ án về ma túy ở Điện Biên Đông mỗi năm một tăng; năm nào cũng tổ chức cai nghiện nhưng người nghiện không mấy thuyên giảm, trong khi các lực lượng chức năng ở đây vẫn ngày đêm phải căng mình đối phó với các thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy. Có thể là do công tác phòng chống tội phạm ma túy của địa phương vẫn chưa thực sự được xã hội hóa; có thể là do các ban ngành đoàn thể chưa quyết liệt; công tác cai nghiện còn gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân... Chia sẻ với chúng tôi về điều này thiếu tá Trần Xuân Bắc, Đội phó đội Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy Công an huyện Điện Biên Đông cho biết: “Đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy đòi hỏi từ gia đình, xã hội và các cơ quan đoàn thể phải quan tâm, đấu tranh quyết liệt. Chỉ có lực lượng công an không thôi, chỉ có chính quyền không thôi, gia đình không tham gia, đối tượng không nhiệt tình thì có lẽ là đều thất bại hết”.
Từng ngày qua đi, những bản làng vùng cao của Điện Biên Đông vẫn đang quằn quại bởi nỗi đau ma túy. Nghèo đói, phạm tội cũng từ đây mà ra. Đã đến lúc địa phương cần suy nghĩ về biện pháp phòng chống ma túy tích cực và quyết liệt hơn, khi các biện pháp tuyên truyền hiện tại chưa tạo được hiệu ứng xã hội cao và cai nghiện cộng đồng thì chưa hiệu quả.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo