1. Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Ví dụ 1: Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác như trong bảng 27.1 SGK: hình 1 hòn bi truyền cơ năng cho thanh gỗ, hình 2 miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước, hình 3 viên đạn truyền cơ năng và nhiệt năng cho nước biển.
Ví dụ 2: Về sự chuyển hóa giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng... như trong bảng 27.2 SGK: Hình 1, khi con lắc chuyển động từ A đến B, thế năng đã chuyển hóa dần thành động năng. Khi con lắc chuyển động từ B đến C, động năng đã chuyển hóa dần thành thế năng, Hình 2 cơ năng của ta đã chuyển hóa thành nhiệt năng của miếng kim loại, Hình 3 nhiệt năng của không khí và hơi nước đã chuyển hóa thàng cơ năng của nút.
2. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Lưu ý: Năng lượng thì luôn bảo toàn nhưng trong một số quá trình cơ học, một số dạng bảo toàn của năng lượng, ví dụ như cơ năng không phải lúc nào cũng được bảo toàn mà có thể chuyển từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Cụ thể như trong chuyển động của con lắc ở hình 1 trong bảng 27.2 SGK, do ma sát cơ năng của con lắc có thể sẽ giảm dần.