Mở bài:
+ Giới thiệu bài thơ ( về tác giả, đi từ những bài thơ, những tác phẩm văn học, những câu thơ viết cùng đề tài, . . . ).
Thân bài:
+ Dẫn dắt bằng hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
_ Xác lập luận điểm: Giá trị nổi bật về nghệ thuật, về nội dung của bài thơ.
Bài thơ là sự thành công của bút pháp gợi và bút pháp tả cảnh ngụ tình. Trong bài thơ tác giả đã khắc họa thành công toàn cảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc vào một đêm trăng sáng và bên cạnh đó là hình ảnh của nhân vật trữ tình.
+ Xác lập hệ thống luận cứ:
– Luận cứ 1: Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên
.) Biện pháp nghệ thuật so sánh: Tiếng suối – tiếng hát xa ( thiên nhiên – con người ).
-> Sự quyến rũ của bản nhạc thiên nhiên: có độ trầm, bổng, vang ngân -> gợi ra không gian núi rừng Việt Bắc yên tĩnh, thanh vắng -> một cuộc sống thanh bình yên ả.
.) Nghệ thuật điệp từ: “lồng” – “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” -> Vẽ lên bức tranh với nhiều tầng bậc: Trăng chiếu xuống những cây cổ thụ là những cây cao nhất, bóng cây cổ thụ lại lồng những khóm hoa ở bên dưới.
-> Làm cho bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc rất lung linh, huyền ảo. Làm cho bức tranh có chiều sâu và cuốn hút mọi ánh nhìn.
->Ánh trăng Việt Bắc rất sáng, rất trong, nó soi tỏ không chỉ một tầng bậc của cảnh vật mà nó có khả năng soi tỏ nhiều tầng bậc. Cảnh vật ở Việt Bắc trở nên đẹp hơn dưới sự soi rọi của ánh trăng.
=> Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng được vẽ với những nét vẽ nên thơ, mĩ lệ. Đằng sau bức tranh ấy chắc chắn phải là một tâm hồn nhaỵ cảm, một tình yêu thiên nhiên say đắm và những cảm xúc mãnh liệt trước những vẻ đẹp của cuộc sống. Đó là những vẻ đẹp của tâm hồn người nghệ sĩ.
-Luận cứ 2: Hình ảnh nhân vật trữ tình.
.) Phép so sánh: “ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ”.
->Tác giả một lần nữa khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ( cảnh đẹp của thiên nhiên như được tao ra bởi bàn tay tài hoa của con người, đẹp như được vẽ bằng cả tài năng và tâm hồn của người nghệ sĩ ) -> cảnh rừng Việt Bắc hiện lên như một bức tranh của một danh họa, đẹp lung linh mê hồn, huyền ảo.
->Phép so sánh là sự lí giải cho nguyên nhân và cũng là cái nền, cái cớ để lí giải cho sự xuất hiện của nhân vật trữ tình. Vì cảnh thiên nhiên quá đẹp làm cho con người say mê mà chưa thể ngủ. Điều này một lần nữa khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm của thi nhân.
.) Câu cuối: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Quan hệ từ “vì” nêu nguyên nhân và đến đây nguyên nhân chính làm nhân vật trữ tình phải trăn trở, phải lo âu là nỗi nước nhà.
+Bài thơ được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, trong lúc nhân dân ta đang thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn. Thực dân Pháp ngày càng lộng hành, lực lượng của chúng luôn được củng cố thì chúng ta đang phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn thách thức ( bài thơ được sáng tác trước bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, trong bài thơ Tây Tiến ta thấy
chúng ta thiếu thốn trang thiết bị, vật chất rất nhiều, đời sống của các chiến sĩ vô cùng khó khăn gian khổ – “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. Lúc bấy giờ nền độc lập nước ta còn non trẻ, ngân khố trống không, sau “Tuần lễ vàng” chúng ta tiếp tục phải chống giặc đói, giặc dốt.
+ Tất cả làm Bác trăn trở, đây không phải đêm duy nhất Bác Hồ có tâm sự không ngủ được, nó là đêm thứ bao nhiêu không ngủ được bước vào thơ Bác rồi( dẫn ra một số bài thơ viết trong đêm không ngủ của Bác – “không ngủ được”, . . . ).
=>Bộc lộ một con người đẹp: tinh yeu nuoc một nhân cách vĩ đại suốt đời lo cho dân cho nước -> vẻ đẹp của một người chiến sĩ.
Kết bài:
+Tóm lược lại thành công của nội dung và nghệ thuật của bài thơ và hình ảnh nhân vật trữ tình