Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết bài ''Bàn về đức tính khiêm nhường''

1. lập dàn ý chi tiết bài ''bàn về đức tính khiêm nhường''.
2. lập dàn ý chi tiết bài '' điều kì diệu của trái tim''.
3. lập dàn ý chi tiết bài '' suy nghĩ về tinh thần tự học.''
4. lập dàn ý chi tiết bài ''suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc sống hôm nay''.
14 trả lời
Hỏi chi tiết
11.991
49
8
Nguyễn Thị Thu Trang
02/08/2018 14:45:38
Bài 1
A. Mở bài

Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

B. Thân bài
1) Giải thích

Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2) Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường
  • Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
  • Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
  • Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
3) Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
  • Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.
  • Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
  • Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:
    • Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
    • Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:
“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

  • Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.
4) Mở rộng
  • Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
  • Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
C. Kết bài
  • Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.
  • Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
19
9
Mạnh Duy
02/08/2018 14:47:50

1. Mở bài

Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đẽ trước mắt người xem khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.

2. Thân bài

a) Giải thích ý kiến

- Khiêm nhường là khiêm tốn trong quan hệ ứng xử, biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải và dè dặt, không tự đề cao cá nhân; là biết nhường nhịn, không dành cái hay, cái lợi về mình.

- Khiêm nhường là một đức tính tốt của con người.

b) Bàn luận

(1) Biểu hiện của khiêm nhường trong đời sống

- Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.

- Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.

- Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.

- Dẫn chứng: Khiêm tốn trong ứng xử, trong hành động, trong lời nói… trong các mối quan hệ:

+ Trong gia đình: Thể hiện quan hệ giữa anh chị em trong nhà, giữa con cái với cha mẹ... Nếu không có tính khiêm nhường thì những người trong nhà tranh giành nhau mà đấu đá nhau, sẽ không thể có một gia đình thuận hòa, yên ấm.

+ Ngoài xã hội: Thể hiện quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên cấp dưới, học trò với thầy cô giáo... Khiêm nhường giúp cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Khiêm nhường đúng lúc sẽ giúp ta nhìn thấy những khiếm khuyết của bản thân cũng như học tập được nhiều ưu điểm từ người khác.

(2) Vì sao cần phải khiêm nhường?

- Khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện, tu dưỡng. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Đó là cơ sở để mỗi người tự hoàn thiện nhân cách.

- Khiêm nhường sẽ giúp cho việc giao tiếp, đối xử giữa người với người trong xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Khiêm nhường là phẩm chất cần có của mỗi con người trong tập thể, trong xã hội. Người có đức tính khiêm nhường được mọi người yêu quý, nể phục.

(3) Mở rộng, phản đề

- Phê phán những người có tính tự kiêu, tự mãn,coi thường người khác; có lối sống tham lam, ích kỉ, hay khoe khoang, thích tranh giành hơn kém với người khác.

- Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt mà bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ.

- Là học sinh, chúng ta cần tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm lo học tập trau dồi kiến thức để nâng cao tri thức và có cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống.

3. Kết bài

Sứ đồ Phao-lô từng nói “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”. Chẳng phải khiêm nhường cũng là nhẫn nại, nhân từ, không ghen tị, khoe mình hay kiêu căng đấy sao? Vậy hãy khiêm nhường để đem tình yêu ấy không phủ khắp thế gian cũng phủ khắp cuộc sống của chính mình.

4
6
Mạnh Duy
02/08/2018 14:48:45
I. Mở bài
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn

- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi
- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3. Bình luận về lòng khiêm tốn
a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi
- Luôn khoe khan bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “ dế mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài
4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại
6
3
Nguyễn Tấn Hiếu
02/08/2018 14:52:39
I. Mở bài: giới thiệu về tình mẫu tử
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Đây là những câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên nói về tình mẫu tử. mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta. Mẹ là người mang nặng đẻ đau chúng ta, mẹ tần tảo nuôi chúng ta khôn lớn. công lao của mẹ lớn lao biết nhường nào, chính vì thế gọi tình cảm mẹ con là tình mẫu tử.
II. Thân bài: dàn ý cảm nghĩ về tình mẫu tử
1. Thế nào là tình mẫu tử:

- Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con
- Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con
- Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc
2. Bình luận về tình mẫu tử:
a. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:
- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….
- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta
- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa
b. Tình mẫu tử đối với mỗi người:
- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương
- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi
c. Vai trò của tình mẫu tử:
- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi
- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống
3. Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:
- Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này
- Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha
- Không có những hành động thiếu tình mẫu tử
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử
- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ
8
4
Nguyễn Tấn Hiếu
02/08/2018 14:54:02
A. Mở bài :
- Nêu luận đề : tình mẫu tử trong xã hội hiện nay
B. Thân bài :
1. Giải thích :
- Tình mẫu tử là tình thương yêu , là sự hi sinh , chở che , bao dung của người mẹ đối với con. Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời.
2. Phân tích mặt đúng :
- Biểu hiện tình mẫu tử:
+ Ngay từ những ngày đầu chập chững, mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che.
+ Khi lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng ta trên đường đời đầy gian lao, thử thách
+ Dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành ( lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống và trong văn học )
- Tác dung , ý nghĩa:
+ Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống.
+ Làm cuộc đời ấm áp hơn
3. Phân tích mặt sai :
- Những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ cốt nhục của mình , hành hạ , ngược đãi con.
- Những người lợi dụng tình mẫu tử đánh đập, hành hạ trẻ em.
- Những đứa con tệ bạc với cha mẹ, không chăm sóc, phụng dưỡng những lúc mẹ già tuổi cao sức yếu ( chỉ dẫn chứng )
4. Bài học nhận thức và hành động :
- Trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử
- Có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình : biết vâng lời , nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ ; siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng , quan tâm , giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất
C. Kết bài :
- Khẳng định ý nghĩa của tình mẫu tử
- Liên hệ bản thân
4
3
Nguyễn Tấn Hiếu
02/08/2018 14:57:23
A. Mở bài :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
B. Thân bài :
1. giải thích :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2. chứng minh :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3. phê phán :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4. đánh giá :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
C. Kết bài :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
3
4
Nguyễn Tấn Hiếu
02/08/2018 15:08:01
ĐỨC TÍNH KHIÊM NHƯỜNG
A. Mở bài :
- Trong xã hội bên cạnh những kẻ kênh kiệu phách lối có những người sống khiêm nhường
- Họ nhún mình tự cho mình kém hơn người khác.
- Khiêm nhường là một đức tính tốt đáng cho ta học tập.
B. Thân bài :
1. giải thích :
- “Khiêm nhường”có nghĩa là khiêm tốn và nhún nhường.
- Người “khiêm nhường” luôn cho rằng mình thấp kém không tài giỏi bằng người khác.
- Người “khiêm nhường” luôn nhận phần thua thiệt không muốn hơn mọi người.
2. chứng minh :
- Trong cuộc sống người khiêm nhường không phải là ít.
- Khi vào bàn tiệc, họ ngồi vào chỗ khuất. Khi bình chọn, họ cho rằng mình thua người khác và khiêm tốn từ chối.
-Người học sinh giỏi khiêm tốn trước mọi người , tự cho rằng mình phải cố gắng hơn.
- Người lãnh đạo khiêm tốn tự cho mình không giỏi và chịu khó học hỏi.
3. phê phán :
- Trong xã hội cũng còn rất nhiều người không biết khiêm nhường, luôn tự cao, tự đại, lấn lướt kẻ khác. Họ không biết những hành động đó nói lên giá trị thấp kém của mình.Đó chỉ là những kẻ“thùng rổng kêu to”.
4. đánh giá :
- Khiêm nhường là một đức tính tốt. Nó làm người ta không kiêu căng, phách lối, luôn cố gắng học hỏi và nâng mình lên.
- Tuy nhiên khiêm nhường không có nghĩa là tự ti hay tự kĩ. Bởi vì khiêm nhường chỉ thể hiện đức tính hạ mình, không làm cho người đối diện phải mất lòng. Không phải lúc nào cũng cho mình là hèn kém, thua thiệt, rồi sinh ra mặc cảm tự ti hay nhìn đời bằng cặp mắt chán nản, tự kĩ.
- Phải luôn quan niệm “ xưng khiêm hô tôn” với mọi người trong xã hội.
C. Kết bài :
- Khiêm nhường là một đức tính tốt. Người thể hiện sự khiêm nhường sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng.
- Chúng ta rèn luyện đức tính để trở thành người tốt.
0
2
Mạnh Duy
02/08/2018 15:56:42
Dàn ý về tình mẫu tử

I. Mở bài: giới thiệu về tình mẫu tử
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Đây là những câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên nói về tình mẫu tử. mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta. Mẹ là người mang nặng đẻ đau chúng ta, mẹ tần tảo nuôi chúng ta khôn lớn. công lao của mẹ lớn lao biết nhường nào, chính vì thế gọi tình cảm mẹ con là tình mẫu tử.

II. Thân bài: dàn ý cảm nghĩ về tình mẫu tử
1. Thế nào là tình mẫu tử:

- Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con
- Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con
- Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc
2. Bình luận về tình mẫu tử:
a. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:
- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….
- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta
- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa
b. Tình mẫu tử đối với mỗi người:
- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương
- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi
c. Vai trò của tình mẫu tử:
- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi
- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống
3. Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:
- Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này
- Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha
- Không có những hành động thiếu tình mẫu tử

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử
- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ
0
2
Mạnh Duy
02/08/2018 15:58:52
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học them hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học them chúng ta cần phải có tinh thần “ tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.

II. Thân bài
1. Thế nào là tự học?
Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
Tự học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp
2. Chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta.
Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyên
Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học
Phê phán những người có thói gét học và xme đó là một cực hình
Phê phán những con người lười học
Phê phán những người học tủ, học vẹt
4. Đánh giá việc tự học
Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
Khi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lại
Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác

III. Kết bài
Nhờ tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn
Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
Cần tạo cho mình một thói quen tự học
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
03/08/2018 12:12:53
Dàn ý về sự khiêm nhường:
a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính khiêm nhường.
- Giới thiệu luận điểm: Khiêm nhường là phẩm chất cao đẹp của con người

b) Thân bài:

* Khái niệm khiêm nhường:
- Là khiêm tốn :D (hì đùa chút thôi) Khiêm nhường là ko tự cao tự đại về những gì mình làm đc. Luôn coi đó là việc bình thường, ko huyêng hoang vì những việc đó và ko ngừng phấn đấu tiếp.

* Tại sao khiêm nhường là phẩm chất cao đẹp của con người?
- Vì con người khiêm tốn là con người ko kiêu ngạo, biết lượng đúng năng lực của mình, biết nhún nhường,...
- Vì khiêm tốn sẽ giúp cho bản thân chúng ta ko ngừng phấn đấu, học hỏi để đạt được nhiều thành công hơn nữa
- Người khiêm tốn luôn cho mình là còn kém và cần học thêm nữa => đường tới thành công gần hơn và luôn đạt đc những thành công ngoài sức tưởng tượng (ý da, hình như lặp ý câu trên :P)
- Ngườ khiêm tốn biết nhìn xa trông rộng, tránh đc những thói xấu như tự cao tự đại, kiêu ngạo,..

* Những tấm gương về sự khiêm nhường:
- Bác Hồ luôn khiêm tốn, luôn coi những việc mình làm là bình thường và phấn đấu liên tục. Kết quả là Bác đã thành công, đã cứu cả 1 dân tộc...

c) Kết bài:
- Khẳng định luận điểm.
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
03/08/2018 12:15:40
Điều kì diệu của trái tim
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
03/08/2018 12:18:07
Dàn ý về tinh thần tự học:
------------------
Đặt vấn đề:

Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

1. Giải thích các khái niệm:

Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

2. Bình luận về tự học:

a. Vai trò của tự học :
Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....
Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay

3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
03/08/2018 12:20:37
Dàn ý về tình mẫu tử:

Mở bài
Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…
Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

Thân bài
Bước 1: Khái quát về tình mẫu tử
Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con . Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương , che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.

Bước 2: Bình về tình mẫu tử
Mẹ là người luôn che chở ta
Mẹ là người luôn che chở ta
Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:
– Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang năng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.

– Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.

– Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)

– Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc , còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh ( dẫn chứng).
Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.
Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ
Mẹ hi sinh cho ta tất cả
Mẹ hi sinh cho ta tất cả
Bước 3: Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử
Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.
Không ngừng nỗ lực học tập , tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.
Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.
Kết bài
“Ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” (Nguyễn Duy)
Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.
1
0
NguyễnNhư
19/06 21:41:49
MB:    
                                                                         Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
     Đó là điều thứ năm trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Một trong các đức tính tốt cần có ở thiếu ni nói riêng và mọi người nói chung là sự khiêm nhường . Đây là 1 phẩm chất đáng quý
TB: 
-     Thế nào là sự khiêm nhường? Khiêm nhường là khiêm tốn, không tự cao tự đại, không kiêu căng tự phụ. Người khiêm nhường luôn thấy mình còn thua kém người khác
-      Sự hiểu biết, tài giỏi của một người là rất nhỏ so với kiến thức của nhân loại, có giỏi mấy cũng phải là tuyệt đối , chỉ như hạt cát giữa sa mạc, như giọt nước trong đại dương. Sự khiêm nhường giúp con người thấy mình còn thấp kém, từ đó luôn có ý thức học hỏi, để ngày càng tiên sbooj và thành công trong cuộc sống . Ngay cả nhà bác học thiên tài  Đác - uyn cũng khẳng định " Bác học không có nghĩa là ngừng học" . Khiêm nhường là một đức tính tốt, đáng trân trọng
-    Bên cạnh những người tốt như vậy thì có không ít người huênh hoang, khoác lác tự " tiếp thị" mình. Nhừng người kiêu căng, tự phụ , cho mình là nhất , coi thường người khác, bằng lòng với chính mình, từ đó không có ý thức học tập. 
-    Bản thân ta phải luôn có ý thức học hỏi, cầu tiến. Không vỗ ngực tự đề cao mình hơn người khácm khi làm được một việc gì đó không khoe khoang , tự mãn.  Sống chan hoàn , giản dị với mọi người chung quanh. 
KB
     Sự khiêm nhường chính là một tố chất cho những ai muốn thành công trên con đường đời, Vì thế tất cả chúng ta nên khiêm nhường học hỏi từ mọi người, mội việc chung quanh để trở thành người có hiểu biết , có văn hoá. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo