Trả lời:
c) Việc chép sai thơ có ảnh hưởng rất nhiều đến câu thơ đấy bạn ! Này nhé :
* Khi viết: "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh" là Nguyễn Du đã ngụ ý : Thiên nhiên (hoa, liễu) phải "ghen, hờn" vì "thua, kém" vẻ xinh tươi tuyệt đẹp của nàng Kiều. Mà nếu đã "ghen, hờn" thì phải "đánh ghen, rửa hờn", câu thơ miêu tả sắc đẹp của Kiều đồng thời cũng ngầm dự báo luôn cả số phận, cuộc đời "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần" của Kiều sau này !
* Khi bạn viết sai thành "hoa ghen thua thắm, liễu buồn kém xanh" thì từ "buồn" không mang sắc thái "dữ dội, báo thù" bằng từ "ghen, hờn". Và, từ "buồn" cũng không có ý nghĩa "dự báo" về cuộc đời Kiều như hai từ "Ghen, hờn" của Nguyễn Du !
* Mặt khác, viết sai từ ngữ trong thơ, văn là điều "tối kỵ" bởi nó làm chệch nghĩa, mất nghĩa của ý thơ, hoặc tạo nên những lời thơ vô nghĩa, buồn cười...Mặt khác, đó còn là biểu hiện của sự cẩu thả, không tôn trọng tác giả !