Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn bài và làm bài văn: Dựa vào văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

làm dàn bài và bài văn :
Đề 1 : dựa vào văn bản chiếu dời đô và hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Đề 2 : Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
Đề 3 Câu nói của M. Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách , nó là nguồn kiến thức Chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những cảm nghĩ gì???
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.361
3
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/03/2019 20:39:38
2/ Mối quan hệ giữa học và hành
1) Mở bài.
  • Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
  • Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.
2) Thân bài.
  • Giải thích câu nói: Thế nào là "Học đi đôi với hành"?
  • Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
    • Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
    • Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.
  • Tác dụng của việc học đi đôi với hành.
    • Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
    • Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.
  • Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học,...
3) Kết bài.
Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.
Bài làm:
Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức Chu Đôn Di), một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc.
Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên... để phục vụ đời sống con người.
Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu... Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn... đó là hành.
Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tácđộng hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở... phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu "vinh thân phi gia". Muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Đình Thái
16/03/2019 20:40:15
Đề 2:
Mở bài.
  • Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
  • Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.
2) Thân bài.
  • Giải thích câu nói: Thế nào là "Học đi đôi với hành"?
  • Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
    • Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
    • Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.
  • Tác dụng của việc học đi đôi với hành.
    • Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
    • Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.
  • Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học,...
3) Kết bài.
Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.
Bài làm:
Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức Chu Đôn Di), một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc.
Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản đế dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên... để phục vụ đời sống con người.
Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu... Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn... đó là hành.
Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tácđộng hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở... phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu "vinh thân phi gia". Muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành
4
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/03/2019 20:40:55
Đề 1

1) Mở bài.

  • Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc ta.
  • Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất lớn.

2) Thân bài.

  • Vai trò của Lí Công Uẩn:
    • Thẳng thắn và cặn kẽ chỉ ra những hạn chế của việc định đô lâu ở Hoa Lư.
    • Khẳng định việc dời đô là tuân theo "mệnh trời" - đó là một cái nhìn thấu suốt lịch sử bằng tài năng và bằng tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
    • Nhìn ra những thuận lợi mang tính dài lâu của nơi định đô mới.
  • Vai trò của Trần Quốc Tuấn:
    • Phân tích mục đích viết bài hịch của Trần Quốc Tuấn.
    • Tác dụng của những lời khích lệ của người tướng quân đối với binh sĩ và với vận mệnh quốc gia.

3) Kết bài

Khẳng định lại vai trò của các vị vua anh minh, của các vị tướng soái đối với vận mệnh của dân tộc.

2
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/03/2019 20:41:54
Đề 3:

I. Mở bài

– Sách là một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại.

– Câu nói cùa M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nỏ là nguồn kiến thức, chi cỏ kiến thức mới là con đường sống

II. Thân bài

1. Giải thích: (Đặt câu hỏi: Là gì?)

– Sách là gì? => Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

2. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

– Tất cả mọi thứ từ xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nền đất sét. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học;… sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích.

– Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau.

– Không những vậy, sách còn là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trên thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,…

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. Kết bài

– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

3
0
doan man
16/03/2019 20:54:49
Đề 1 : dựa vào văn bản chiếu dời đô và hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
__________________________
1) Mở bài:
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” Lý Công Uẫn và văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
2) Thân bài:
_ Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
_ Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
_ Người viết “Chiếu dời đô” bày tỏ mục đích dời đô là: “vân mệnh trời”, “theo ý dân”, “thấy thuận thiên thì thay đổi”, dời đến nơi “trung tâm trời đất”, tiện hướng “nhìn sông dựa núi”,… “nơi đây là thánh địa”. Đọc văn bản “chiếu dời đô” ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
_Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
_Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
_ Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
_ Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
_ Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
_ Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ “tam cương, ngũ thường”. Ông xứng đáng là 1 tấm gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 “An thiên cỗ hùng văn”, “tiếng kèn xung trận hào hùng”, mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
3) Kết bài:
_ Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ “có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
_ Suy nghĩ của bản thân em…
2
0
doan man
16/03/2019 20:57:30
Đề 3 Câu nói của M. Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách , nó là nguồn kiến thức Chỉ có kiến thức mới là con đường sống" gợi cho em những cảm nghĩ gì???
_______________

A. Mở Bài
- Vào đề trực tiếp từ câu của của M.goocki
- Nêu vấn đề cần nghị luận
B. Thân Bài
LĐ 1: Ý nghĩa câu nói của M.gooki
a, Giá trị của sách
- Là kiến thức của con ngưòi đã được tích luý ,chọn lọc,tổng hợp.
- Sách có sức mạnh vượt thời gian và ko gian : những cuốn sách viết trên đất sét ,trên da cừu,trên các thẻ tre..cách đây nhiều ngàn năm vẫn góp vào kho tàng tri thức hôm nay.Sách của các dân tộc xa xôi có thể dịch ra, phục vụ tích cực cho 1 dân tọc #
- Sách là 1 sản phẩm kì diệu của con người
b, Sách và kiến thức là con đường sống
- Sách khoa học cho con người đọc hiểu biết về thế giới xung quanh ,về vũ trụ bao la, về các đất nc xa xôi trên thé giới
- Sách giúp hiểu biết về cuộc sống con gnười các thời kì # nhau ,các dân tộc # nhau, hiểu biết đời sống văn hoá dân tộc ,tâm tư,tình cảm ,khát vọng của con người
-sách giúp mình tự khám phá ra dânt ộc mình bản thân mình\
-Sách giúp con ngươi biết ước mơ nuôi dưỡng khát vọng
LĐ2: đánh gia tác dụng của sách
a. Sách tốt
- Giúo con người hiểu biết đúng đắn về cuộc sống để từ hiểu biết mà yêu ghét đúng
-Nuôi dưỡng ,khích lệ những khát vọng cao thượng
b.SÁch xấu
- Xuyên tạc cuộc sống và con người ,đề cao dân tộc này mà bôi nhọ dân tộc #
- Kích động những thị hiếu thấp kém để cao lối sống bản năng
LĐ3: Thái độ của bản thân đoói với sách
-đọc sách là 1 cáhc tự bồi dưỡng kiến thức 1 thú vui tinh thần
-Biết chọn sách để đọc
-Biết cách đọc sách :làm cho cuộc sống của mình thêm phong phú ,đẹp hơn....
C,Két luận
-Khẳng định tác dụng của sách từ trước tới nay
- Sách mãi mãi gắn với sự phát triển của cuộc sống

2
0
doan man
16/03/2019 20:58:36
Đề 2 : Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
___________________
MB: Nêu khái quát ý nghĩa của việc học và hành. (Tục ngữ có câu "Học phải đi đôi với hành)
TB: *Giải thích:
-Học là gì?
+Thu nhận kiến thức
+Luyện tập kĩ năng do người khác truyền đạt
-Hành là gì?
+Hành là thực hành, là làm
-Mục đích của việc học?
+Học để biết rõ đạo lí, để làm người tốt
+Học để có tri thức, vận dụng vào cuộc sống, phục vụ cho bản thân, cho đất nước.
-Mục đích của hành?
+Là làm để quen tay, có kĩ năng thành thạo. "Trăm hay không bằng tay quen"
*Phân tích hạn chế của việc chỉ thực hiện một mặt:
-Học mà không hành thì sao?
+Chỉ giỏi lí thuyết, hiểu biết sách vở, đó là lí thuyết suông. Khi thực hành thì lúng túng (Dẫn chứng)
+Thiếu kinh nghiệm thực tế nên hạn chế khả năng sáng tạo
-Hành mà không học thì như thế nào?
+Hành mà không học thìsẽ không có kết quả cao, nhất là trong thời đại khoa học - kĩ thuật đang phát triển.
*Phân tích mối quan hệ giữa học và hành:
-Học phải đi đôi với hành là phương pháp tốt nhất.
-Kết hợp giữa học và hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện, vừa có kiến thức vừa có kĩ năng.
KB: Rút ra bài học và nêu cảm nghĩ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×