Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liệt kê đầy đủ các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và ở nữ

Câu 1: Liệt kê đầy đủ các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và ở nữ
Câu 2: Hệ thần kinh có chức năng gì? Hệ thần kinh gồm những bộ phận nào? Nêu thành phần cấu tạo.
Câu 3: Tủy sống có cấu tạo như thế nào?
Câu 4: Giấc ngủ có ý nghĩa sinh học như thế nào? Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì? (tối thiểu 10 biện pháp)
Câu 5: Viễn thị là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục viễn thị?
Câu 6: Cận thị là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục cận thị?
Câu 7: Nêu tên các biện phánh tránh thai hiện đại và thông thường. Cơ sở của các biện pháp tránh thai.
Câu 8: Phân biệt tính chất phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Câu 9: Tại sao khi dọi đèn pin vào mắt thì đồng tử lại co hẹp?
Câu 10: Nguyên nhân, còn đường lây truyền, hậu quả và các biện pháp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục.
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.981
11
4
Banana
01/05/2018 21:33:49
Câu 1
CON TRAI 
​Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ 9 tuổi với các biểu hiện thay đổi rõ rệt cả về thể lực, sinh lý và sinh lý. Cụ thể như sau:
Những thay đổi về thể chất, thể lực:
– Ngực và vai phát triển, nở rộng hơn rõ rệt
– Tăng chiều cao nhanh chóng, nhiều nhất có thể lên tới 8 – 13cm/năm.
– Bắt đầu có hiện tượng mọc râu, thường là ở góc môi, sau đó ở cằm, má tùy thuộc vào yếu tố di truyền. Xuất hiện lông mu và lông nách, lông sẫm màu và mọc cong lên. Riêng phần lông mu có thể mọc lan lên bụng.
– Xuất hiện mụn trứng cá – dấu hiệu rất đặc trưng và hầu hết đều gặp phải ở tuổi dậy thì.
– Có mùi cơ thể đặc trưng.
– Thay đổi về giọng nói trở nên trầm hơn hoặc giọng ồm ồm.
Những thay đổi về sinh lý:
– Kích thước bộ phận sinh dục phát triển hơn và bắt đầu chức năng hoạt động, sinh sản.
– Nam giới thường xuyên gặp phải “giấc mơ ướt” hay còn được gọi là hiện tượng mộng tinh.
– Bắt đầu có tinh dịch xuất hiện. Trong tinh dịch chứa tinh trùng do tinh hoàn sinh ra và nằm trong túi tinh.
– Có xuất tinh ngoài ý muốn, thường là xuất tinh ban đêm với hiện tượng mộng tinh.
Những thay đổi về tâm lý :
Bên cạnh sự thay đổi về thể trạng và sinh lý và điều hiển nhiên khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, trẻ nam còn có những thay đổi về tâm lý rất cần được chú ý. Các bậc cha mẹ và những người xung quanh cần nhận biết tâm lý chung của trẻ trong giai đoạn này và biết cách định hướng, giáo dục trẻ trở thành người tốt và thành công. Cụ thể những thay đổi bao gồm:
– Khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ có xu hướng muốn thể hiện cái tôi, muốn chứng tỏ giới tính của mình, sở thích, ý kiến cá nhân được khẳng định cao độ và có phần hơi “ngông”.
– Trẻ muốn được tự do, được tôn trọng quyền riêng tư, quyền quyết định và dần dần có xu hướng hướng ngoại giao lưu bạn bè nhiều hơn là sống trong sự bao bọc của gia đình.
– Những thay đổi trong cảm xúc, tình cảm với những người xung quanh, bước đầu cảm nhận sự yêu ghét, tình cảm nam nữ nhưng chưa phân biệt rõ ràng.
– Tùy vào từng người sẽ trở nên nhanh nhẹn, thông minh hơn hoặc có người trầm hơn. Những quan niệm về cộng sống, phong cách sống, đạo đức, mục tiêu sống,… cũng bắt đầu hình thành.
CON GÁI
Cũng như dậy thì ở nam, dậy thì ở nữ giới cũng có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lý. Ngoài những điểm tương đồng về thể chất và tâm lý chung của tuổi dậy thì, những biến đổi về sinh lý giữa nam và nữ hoàn toàn khác nhau do chức năng sinh sản và nội tiết tố riêng biệt. Cụ thể như sau:
Những thay đổi về thể chất:
– Dấu hiệu ngực phát triển rõ rệt và rất dễ nhận biết. Ban đầu, ngực sẽ nổi lên từng cục nhỏ ở một hoặc cả 2 bên và có khi không đều nhau, bên to bên nhỏ. Sau đó bầu ngực sẽ phát triển nhanh chóng.
– Xuất hiện lông mu mọc sau đó không lâu và phát triển dần sau đó. Dần dần lông nách cũng xuất hiện, lông cứng và đen nhưng không nhiều như ở nam giới.
– Chiều cao phát triển, tăng trung bình từ 7-8 cm/năm, và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh.
– Giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng, cao hơn.
– Xuất hiện mụn trứng cá.
– Cơ quan sinh dục phát triển, môi lớn, môi bé, âm đạo rộng ra và dày hơn,…
Những thay đổi sinh lí :
– Bắt đầu phóng noãn, rụng trứng và có thể sinh sản.
– Buồng trứng hoạt động dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Khi hành kinh có thể kèm theo các biểu hiện đau bụng,…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Banana
01/05/2018 21:35:42
câu 2
* Cấu tạo của hệ thần kinh :
- Bộ phận trung ương gồm não và tủy sống
- Bộ phận ngoại biên gồm các dây thần kinh và các hạch thần kinh
- Dây thần kinh gồm hai dây : dây hướng tâm và dây li tâm ( dây pha )
* Chức năng
- Dựa vào chức năng của hệ thần kinh mà người ta phân ra làm hai hệ :
+, Hệ thần kinh vận động điều khiển sự hoạt động của cơ vân ( hoạt động có ý thức )
+, Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của cơ quan sinh dưỡng ( VD : tiêu hóa , hô hấp , ... ) và các cơ quan sinh sản , màu da ,.... ( là hoạt động không có ý thức )
3
0
Banana
01/05/2018 21:36:56
câu 3
Tủy sống (spinal cord) là phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống. Phía trên, nó giáp với hành tuỷ, còn bên dưới (khoảng từ đốt sống thắt lưng L1-2), nó hẹp dần lại để tạo thành phần đuôi được gọi là đuôi ngựa. Ống tuỷ sống là một dải đồng nhất với hai chỗ phình ra tại phần cổ và phần thắt lưng. Ðây là những điểm tập trung nhiều tế bào thần kinh và các dây thần kinh hơn những chỗ khác. Do trong quá trình phát triển, cột sống phát triển nhanh hơn tủy sống nên phần thấp nhất của tủy sống chỉ ngang gian đốt sống thắt lưng 1-2 (L1-L2). Vì vậy, khi chọc dò dịch não tủy, để tránh gây tổn thương tủy sống, ta thường chọc ở vị trí thắt lưng 4-5 (L4-L5). Toàn bộ tuỷ sống có tất cả 31 đốt tủy, gồm: 8 đốt cổ (C: Cervical), 12 đốt ngực (T: Thoracic), 5 đốt thắt lưng (L: Lumbar), 5 đốt cùng (S: Sacral), 1 đốt cụt (C: Coccygeal). Có cấu tạo giống nhau. Mỗi đốt tủy cấu tạo gồm:
- Chất trắng: Nằm ở bên ngoài, đó là các đường dẫn truyền xung động thần kinh đi lên não hoặc từ não đi xuống.
- Chất xám: Nằm ở bên trong, có hình cánh bướm, tạo thành sừng trước, sừng sau và sừng bên. Chất xám được cấu tạo chủ yếu bởi thân của các nơron đóng vai trò trung tâm của các phản xạ tủy.Mỗi đốt tủy có 2 cặp rễ thần kinh đi ra ở 2 bên, mỗi bên có rễ trước là rễ vận động, xuất phát từ sừng trước; rễ sau là rễ cảm giác, xuất phát từ sừng sau. Hai rễ này sẽ hợp lại thành dây thần kinh tủy và chui qua gian đốt sống tương ứng để đi đến chi phối vận động và cảm giác cho một vùng nhất định của cơ thể. Vì vậy, khi tủy sống bị tổn thương, ta có thể dựa vào sự rối loạn vận động và cảm giác của các vùng đó để chẩn đoán vị trí tổn thương.
5
0
Banana
01/05/2018 21:38:06
câu 4
Ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể; là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên có tác dụng bảo vệ, phục hồi khả năng làm việc (hoạt động) của hệ thần kinh. Phải bảo đảm giấc ngủ hàng ngày đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn, tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh.
3
0
Banana
01/05/2018 21:40:02
câu 5
Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ khiến khi mắt ở trong trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc.
Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
Viễn thị có 3 nguyên nhân chính đó là:
- Do bẩm sinh cầu mắt ngắn
- Do không giữ đúng khoảng cách nhìn trong vệ sinh học được, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống( dãn) , lâu dần mất tính đàn hôi, mất dần khả năng phồng
-Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được
Người viễn thị khi nhìn như người bình thương thì ảnh của vật ở phía sau màng lưới. muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường thì phải tăng độ tụ hội để kéo ảnh vật từ sau về đúng màng lưới bằng cách đeo thêm kính viền (kính hội tụ)
Cách phòng tránh:
Mặc dù không thể ngăn chặn viễn thị, có thể giúp bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn. Thực hiện theo các bước sau:
Kiểm tra mắt: Bất kể như nhìn thấy thế nào, kiểm tra thường xuyên.
Kiểm soát điều kiện sức khỏe mãn tính: Điều kiện nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn nếu không nhận được điều trị thích hợp.
Nhận biết các triệu chứng: Đột ngột mất thị giác ở một mắt, đột ngột mờ hoặc nhìn mờ, nhấp nháy ánh sáng, đốm đen, hoặc quầng hoặc cầu vồng xung quanh đèn có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng y tế, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp cấp tính, đột quỵ hoặc một số khác có thể chữa được bệnh võng mạc như võng mạc rách hoặc bong. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu gặp bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng.
Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời: Đeo kính mát chặn tia cực tím (UV) bức xạ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu dành nhiều giờ dưới ánh mặt trời hoặc đang dùng thuốc theo toa làm tăng độ nhạy cảm với tia cực tím.
Ăn thực phẩm lành mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh có chứa nhiều trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống có chứa những thực phẩm này đã được liên kết với một tỷ lệ giảm của thoái hóa điểm vàng. Ăn tối các loại thực phẩm và hoa quả tươi và rau màu, chẳng hạn như cà rốt, khoai lang và dưa đỏ, có chứa vitamin A và beta carotene.
Không hút thuốc: Cũng như hút thuốc là không tốt cho phần còn lại của cơ thể, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bất lợi mắt.
Sử dụng kính đúng: Các kính đúng tối ưu hóa tầm nhìn. Có bài kiểm tra thường xuyên sẽ đảm bảo rằng toa kính là đúng.
Sử dụng ánh sáng tốt: Chuyển đèn có thể cải thiện độ tương phản và giúp nhìn rõ hơn.
1
0
Banana
01/05/2018 21:41:06
​Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ 9 tuổi với các biểu hiện thay đổi rõ rệt cả về thể lực, sinh lý và sinh lý. Cụ thể như sau:
Những thay đổi về thể chất, thể lực:
– Ngực và vai phát triển, nở rộng hơn rõ rệt
– Tăng chiều cao nhanh chóng, nhiều nhất có thể lên tới 8 – 13cm/năm.
– Bắt đầu có hiện tượng mọc râu, thường là ở góc môi, sau đó ở cằm, má tùy thuộc vào yếu tố di truyền. Xuất hiện lông mu và lông nách, lông sẫm màu và mọc cong lên. Riêng phần lông mu có thể mọc lan lên bụng.
– Xuất hiện mụn trứng cá – dấu hiệu rất đặc trưng và hầu hết đều gặp phải ở tuổi dậy thì.
– Có mùi cơ thể đặc trưng.
– Thay đổi về giọng nói trở nên trầm hơn hoặc giọng ồm ồm.
Những thay đổi về sinh lý:
– Kích thước bộ phận sinh dục phát triển hơn và bắt đầu chức năng hoạt động, sinh sản.
– Nam giới thường xuyên gặp phải “giấc mơ ướt” hay còn được gọi là hiện tượng mộng tinh.
– Bắt đầu có tinh dịch xuất hiện. Trong tinh dịch chứa tinh trùng do tinh hoàn sinh ra và nằm trong túi tinh.
– Có xuất tinh ngoài ý muốn, thường là xuất tinh ban đêm với hiện tượng mộng tinh.
Những thay đổi về tâm lý :
Bên cạnh sự thay đổi về thể trạng và sinh lý và điều hiển nhiên khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, trẻ nam còn có những thay đổi về tâm lý rất cần được chú ý. Các bậc cha mẹ và những người xung quanh cần nhận biết tâm lý chung của trẻ trong giai đoạn này và biết cách định hướng, giáo dục trẻ trở thành người tốt và thành công. Cụ thể những thay đổi bao gồm:
– Khi đến tuổi dậy thì, trẻ sẽ có xu hướng muốn thể hiện cái tôi, muốn chứng tỏ giới tính của mình, sở thích, ý kiến cá nhân được khẳng định cao độ và có phần hơi “ngông”.
– Trẻ muốn được tự do, được tôn trọng quyền riêng tư, quyền quyết định và dần dần có xu hướng hướng ngoại giao lưu bạn bè nhiều hơn là sống trong sự bao bọc của gia đình.
– Những thay đổi trong cảm xúc, tình cảm với những người xung quanh, bước đầu cảm nhận sự yêu ghét, tình cảm nam nữ nhưng chưa phân biệt rõ ràng.
– Tùy vào từng người sẽ trở nên nhanh nhẹn, thông minh hơn hoặc có người trầm hơn. Những quan niệm về cộng sống, phong cách sống, đạo đức, mục tiêu sống,… cũng bắt đầu hình thành.
Những thay đổi ở độ tuổi dậy thì ở nữ giới
Cũng như dậy thì ở nam, dậy thì ở nữ giới cũng có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lý. Ngoài những điểm tương đồng về thể chất và tâm lý chung của tuổi dậy thì, những biến đổi về sinh lý giữa nam và nữ hoàn toàn khác nhau do chức năng sinh sản và nội tiết tố riêng biệt. Cụ thể như sau:
Những thay đổi về thể chất:
– Dấu hiệu ngực phát triển rõ rệt và rất dễ nhận biết. Ban đầu, ngực sẽ nổi lên từng cục nhỏ ở một hoặc cả 2 bên và có khi không đều nhau, bên to bên nhỏ. Sau đó bầu ngực sẽ phát triển nhanh chóng.
– Xuất hiện lông mu mọc sau đó không lâu và phát triển dần sau đó. Dần dần lông nách cũng xuất hiện, lông cứng và đen nhưng không nhiều như ở nam giới.
– Chiều cao phát triển, tăng trung bình từ 7-8 cm/năm, và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện. Trẻ thường dừng cao khoảng 2 năm sau khi có kinh.
– Giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng, cao hơn.
– Xuất hiện mụn trứng cá.
– Cơ quan sinh dục phát triển, môi lớn, môi bé, âm đạo rộng ra và dày hơn,…
Những thay đổi sinh lí :
– Bắt đầu phóng noãn, rụng trứng và có thể sinh sản.
– Buồng trứng hoạt động dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Khi hành kinh có thể kèm theo các biểu hiện đau bụng,…
2
0
Banana
01/05/2018 21:42:48
câu 6
Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở người lớn và trẻ em và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới. Hiện nay giới trẻ bị cận thị ngày càng tăng. Cận thị nặng dẫn đến thoái hóa hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao gây bong võng mạc, lác mắt, glôcôm … 
​Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị tập trung vào 3 yếu tố:
– Học tập và sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trình trạng gia tăng số học sinh bị cận thị. Khi đến trường các em học với cường độ cao, môi trường ánh sáng không đảm bảo tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp và đọc sách ở cự ly gần trong thời gian dài. Khi về nhà các em thường xem ti vi, chơi máy vi tính nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần hoặc đọc sách trong tư thế nằm ngửa, vì thời gian sinh hoạt kéo dài nên giấc ngủ bị thu ngắn lại, điều này khiến cho mức độ cận thị tiến triển nhanh hơn đặc biệt là lứa tuổi 7-9 tuổi và 12 – 14 tuổi.
– Do trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sinh ra trọng lượng quá nhẹ là yếu tố khiến cho trẻ bị cận thị và hầu hết trẻ sinh ra với cơ thể dưới 2.5 kg thì đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.
– Khi bố mẹ bị cận thị thì rất dễ di truyền cho con cái, mức độ di truyền liên quan đến mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ cận thị từ 6 diop trở lên thì mức độ di truyền là 100%.
– Đối với trẻ em: Cần phải đeo kính đúng độ và thường xuyên để đưa mắt về chính thị, cần tái khám định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm tùy theo độ cận của bé.
– Các phương pháp điều trị:
+ Đối với các bé dưới 18 tuổi: dùng kỹ thuật chỉnh hình giác mạc giúp triệt tiêu độ cận tạm thời mà không cần phải phẫu thuật. Phương pháp này chỉ điều trị cận thị dưới 6 diop và có hay không kèm loạn thị dưới 2 diop.
+ Đối với người trên 18 tuổi: dùng phương pháp phẫu thuật để triệt tiêu độ cận và không phụ thuộc vào kính.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×