Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mấy biện pháp tu từ, hãy kể tên chúng (Kiến thức lớp 8)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
19.944
29
5
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
08/12/2017 18:13:09
1/ SO SÁNH:
a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:
- A là B:
“Người ta hoa đất
[tục ngữ]
“Quê hương chùm khế ngọt”
[Quê hương - Đỗ Trung Quân]
- A như B:
“Nước biếc trông như làn khói phủ
Song thưa để mặc bóng trăng vào”
[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”
[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]
- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
[ca dao]
Trong đó:
+ A – sự vật, sự việc được so sánh
+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
c/ Các kiểu so sánh:
- Phân loại theo mức độ:
+ So sáng ngang bằng:
Người cha, bác, anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
- Phân loại theo đối tượng:
+ So sánh các đối tượng cùng loại:
Cô giáo em hiền như cô Tấm
+ So sánh khác loại:
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
2/ NHÂN HÓA:
a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời
[Tây Tiến – Quang Dũng]
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
- Trò chuyện với vật như với người:
Trâu ơi ta bảo trâu này…
[ca dao]
3/ ẨN DỤ:
a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
[hoa lựu màu đỏ như lửa]
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
[ca dao]
[ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]
Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
[Nguyễn Đức Mậu]
[thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
[ca dao]
[thuyền – người con trai; bến – người con gái]
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
[Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
[Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
[Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]
c/ Lưu ý:
- Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:
+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
[Thương vợ - Tú Xương]
+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...
4/ HOÁN DỤ:
a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”
[Truyện Kiều - Nguyễn Du]
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
[Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
[Tố Hữu]
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Lưu ý:
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
5) NÓI QUÁ/ PHÓNG ĐẠI/ KHOA TRƯƠNG/ NGOA DỤ/ THẬM XƯNG/ CƯỜNG ĐIỆU:
- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”

[Bình NGô đại cáo – Nguyễn Trãi]
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
6) NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH:
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
[Bác ơi – Tố Hữu]
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta”
[Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến]
7) ĐIỆP TỪ, ĐIỆP NGỮ:
- Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.
“Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]
- Điệp ngữ có nhiều dạng:
+ Điệp ngữ cách quãng:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
+ Điệp nối tiếp:
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”
[Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]
+ Điệp vòng tròn:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
[Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm]
8) CHƠI CHỮ:
– Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
“Bà già đi chợ cầu đông
Xem một que bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”
– Các lối chơi chữ thường gặp:
+ Dùng từ ngữ đồng âm
+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)
+ Dùng cách điệp âm
+ Dùng lối nói lái.
+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
– Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….
9/ LIỆT KÊ:
- Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
[Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý]
10/ TƯƠNG PHẢN:
- Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
[Tố Hữu]

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
6
Linh's Chồn's
08/12/2017 18:21:15
1. Khái niệm
– Khi nói và viết ngoài những cách sử dụng ngôn ngữ thông thường còn có thể sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt gọi là biện pháp tu từ.
– Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó (từ, câu, văn bản) trong một ngôn ngữ cảnh cụ thể nhằm mục đích tạo ra một hiệu quả nhất định với người đọc, người nghe như ấn tượng về một hình ảnh, một cảm xúc, một thái độ…
– So với cách sử dụng ngôn ngữ thông thường, sử dụng biện pháp tu từ đúng sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm.
2. Biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật
– Trong tiếng Việt, các biện pháp tu từ rất phong phú, đa dạng. Do khả năng biểu đạt, biểu cảm đặc biệt, các biện pháp tu từ rất được chú trọng sử dụng trong những văn bản nghệ thuật.
– Với một văn bản nghệ thuật, người ta có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp tu từ khác nhau và thậm chí có thể khai thác tối đa sức mạnh nghệ thuật của một vài biện pháp tu từ nào đó.
  • Góp phần tạo nên dấu ấn cá nhân độc đáo trong nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ TỪ 1. So sánh
a. Khái niệm
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
Ví dụ:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan
b. Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh
 
c. Mô hình cấu tạo bị biến đổi
– Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh bị lược bớt
Trường Sơn chí lớn ông cha
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào
– Đôi khi vế B có thể đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánh
Như một thằng điên, tên cướp hung hãn lao cả xe vào cảnh sát.
 
d. Phân loại so sánh
Dựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu: So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng
– So sánh ngang bằng
  • Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu… bấy nhiêu.
  • Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động.
Phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.
  • Ví dụ: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)
– So sánh không ngang bằng (So sánh hơn kém)
  • Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ: hơn, hơn là, kém, kém gì…
  • Ví dụ: Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
e. Tác dụng
Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật sự việc được miêu tả.
Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra lối nói hàm súc, giúp người nghe nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết.
2. Nhân hoá
a.Khái niệm
Nhân hoá là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…) trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
b.Các kiểu nhân hoá thường gặp
Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:
  • Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Ví dụ: Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
  • Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
Ví dụ: Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật…
  • Trò truyện xưng hô với vật như đối với người.
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
c. Tác dụng
Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3. Ẩn dụ
a. Khái niệm: Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tượng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
b. Các kiểu ẩn dụ thường gặp
4 kiểu ẩn dụ thường gặp:
– Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật
Người Cha mái tóc bạc
( Minh Huệ)
Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
– Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

( Nguyễn Đức Mậu)
Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.
– Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ hững cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.

(Tố Hữu)
Hay:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Xuân Diệu)
c. Tác dụng
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm.
Cùng một đối tượng nhưng có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận – đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau.
Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
4. Hoán dụ
a. Khái niệm: Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Phân loại: 4 kiểu hoán dụ thường gặp
  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
c. Tác dụng: Nhằm làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho lời diễn đạt
5. Phép điệp từ
a.Khái niệm.
– Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ…
– Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
b. Các loại điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
= ĐN cách quãng
Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
= ĐN nối tiếp
( Phạm Tiến Duật)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
= ĐN vòng tròn
(Chinh phụ ngâm)
c. Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu
âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
* Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu.
6. Chơi chữ.
Khái niệm. Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.
Một số kiểu chơi chữ thường gặp:
* Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơi chữ…
Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
* Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
* Dùng lối nói lái:
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
Hay: Con gái là cái bòn
* Dùng từ đồng âm:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn!
Hoặc:
Hỡi cô cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
(Ca dao)
– Từ tên một loại nhãn nổi tiếng ngon, ngọt, mát bổ (nhãn lồng) thế mà chàng trai lém lỉnh nọ đã khéo léo vận dụng để trêu chọc cô bạn gái rằng hãy chạy tế sang đây (lồng sang sông!) anh mới cho ăn nhãn… Ca dao xưa hóm thật!
– Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ (vai hề) thường sử dụng nhiều lối chơi chữ rất độc đáo.
7. Nói giảm nói tránh
– Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách biểu đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá buồn đau, ghê sợ, nặng nề, tránh thổ tục, thiếu văn hóa.
– Ví dụ: + Nguyễn Khuyến khóc người bạn già của mình:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
“Thôi đã thôi rồi” thông báo một cái tin đột ngột, đau buồn, đồng thời cũng là một lời kêu tuyệt vọng
trước định mệnh phũ phàng.
+ Khi biểu thị thái độ nhã nhặn, tránh thô tục, thiếu lịch sự, người sử dụng ngôn ngữ cũng thường dùng
cách nói tránh.
Ví dụ: Cháu nhà tôi học chưa được khá
“Chưa được khá” được dùng thay cho “học kém”
8. Nói quá
– Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
III. BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
1. Khái niêm
Biện pháp tu từ cú pháp là cách phối hợp sửdụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong ñoạn văn và trong văn bản trọn vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên.
2. Các biện pháp tu từ cú pháp thông dụng
2.1. Biện pháp điệp cú pháp
– Việc sử dụng nhiều câu có cấu trúc cú pháp giống nhau để tạo âm hưởng nhịp nhàng cho lời thơ, lời văn, được gọi là biện pháp điệp cú pháp hay còn gọi là biện pháp sóng đôi cú pháp.
Ví dụ: Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.
– Điệp cú pháp thường có lặp từ vựng đi kèm. Ý nghĩa từ vựng có thể là đối chọi nhau hoặc đối chiếu nhau
Ví dụ:
– Việc gì có lợi cho dân thì ta phải hết sức làm. việc gì có hại cho dân thì ta phải hết sức tránh.
– Vì lợi n
ước, quên lợi nhà ; vì lợi chung, quên lợi riêng.
2.2. Phép đảo ngữ
– Đảo ngữ là thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi nội dung thông báo cơ sở của câu. Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh vào thành phần được đảo, nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, đậm nét về sự vật, hiện tượng.Bộ phận được đảo có thể là vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
Ví dụ: Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
2.3. Biện pháp dùng câu hỏi tu từ
– Dùng câu hỏi tu từ để mang lại sức nặng cho lời khẳng định, để thay đổi mạch văn hoặc bày tỏ một băn khoăn, một nỗi niềm, cũng là một biện pháp thường gặp.
– Ví dụ: Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả trước trước nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới: Ai ñã phá hoại hiệp ñịnh Giơnevơ, là hiệp nghị bảo đảm chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì?
– Các câu hỏi liên tiếp xuất hiện dồn ñối phương vào bế tắc không trả lời được và phải chấp nhận về mặt lí lẽ.
2.4. Biện pháp liệt kê
– Là biện pháp tu từ chỉ sự sắp xếp ñặt các ñơn vị lời nói cùng loại kế tiếp nhau để gây một ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh, cảm xúc.
Ví dụ :
Đời sống mới là:
– Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ
– Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.

2.5. Đối ngữ
– Đối ngữ là biện pháp sắp đặt theo hình thức sóng đôi hai từ, hai cụm từ, hai vế câu, hai câu có ngữ âm, có cấu tạo ngữ pháp và có ý nghĩa cân xứng với nhau làm cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ cân đối nhịp nhàng và làm nổi bật nội dung cần diễn đạt.
Có hai loại đối ngữ:
  • Đối ngữ tương phản
Ví dụ: Gần mực thì đen / gần đèn thì rạng( Tục ngữ)
  • Đối ngữ tương hỗ
Ví dụ: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Lưu ý: Đối trong một câu là tiểu đối, đối hai câu với nhau gọi là bình đối.
2.6.Chêm xen (Thành phần phụ chú):
– Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
– Tác dụng: giải thích rõ nghĩa cho thành phần câu.
– Dấu hiệu: tách bởi dấu ngoặc đơn, dấu phảy, gạch ngang.
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
[Quê hương – Giang Nam]
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo
IV. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
1. Khái niệm
Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các âm thanh, đem đến cho phát ngôn (thông thường hơn cả là văn bản thơ) một cơ cấu âm thanh nhất ñịnh, nhằm tạo ra những màu sắc biểu cảm – cảm xúc nhất định.
2. Các biện pháp tu từ ngữ âm thông dụng
2.1. Biện pháp hài thanh
– Hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nhằm hài hoà các mặt đối lập về thanhđiệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là ñối lập âm vực và đường nét thanh điệu.
– Biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi thơ ca tiếng Việt luôn chú ý đến tính nhạc, có thể xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng để góp phần làm nên một bài thơ hay, nhất là những bài thơ được quy định bởi tính chất niêm luật chặt chẽ về cả vần và điệu.
Ví dụ: Gió sao là lạ. Mây khang khác
Không hiểu hay là nhịp cuối năm
Hôm qua thì tiếc.Mai thì sợ
Tuột c
ương. Trăng cũ lại trăng rằm !
(Cuối năm – Hữu Thỉnh)
2.2. Biện pháp hài âm
– Hài âm là biện pháp tu từ ngữ âm, trong ñó người ta cố ý sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm – cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.
– Biện pháp hài âm chú ý đến sự hài hoà các mặt đối lập của âm tiết như : mở /đóng, cao /thấp, ngắn/dài, mạnh /yếu, trầm/bổng, ở những vị trí nhất định để tạo âm hưởng (điểm nhấn thường là những âm tiết đứng ở cuối câu). Tính chất hài hoà này không chỉ thể hiện ở những câu thơ, lời văn riêng lẻ mà nó còn góp phần tạo ra đặc trưng về giọng ñiệu cho cả đoạn, cả bài.
Ví dụ:
Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, đánh được nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập. Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.
2.3. Biện pháp điệp âm
– Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.
a. Điệp phụ âm đầu
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên
Sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), tr-tr (trắng trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên nhau tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng đau đáu của tác giả về Huế.
b. Điệp vần
Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ .
Ví dụ: Cách điệp vần “ang” trong câu thơ:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu mang giang lạnh đang bay ngang trời
đã thêm sức cộng hưởng cho hình ảnh khung cảnh trời đất bao la, khoáng đạt đến vô cùng trong cảnh xuân sang.
c. Điệp thanh
– Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.
Ví dụ:
Mục đích thi đua ái quốc là gì ?
Diệt giặc đói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm

Sự xuất hiện liên tục các thanh trắc trong một ngữ đoạn lớn: Diệt giặc đói khổ/Diệt giặc dốt nát/Diệt giặc ngoại xâm, đã tạo ra hơi văn đặc biệt, góp phần nhấn mạnh mục đích của việc “thi đua ái quốc” ñặt ra đồng thời thể hiện ý chí mạnh mẽ của người phát ngôn.
2.4. Biện pháp tạo nhịp điệu
– Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm ñược dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận, trong đó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Ví dụ:
Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái, trai, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo : nhịp điệu của những từ đơn tiết phản nghĩa đối nhau đã tạo nên âm hưởng cho câu văn. Nhịp điệu của những cụm từ, những vế, những đoạn câu đối nhau cũng tạo nên âm hưởng riêng cho lời văn: Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước.
2.5. Biện pháp tạo âm hưởng
– Biện pháp tạo âm hưởng là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong đó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân đối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn.
Ví dụ:
Mỗi người dân Việt Nam, bất kì già, trẻ, trai, gái; bất kì giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận : Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Kết quả đầu tiên của cuộc thi đua ái quốc là:
Toàn dân sẽ đủ ăn đủ mặc,
Toàn dân sẽ biết đọc biết viết
Toàn bộ ñội sẽ đầy đủ lương thực khí giới,
Để giết giặc ngoại xâm.
Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.
Thế là chúng ta thực hiện:
Dân tộc độc lập
Dân quyền tự do
Dân sinh hạnh phúc

Âm hưởng của đoạn văn trên được tạo ra từ nhiều yếu tố: cách liệt kê các thành phần đẳng lập, cách ngắt dòng, cách tách câu, sử dụng cấu trúc lặp và cách sử dụng các câu dài ngắn khác nhau, nhịp điệu có khi dàn trải, khi tăng tốc, khi mau khi chậm, tạo ra sự hoà quyện giữa hình thức trình bày và nội dung thể hiện của văn bản, toát lên giọng điệu hùng biện thuyết phục.
– Tóm lại, dựa vào giá trị biểu đạt của âm thanh ngôn ngữ với những phương thức nhất định, người ta có thể tạo ra nhiều cách diễn đạt có hình ảnh cho câu văn; người đọc cũng qua đó mà cảm nhận được cái hay, cái tinh tế của ngôn ngữ văn học.
Như vậy, tính biểu trưng của tín hiệu âm thanh cũng là một đặc trưng tiêu biểu
– Nếu biết khai thác một cách hợp lí thì có thể tạo ra những nội dung bất ngờ, có sức tác động mạnh mẽ tới tâm hồn con người.
3
4
hang thu
08/12/2017 18:26:59
1. So sánh
– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
Ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Người ta là hoa đất
+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
Nội dung chính
2. Nhân hóa
3. Ẩn dụ
4. Hoán dụ
5. Nói quá
6. Nói giảm nói tránh
7. Điệp từ, điệp ngữ
8. Chơi chữ
2. Nhân hóa
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ:
+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
3. Ẩn dụ
– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”
⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh
4. Hoán dụ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm
Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”
⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị
5. Nói quá
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng
– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế
Ví dụ: “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.
6. Nói giảm nói tránh
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:
Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.
7. Điệp từ, điệp ngữ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ
– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ
– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ
Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
8. Chơi chữ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ
– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”
Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:
+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó
+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn
Trên đây là những chia sẻ của gia sư văn Hà Nội về 8 biện pháp tu từ thông dụng trong chương trình học của các em. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các em nhận biết, phân biệt và áp dụng tốt các biện pháp tu từ trong bài tập làm văn. Chúc các em đạt được thành tích cao trong học tập!
4
1
Hưng Nguyễn
30/11/2019 12:38:13
1. So sánh
– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
Ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Người ta hoa đất
+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
2. Nhân hóa
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ:
+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
3. Ẩn dụ
– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
Ví dụ: Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”
⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh
4. Hoán dụ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm
Ví dụ:Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”
⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị
5. Nói quá
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng
– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế
Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.
6. Nói giảm nói tránh
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:
Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.
7. Điệp từ, điệp ngữ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ
– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ
– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ
Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
8. Chơi chữ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ
– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”
Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:
+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó
+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×