Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý chi tiết cho các đề văn sau: Giới thiệu về Hồ Gươm. Cây lúa Việt Nam tự giới thiệu. Giới thiệu về cây phượng. Giới thiệu về trường em

Mk cần cả dàn ý và bài viết lun na!!thank mn
8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.509
1
3
Trà Đặng
05/08/2018 22:04:19
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu hồ gươm

Ví dụ:
Hồ Gươm còn gọi là hồ Hoàn Kiếm, đây là một di tích gắn liền với lịch sử dân tộc. đồng thời hồ Gươm còn là một danh lam thắng cảnh được nhiều người dân trong nước và ngoài nước đến tham quan và du lịch. Phong cảnh nơi đây cũng khiến em ngỡ ngàng đến lạ.
II. Thân bài: tả hồ gươm
1. Tả bao quát cảnh hồ Gươm:
  • Hồ Gươm nằm giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, thuộc tại quận Hoàn Kiếm
  • Hồ Gươm gắn với nhiều di tích lịch sử và chiến tích của dân tộc
  • Khung cảnh toàn hồ rât êm đềm và sâu lắng
2. Tả chi tiết cảnh hồ Gươm:
a. Tả mặt nước Hồ Gươm:
  • Mặt nước hồ Gươm đẹp như tranh
  • Nước hồ trong xanh
  • Mặt nước in bóng mây và cây xanh hai bên đường
  • Trên mặt nước chó những vịt bơi
b. Tả cảnh vật xung quanh hồ Gươm:
  • Cây côi hai bên hồ um tùm nhưng rất thẳng hàng
  • Những chú chim bay ríu rít trên cao
  • Tiếng gió rì rào thổi
  • Những ngọn cây đung đưa theo gió
  • Những người di tham quan đi rất nhiều: những đứa trẻ, những người lớn, những cụ già, những người nước ngoài,…
  • Quanh hồ Gươm rất ồn ào và tấp nập
c. Những kiến trúc xung quanh hồ Gươm:
  • Cầu Thê Húc
  • Tháp Rùa
  • Đền Ngọc Sơn
  • Tháp bút
  • Đài Nghiên
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hồ Gươm
Ví dụ:
Hồ Gươm là một di tích lịch sử của dân tộc, là một di tích đi suốt với con người Việt Nam. Em sẽ ghé thăm lại hồ Gươm một lần nữa.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả Hồ Gươm” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Nguyễn Thị Thu Trang
05/08/2018 22:04:31
ĐỀ giới thiệu về trường học
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu trường em

Ví dụ:
Mỗi chúng ta ai cũng có một thời học sinh cắp sách đến trường. đó là thời gắn bó với những kỉ niệm, những kỉ niệm không thể quên đối với mỗi chúng ta. Một trong những điều gắn bó với bao kỉ niệm của chúng ta đó là ngôi trường, nơi ta gắn bó mỗi ngày.
II. Thân bài: thuyết minh về ngôi trường của em
1. khái quát trường em
- Trường em có 3 khu:khu giảng đường, khu thực hành- thu viện và khu nha xe
- Trường em rất rộng
- Trường em rất sạch sẽ
2. Chi tiết trường của em
a. Khu giảng đường:
- Khu giảng đường cao 3 tầng
- Khu giảng đường trường em hình chữ u, cao 3 tầng
- Khu giảng đường có tổng cộng16 phòng học dành cho 4 khối lớp
- Cửa sổ được làm bằng kính rất sạch sẽ
- Bàn ghế, bảng và mọi thứ rất tiện dụng
b. Khu thực hành và thư viện
- Khu thực hành- thư viện nằm bên trái của trường
- Khu này gồm các phòng thựuc hành và thư viện
- Các phòng thực hành đầy đủ và hiện đại
- Thư viện rất nhiều sách có ích
c. Khu nhà xe
- Nhà xe rộng có thể chứa hết xe của học sinh
- Khu nhà xe nằm sau trường học
d. Sân trường
- Sân trường có rất nhiều cây cối
- Sân trường làm bằng bê tong
- Sân trường rất sạch sẽ
e. Con người
- Học sinh đang ngồi học trong phòng
- Thầy cô say sưa giảng bài
- Những học sinh không có tiếc ngồi bên gốc cây học bài
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường của em
Ví dụ:
Em rất yêu trường em. Em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về ngôi trường của em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công và học tập tốt.
2
2
Trà Đặng
05/08/2018 22:05:57
I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.
II.Thân bài
1.Khái quát

- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới
2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn
Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:
  • Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
  • Thời kỳ mạ: rễ mạ dài 5-6 cm
  • Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
  • Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ này,chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây

+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá
  • Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
  • Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
  • Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
  • Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm

Chức năng của thân:
  • Chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
Cách trồng lúa:
  • Hạt lúa ủ thành cây mạ
  • Mạ lúa cấy xuống thành cây lúa
  • Chăm sóc tạo nên cây lúa trưởng thành và trổ bông
  • Lúa chín gặt về tạo thành hạt lúa

Vai trò của lúa: lúa cho hạt
  • Trong cuộc sống thường ngày: chế biến thành cơm và các loại thực phẩm khác
  • Trong kinh tế: buôn bán và xuất khẩu lúa gạo

Thành tựu về lúa:
  • Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
  • Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.

III.Kết bài: nêu cảm nghĩ và ý nghĩa của cây lúa
Dù Việt Nam có phát triển và đạt những thành tựu như thế nào vẫn là một lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người Việt Nam. Chính nhờ vào lúa mà ta đã có những bước chuyển biến đáng kể. Việt Nam sẽ luôn là nước có nền văn minh lúa nước.
2
2
Trà Đặng
05/08/2018 22:07:45
I. Mở bài: giới thiệu cây phượng
“Cánh phượng hồng.. còn ép hoài trang vở
Mỗi hè về.. nỗi nhớ lại miên man
Tuổi thanh xuân.. lời thương ấy nồng nàn
Những kỉ niệm.. vẫn ngập tràn rung động”
Đây là những câu thơ trong bài Phương Hồng, một bài thơ gắn liền với bao thế hệ học trò. Nhắc tới cây phượng là ta lại nghĩ đến học trò, những kỉ niệm học sinh. Phượng như một người bạn thủy chung của người học sinh.
II. Thân bài: thuyết minh về cây phượng
1. Nguồn gốc của cây phượng:

- Phượng vĩ có nguồn gốc từMadagascar
- Phượng sinh sống ở vùng cận nhiệt hoặc nhiệt đới
- ở mỗi nước phượng có một tên gọi và giá trị riêng
2. đặc điểm của cây phượng:
- thân cây thuộc học gỗ, vỏ cây xù xì và có màu nâu sẫm
- Lá có màu xanh lục, mọc xen nhau qua nhánh lá
- Tán lá rất rộng, vươn dài ra xa
- Rể của phượng cắm sâu dưới đất
- Hoa phượng màu đỏ có 5 cánh và thường có đốm vàng, nhị hoa dài
- Quả của cây phượng dẹp và có nhiều hạt
3. Ý nghĩa của cây phượng:
- Cây phượng tạo nên bóng mát, che mát
- Phượng làm đẹp cho sân trường và khắp phố phường
- Cảm hứng sác tác cho các nhà thơ nhà văn và học sĩ
- Kỉ niệm học sinh của bao thế hệ học sinh
- Báo hiệu mùa hè đến
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng
- Cây phượng có ý nghĩa về mặt tinh thần và xã hội cho con người
- Chúng ta nên bảo về và duy trì cây này
0
4
Quỳnh Anh Đỗ
06/08/2018 06:43:07
Đề: giới thiệu về Hồ Gươm

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần thuyết minh

Ba chục năm nay trở lại hồ
Bây giờ cảnh-sắc khác ngày xưa
Nhà tranh đâu cả, toàn lầu gác
Súng lạ đì-đòm tịt trúc tơ
Chim-chóc đi về lầm lối cũ
Cốc cò chiều tối ngủ sương mưa
Đáng thương văn-vật trăm năm ấy
Còn lại bên hồ một đá trơ!
Đây là những câu thơ vô cùng mượt mà và thơ mộng trong bài thơ “ Cảm đề” của tác giả Nguyễn Khuyến. Hồ Gươm hay còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm. đây là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ đã trai qua năm tháng lịch sử và chứng kiến bao cuộc kháng chiến anh hung của dân tộc ta. Bên cạnh đó, hồ con là một nhân vật lịch sử trong thời xưa của đất nước, có vai trò rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

II. Thân bài
1. Vị trí địa lí và diện tích

a. Vị trí địa lí
  • Trung tâm quận Hoàn Kiếm
  • Tả ngạn song hồng
  • Phía Đông Bắc: Đinh Tiên Hoàng
  • Phía Nam: Hàng Khay
  • Phía Tây: Lê Thái Tổ
b. Diện tích
Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m
2. Tên gọi
  • LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo
  • THỦY QUÂN: hồ dược gọi với tên này là vì do nhà Trần sử dụng hồ làm chỗ luyện tập thủy quân.
  • HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427).
  • TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phíaNamlà Hữu Vọng.
3. Lịch sử
  • Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối.
  • Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa
  • Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi
  • Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội
4. Vẻ đẹp của Hồ
  • Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ
  • Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc
  • Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hung của dân tộc
5. Các công trình gắn liền với hồ
  • THÁP RÙA
  • ĐỀN NGỌC SƠN
  • ĐỀN BÀ KIỆU (Thiên Tiên điện)
  • TƯỢNG ĐÀI CẢM TỬ
  • CHÙA BÁO ÂN- THÁP HÒA PHONG
  • TƯỢNG ĐÀI LÝ THÁI TỔ
6. Vai trò của hồ
  • Hồ có chức năng điều hòa khí hậu
  • Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà nội
  • Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao
  • Nguồn cảm hứng thơ ca và âm nhạc
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm.
1
3
Quỳnh Anh Đỗ
06/08/2018 06:46:12
Đề: Cây lúa nước tự giới thiệu.

I. Mở bài:

- Cây lúa tự giới thiệu chung về bản thân

(Chúng tôi sinh ra, lớn lên và gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Nói như vậy chắc hẳn các bạn đã biết chúng tôi là ai rồi phải không. Tôi là lúa nếp cái hoa vàng, một thành viên khá quan trọng không thể thiếu trong tập thể họ hàng nhà lúa. Họ nhà lúa không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam nữa cơ đấy.)

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay…

(Không rõ họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt trên Trái đất từ bao giờ, nhưng nghe cha ông kể lại thì đã từ lâu, rất lâu rồi, chúng tôi đã là một loại cây lương thực cổ có vị trí quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người từ xa xưa đến nay. Đi khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… đâu đâu các bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa chuíng tôi đã góp phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời vời cho đất nước:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…”

(Nguyễn Đình Thi)

2. Đặc điểm:

- Lúa là loại cây lương thực quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.

- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm, thân cỏ rỗng

- Lá lúa có phiến dài mỏng, mọc bao quanh thân

- Hoa lưỡng tính, không có bao hoa; quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc.

- Khi lúa chín, cả thân, lá, quả đều ngả màu vàng

- Hạt gạo nằm bên trong vỏ trấu màu trắng…

3. Các loại lúa:

- Có nhiều loại: Lúa tẻ, lúa nếp. Mỗi loại lại có nhiều loại nhỏ khác nhau…………………

- Căn cứ vào thời vụ gieo trồng, có: Lúa chiêm, lúa mùa, lúa xuân hè, lúa hè thu,…

- Căn cứ cách gieo trồng, có: Lúa cấy, lúa sạ, lúa trời,…

4. Quá trình sinh trưởng: Trải qua nhiều giai đoạn

- Từ hạt thóc – nẩy mầm – lên mạ - thành cây lúa – bén rễ - hồi xanh – rồi đẻ nhánh – làm đốt – làm đòng – trổ bông – làm hạt – nở hoa – thụ phấn – hình thành hạt chín

- Quá trình tạo hạt: Từ chín sữa chín sáp chín hoàn toàn.

5. Ích lợi và vai trò của cây lúa:

- Là cây lương thực chính nuôi sống con người (40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính). Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi hạt gạo là “hạt của sự sống”. Lúa có đầy đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, prôtêin, lipit, xenlulôzơ, nước,…

- Gạo để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới)

- Lúa gạo dùng để chăn nuôi

- Lúa còn chế biến ra nhiều sản phẩm như: Bánh, cốm, rượu,…

- Sản phẩm phụ từ lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:

+ Tấm để sản xuất tinh bột, rượu, cồn, a-xê-tôn, phấn mịn, thuốc chữa bệnh,…

+ Cám làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong công nghiệp dược (sản xuất B1, chữa tê phù., làm mỹ phẩm, dầu cám,…)

+ Trấu dùng sản xuất men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng, độn chuồng, làm phân bón, chất đốt,…

+ Rơm, rạ làm thức ăn cho gia súc, sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, trồng nấm rơm, làm chất đốt…

- Cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam:

+ Đó là loại cây tiêu biểu của xứ sở Việt Nam, gắn với văn hoá ẩm thực, với nhiều phong tục, tập quán của người dân Việt như: Tục gói bánh chưng, bánh giầy, lễ hội xuống đồng, tục cúng cơm mới, thổi cơm thi,…

+ Cây lúa đã đi vào nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu chuyện dân gian, nhiều bài thơ bài hát…

- Nhánh lúa vàng được thể hiện trên quốc huy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là nước CHXHCN Việt Nam

- Bó lúa còn là biểu trưng cho tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc Đông Nam Á trên lá cờ Asian

6. Cách gieo trồng chăm sóc lúa:

- Trồng trên ruộng nước

- Chăm sóc lúa gồm nhiều công việc: Làm cỏ, sục bùn, diệt cỏ dại, kích thích ra rễ mới, tưới nước, bó phân…

(Với vai trò và tác dụng to lớn như trên, nên họ nhà lúa chúng tôi được loài người chăm sóc rất cẩn thận. Từ nhận thức giá trị và lòng yêu mến cây lúa chúng tôi, con người đã gắn sự sống của mình với chúng tôi, nâng chúng tôi lên thành một biểu tượng cao đẹp, coi cư dân nhà lúa như con người. Có lẽ vì thế mà các bác nông dân đi làm đồng thường nói là đi thăm đồng, thăm lúa. Chúng tôi được người nông dân gieo trồng trên những ruộng lúa nước (vì chúng tôi là lúa nước mà lại). Các bác ấy chăm sóc chúng tôi vô cùng cẩn thận với nhiều công việc như……)

III. Kết bài:

- Cảm nghĩ chung về cây lúa.

0
3
Quỳnh Anh Đỗ
06/08/2018 06:48:04
Đề: giới thiệu về cây phượng.

1. Mở bài: Nêu vài nét giới thiệu về cây phượng.

Sân trường em trồng nhiều loài cây bóng mát trong đó có cây phượng. Không biết cây phượng có từ bao giờ nhưng từ khi em học đã thấy nó. Cây phượng nằm sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát và là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi.

2. Thân bài: Tả cây phượng

– Cây phượng cao hơn tòa nhà 2 tầng, cành lá sum suê, tán lá rộng bao phủ cả khoảng sân.

– Gốc cây có màu đen, sần sùi, bên ngoài có lớp vôi trắng, thân cây bằng vòng tay người ôm.

– Cây có rất nhiều cành tỏa ra các hướng, cành to, nhỏ vươn lên cao đón ánh nắng mặt trời.

– Lá phượng nhỏ li ti như lá me, đối xứng với nhau.

– Đến mùa hè hoa phượng ra hoa, hoa phượng có 4 cánh tỏa rộng và màu đỏ hoặc đỏ hơi cam.

– Quả phượng có màu nâu, ăn có vị bùi.

– Hoa phượng thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa nở đỏ rực cả góc trời, hoa phượng còn là biểu tượng của tuổi học trò.

– Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, mùa hoa phượng nở là mùa chia tay của nhiều học sinh, sinh viên.

3. Kết bài: Nêu tình cảm với cây phượng.

Cây phượng không chỉ cho chúng em bóng mát mà còn gợi nhớ nhiều kỉ niệm tuổi học trò. Em mãi yêu ngôi trường và cây phượng như một kỉ niệm đẹp tuổi cắp sách đến trường.

1
4
Quỳnh Anh Đỗ
06/08/2018 06:49:56

Đề: giới thiệu về trường em.
I. Mở bài:

- Quê em ở vùng biển.

- Trường em mang tên vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.

II. Thân bài:

- Trường em nằm ở chân đồi hướng ra biển, trên một diện tích rộng 3 mẫu tây.

- Vườn trường có hơn một vạn cây bạch đàn bốn mùa xanh tốt.

- Trường có một dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà mái nhọn, gồm tất cả 36 phòng học.

- Một thư viện khiêm tốn có 2.000 đầu sách.

- Một phòng để đồ dùng dạy học.

- Hiệu bộ và văn phòng là một ngôi nhà 4 gian nằm bên phải trường.

- Sân trường rộng mênh mông, lát xi măng.

- Cột cờ bằng thép không gỉ, cao 8 mét, lúc nào cũng phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng.

- Vườn hoa là niềm tự hào của chúng em.

- Phòng học nào cũng có bảng màu xanh chống lóa, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, cửa gương, đèn điện. Lớp học, bàn ghế sạch sẽ.

- Thứ 2 nào trường em cũng tổ chức chào cờ. Thầy cô giáo và toàn thể học sinh đều mặc đồng phục. 800 học sinh hát Quốc ca.

- Buổi sáng, 7 giờ trống trường dội vang. Thầy trò nô nức đến trường. 10 giờ rưỡi đã tan học, học sinh từ các lớp ùa ra đông vui.

III. Kết bài.

- Em rất tự hào về trường em.

- Nghỉ hè hoặc chủ nhật, ngày lễ ở nhà, em lại thấy nhớ trường, nhớ bạn...

- Sang năm, em lên lớp 6. Em sẽ xa mái trường tuổi thơ. Chắc là em sẽ nhớ nhiều, nhớ lắm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×