Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khi vẽ một bức tranh cần sắp xếp (bố cục) mảng hình, đường nét như thế nào cho hợp lí?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
4.346
3
2
Mei Dee
11/11/2018 13:33:26

Tranh bố cục là thể loại tổng hợp tất cả các thể loại đã học từ hình họa, trang trí đến định luật xa gần. Bố cục tranh và tranh bố cục là hai từ hoàn toàn không giống nhau. Tất cả các thể loại trong hội họa đều phải sử dụng phương pháp bố cục, kể cả trang trí. Bố cục nghĩa là sắp xếp mang tính nghệ thuật các hình thể trong khuôn hình nhất định. Còn tranh bố cục là một từ để gọi một thể loại tranh. Tranh bố cục còn gọi là tranh đề tài, nhưng ngay bản thân từ đề tài cũng không rõ ràng vì, như ta biết, không có tranh nào là không có đề tài. Tranh bố cục đã thành một từ quen thuộc có nghĩa là thể hiện nội dung mà chủ yếu là lấy con người, vật ( thú , chim ) làm đối tượng để miêu tả. Ba điểm mà mọi thể loại trong hội họa phải thể hiện là đề tài, chủ đề và chủ điểm thì tranh bố cục có thể là loại đòi hỏi vhawtj chẽ nhất trong quá trình xuất hiện. Do lấy người vật làm chủ thể, là nhân tố chủ yếu nên mọi hành động trong tranh bố cục qua những nhân vật , con người, con vật ,phải nổi lên hàng đầu và mọi hành động phải qui tụ vào chủ điểm, phục vụ cho chủ điểm. Bố cục không được tản mạn mọi cảnh vật xung quanh phục vụ cho nội dung của bức tranh mà chủ điểm là vai trò trung tâm. Bố cục không được lấn át chủ điểm.Thí dụ : đề tài nông nghiệp nhưng chủ đề có thể là gặt lúa hoặc thủy lợi, ..v.v..v Vậy thì chủ điểm là cụm người gánh lúa hay gặt lúa , tát nước hay bơm nước ….. Bối cảnh là không gian, sự việc diễn biến trong bố cục nhất thiết phải phù hợp với chủ đề và chủ điểm. Còn đề tài là nội dung ruộng. Thí dụ : vẽ về nông nghiệp thì có thể vẽ những người đập lúa ở sân hợp tác. Nhưng vẽ những người gặt lúa thì phải ở ngoài đồng ruộng, như bờ ruộng xóm làng xa xa,.v..v..v đã có không gian thì phải có thời gian : sáng, chiều hay tối – nắng hoặc mưa. Tất cả những điểm nói trên, chỉ mới là giải quyết cái chung nhất của bức tranh, thông qua chủ đề, mới là tả cái không khí lao động của thực tế. Để chất lượng bức tranh đưuọc sâu hơn trong nội dung diễn đạt, còn phải tả được thái độ, tình cảm của các nhân vật, mà chủ yếu là nhân vật ở cụm chủ điểm. Những nhân vật vật khác nếu có chỉ là trong bối cảnh chung, chỉ cần tả hành động qua các thế dáng. Vẽ tranh đề tài thú, chim cũng như vậy.

Phương pháp vẽ tranh bố cục

Có hai phương pháp để thể hiện tranh bố cục.

1. Tự thân của thực tế đã là một bố cục ( gọi tắt là bố cục tự thân )

Thí dụ : ở công trường xây dựng, có thể có những góc tự thân nó đã như một bức tranh. Một số công nhân đang nhận những tấm pa – nen là chủ yếu và phụ đề là chiếc xe cần trục với người công nhân điều khiển cần trục. Bối cảnh là những bức tường đang xây, có người đứng trên cao, dưới đất xa xa là những công nhân đang chuyên chở vôi cát ,.vvv..v Người vẽ thể hiện bằng bột màu quang cảnh xây dựng ấy vì bản thân quang cảnh tự nhiên đã cso chủ đề, chủ điểm, bối cảnh rồi. Vẽ theo phương pháp trên cũng như là vẽ tranh phong cảnh, chỉ khác ở chỗ chủ điểm là những con người. nhưng để nâng cao bức tranh hơn nữa về mặt nghệ thuật, còn phải thực hiện một số yêu cầu khác để hoàn thiện. Vì vẽ tại chỗ, những con người cử động, nên chỉ có khả năng thể hiện như là kí họa bằng bột màu. Để hình thể và dáng điệu đúng hơn, phải mượn mẫu người diễn lại những động tác ở ngoài hiện trường . Cũng như những hình vật khác, cần phải nghiên cứu lại cho đúng hơn ( có thể thực hiện ở nhà ). Tất cả những công việc như bố cục, thêm bớt, xê dịch, người vẽ thực hiện như là vẽ phong cảnh đã dẫn.

2. Bố cục suy luận

Đây là lối thể hiện theo phương pháp kinh điểm hàn lâm, kiểu nhà trường nhất. Mọi người học vẽ lúc đầu cần phải theo, vì nó có tính khoa học, được thực hiện có trình tự, bài bản, từng bước khá cụ thể. Gọi là suy luận, vì thực hiện lối vẽ này luôn luôn phải vận dụng những tư duy chủ quan, thông qua phương pháp bố cục để thể hiện tranh với đề tài chủ đề, chủ điểm và mọi nguyên tắc ràng buộc của nó, hoàn toàn khác với bố cục loại trên, là dựa trực tiếp vào thực tế và chỉ với một số yêu cầu nhất định về bố cục. Để thực hiện theo phương pháp suy luận, cần phải tiến hành từng bước như sau :

a) Chọn đề tài và đi vào thực tế để ghi chép bằng tốc họa, kí họa, kí họa kĩ những người, vật , cảnh, phục vụ cho đề tài .

b) Dựa vào tài liệu là những kí họa sắp xếp theo chủ đề, chủ điểm hoàn toàn chủ động thông qua nguyên tắc bố cục.

c) Thể hiện xong tranh bố cục phác bằng chì bắt đầu tô màu dựa vào trí nhớ theo chủ quan. Phác thảo màu đã hoàn thiện chuyển sang thể hiện theo quá trình như sau:

- Phóng từ phác thảo ra tranh to theo ý muốn theo cách kẻ ô bàn cờ trên phác thảo và trên giấy vẽ tranh.

- Tô màu xám nhạt chu vi các hình, sau đấy mới tô các mảng màu dựa vào phác thảo.Tô xa trước, gần sau.

- Tô xong màu khái quát toàn bộ, vẽ kĩ và sâu cả sắc độ và màu sắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
....^_^....
01/07/2019 15:29:29
Sơ lược về cách sắp xếp bố cục trong trang trí
Việc sắp xếp bố cục trong trang trí qua một bài thi vẽ trang trí màu là một trong những vấn đề cần được chú ý và nhận được sự quan tâm của nhiều em thí sinh. Vậy làm thế nào để có được bố cục trang trí hợp lý?
Để có thể phân được bố cục các mảng trang trí một cách hợp lý thì việc đầu tiền là bạn phải hiểu được bố cục trang trí là gì? Đó chính là sự sắp xếp các yếu tố trang trí như hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu sắc theo những qui tắc của trang trí, phù hợp với từng thể loại trang trí khác nhau.
Tầm quan trọng của bố cục trong trang trí. Như chúng ta đã biết, bố cục chiếm 1 vị trí quan trọng quyết định đến sự thành công của một bài trang trí.
Vậy nói một cách chính xác, bố cục là gì? Hiểu một cách đơn giản, bố cục là một phần của thiết kế mà trong đó. Tất cả các yếu tố riêng biệt được kết hợp với nhau để tạo thành một tổng thể có sự gắn kết chặt chẽ.
Bố cục giống như khung xương sống của một thiết kế. Dựa theo khung xương sống ấy, các thông tin sẽ được triển khai một cách thu hút, logic và khoa học hoặc sẽ bị rối, hời hợt và không hiệu quả. Một thiết kế đẹp trước hết phải là một thiết kế có bố cục hoàn mĩ. Những quy luật về bố cục sẽ là chìa khóa giúp các bạn chinh phục ngưỡng cửa đầu tiên của một thiết kế thành công.
Nguyên tắc sắp xếp bố cục trong trang trí 1. Nguyên tắc tương phản:
Đây là một trong những nguyên tắc được áp dụng khá nhiều vào các bài trang trí màu, các sản phẩm trang trí… nhằm làm nổi bật lên điểm cần chú ý trong một bố cục trang trí. Bạn cũng có thể hiểu đây chính là việc sử dụng sự đối lập giữa các thành phần như màu sắc, đậm, nhạt, đường nét…
Để tôn vinh những điểm cần thiết cho vật trang trí.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Mỹ thuật Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K