Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15.847
75
23
Hoàng Công Thành
03/03/2019 09:22:14
I ) Mở bài :
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.
II) Thân bài :
_Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”
+ Luận cứ 2 : tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc :
- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:”Hà, nắng gớm, về nào… “ rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.
+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
_Luận điểm 2: tình yêu nước :
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ).
III) Kết bài :
-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.
-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
11
doan man
03/03/2019 09:36:18
a. Giới thiệu về truyện ngắn Làng, tác phẩm viết về người nông dân trong những ngày đầu cuộc kháng chiến p, giai đoạn đất nước đang ở thế cầm cự, nhân dân làng Chợ Dầu theo lệnh kháng chiến đi tản cư ở vùng Yên Thế (Bắc Giang). Và chính trong hoàn cảnh đó, nhân vật ông Hai, người nông dân thật thà chất phác đã thể hiện những trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ của mình về tình cảm yêu làng, yêu nước.

b. Phân tích các phẩm chất về tình yêu làng của ông Hai :
- Nỗi nhớ làng da diết trong những ngày đi tản cư : buồn bực trong lòng, nghe ngóng tin tức về làng, hay khoe về cái làng Chợ Dầu với nỗi nhớ và niềm tự hào mãnh liệt.
- Đau khổ, dằn vặt khi nghe tin làng mình làm Việt gian : tủi nhục đau đớn, xấu hổ không dám nhìn ai, lo sợ bị người ta bài trừ, không chứa ; ruột gan cứ rối bời, không khí gia đình nặng nề, u ám...
- Niềm sung sướng cảm động đến trào nước mắt khi tin xấu về làng ông được cải chính : ông đi khoe khắp nơi, đến từng nhà với dáng vẻ lật đật và lại tự hào ngẩng cao đầu kể về làng Chợ Dầu quê hương ông một cách say sưa và náo nức lạ thường.

c. Đánh giá và khẳng định tình yêu làng của ông Hai gắn với tình yêu đất nước, yêu kháng chiến: trong thâm tâm ông luôn tự hào về ngôi làng giàu truyền thống văn hoá, trù phú và tự hào về sự thuỷ chung với cách mạng, với Bác Hồ của quê hương mình. Sự thay đổi nhận thức để nhận ra kẻ thù là bọn đế quốc phong kiến theo một quá trình tâm lí hết sức tự nhiên khiến ta thêm trân trọng yêu mến người nông dân này vì tình cảm gắn bó với quê hương, xóm làng và cách mạng.

d. Khẳng định tình yêu quê hương đất nước là một vẻ đẹp của con người Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đất nước gian nguy tình cảm ấy được thử thách càng tô đẹp thêm phẩm chất của con người Việt Nam.
29
13
Quỳnh Anh Đỗ
03/03/2019 09:39:01
I/ MỞ BÀI:

Kim Lân nhà văn có tác phẩm đăng báo từ trước cách mạng tháng Tám. Ông sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời nên am hiểu rất nhiều về nông thôn Việt Nam và cảnh ngộ của người nông dân. Vì thế, khi viết về đề tài này, Kim Lân thành công hơn cả. Đặc biệt ở truyện ngắn “ Làng”, tác giả đã xây dựng được hình tượng ông Hai,một người nông dân cần cù chất phác, giàu tình yêu đối với quê hương đất nước, gắn bó bền chặt với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

II/ THÂN BÀI:

Ở phần đầu câu chuyện, ta thấy ông Hai rất yêu làng. Tình yêu thiết tha và nồng thắm của ông thể hiện qua niềm tự hào hãnh diện và cái tính khoe làng cố hữu.

Cuộc kháng chiến p nổ ra. Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, ông Hai luôn tin tưởng vào kháng chiến, vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch. Vợ con đi tản cư, nhưng ông Hai vẫn muốn ở lại cùng với đội du kích đào đường đắp ụ để bảo vệ cái làng Dầu thân yêu của mình. Đến khi hoàn cảnh gia đình neo bấn, vợ con thúc bách quá, cực chẳng đã ông mới rời làng đi tản cư. Ra đi mà ông Hai cứ an ủi mình “ tản cư âu cũng là kháng chiến”.

Xa làng rồi nhớ làng, tính nết ông Hai có phần thay đổi. Ông ít nói ít cười, đôi khi cáu gắt. Nỗi nhớ làng cứ da diết trong lòng của ông khiến cho ông cảm thấy buồn bực không yên. Ông nhớ từ con đường làng đến mái ngói, nhớ phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng đến cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, nhớ những ngày khởi nghĩa dồn dậpở làng cho đến những lúc cùng anh em đào hào đắp ụ chiến đấu… Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung vô cùng, “cũng hát hỏng, bông phèng.” cùng với anh em. Càng nghĩ tưởng, nỗi nhớ càng dâng trào da diết trong lòng ông Hai như những đợt sóng lòng dồn dập. “Caho ôi, ông lão nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”.

Niềm khuây khỏa lớn nhất của ông Hai là sang bên gian nhà bác Thứ để nói chuyện và được ra chợ, đến cái phòng thông tin tuyên truyền để nghe tin tức về kháng chiến…

Và rồi một tình huống xảy ra làm cho tình yêu nỗi nhớ làng của ông Hai bị thử thách. Từ đó, người đọc phát hiện ra ngoài tình cảm thiêng liếng mà ông Hai dành cho cái làng chợ Dầu của mình còn có một tình cảm khác thiêng liêng vĩ đại hơn. Đó là tình yêu dất nước thể hiện qua tình cảm đối với kháng chiến, với cụ Hồ…

Ở phòng thông tin tuyên truyền, ông Hai lắng nghe và cảm thấy trân trọng, tự hào trước những tấm gương anh hùng trong cuộc chiến. Ông cảm thấy vui sướng đến nở từng khúc ruột trước những thắng lợi dồn dập của quân ta.,“ ruột gan ông lão cứ múa cả lên. Vui quá!”.

Ngay sau đó, ông nhận được cái tin dữ từ những người đi tản cư – cả làng Dầu đều trở thành Việt gian theo giặc – “Việt gian từ thằng chủ tịch trở đi cơ, ông ạ!”. Cảm giác bất ngờ, hụt hẫng khiến cho ông lão “ cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “rặn è è” “ giọng lạc hẳn”. Ông tủi nhục cúi gằm mặt xuống mà đi. để rồi về đến nhà, không chịu đựng nổi, ông “ nằm vật ra giường” “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra”.

Những ngày kế tịếp, ông Hai sống trong bi kịch triền miên. Ông sợ hãi trốn tránh như một tội phạm, “ một đám đông túm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×