Câu 1: Em sẽ làm gì để không xảy ra hiện tượng đuối nước?Cần tuyên truyền rộng khắp cho toàn dân những vùng có nguy cơ cao đuối nước để tuân thủ các nguyên tắc phòng đuối nước như cấm trẻ chơi đùa, tắm ở vùng ao, hồ, sông suối, kênh, rạch mà không có người lớn giám sát, theo dõi, đặc biệt dịp nghỉ hè của học sinh đang diễn ra. Nếu cho trẻ tắm ở sông suối, ao, hồ, kênh, rạch hoặc đi tắm biển nhất thiết phải có sự giám sát chặt chẽ của người lớn (tốt nhất là người lớn phải biết bơi). Càng có nhiều trẻ tắm càng phải có nhiều người lớn kèm cặp để hỗ trợ nhau khi có tình huống xấu xảy ra. Thực tế cho thấy khi tắm biển, trẻ thuộc gia đình nào, gia đình đó phải tự quản mới có hiệu quả tốt, bởi vì, bãi tắm rất đông người tắm (cả người lớn cả trẻ em) không thể trông cậy hoàn toàn vào các thành viên giám sát bãi tắm.
Khi di chuyển bằng ghe, thuyền qua sông, suối cần mặc áo phao cứu sinh (ngay cả đối với trẻ đi tắm biển, ao hồ, sống suối cũng rất cần khoác áo phao).
Các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ) nên tổ chức các lớp dạy bơi cho các cháu nhân dịp nghỉ hè. Trong các buổi sinh hoạt hè nên có chương trình giáo dục các cháu các biện pháp tránh đuối nước. Để làm tốt công tác này, các cấp chính quyền, đoàn thể cần có sự hỗ trợ kinh phí (nên vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ thêm kinh phí) để mời các vận động viên có kỹ năng bơi lội đến hướng dẫn các cháu học sinh tập bơi trong dịp nghỉ hè. Trong chương trình của trường tiểu học, tốt nhất là nên có thêm chương trình dạy trẻ biết bơi và kỹ năng cứu bạn khi đuối nước. Tuy nhiên, bộ chủ quản cần xem xét, nếu được phải có chuẩn bị cơ sở vật chất (bể bơi), giáo viên dạy kỹ năng bơi và kỹ năng cứu người gặp nạn đuối nước.