Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mở đầu bài thơ Ông đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên viết: Mỗi năm hoa đào nở. Theo em, cách viết lặp lại hình ảnh như vậy gọi là thủ pháp nghệ thuật gì?

Mở đầu bài thơ"Ông đồ", nhà thơ Vũ Đình Liên viết:
"Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già"
và kết thúc bài thơ là:
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa"
1). Theo em, cách viết lặp lại hình ảnh như vậy gọi là thủ pháp nghệ thuật gì?
2). Ý nghĩa những hình ảnh, chi tiết ở hai câu thơ giống và khác nhau như thế nào? Sự lặp lại ấy có tác dụng gì?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
4.987
8
2
Trịnh Quang Đức
27/01/2019 21:27:32
Trả lời:
1). Theo em, cách viết lặp lại hình ảnh như vậy gọi là thủ pháp nghệ thuật "đầu cuối tương ứng".
2). + Kết cấu đầu cuối tương ứng, mở đầu bài thơ là “Mỗi năm hoa đào nở - Lại thấy ông đồ già”, kết thúc bài thơ là Năm nay hoa đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa. Kết cấu này chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề của bài thơ. Tứ thơ “cảnh cũ người đâu” trong thơ cổ được sử dụng gợi một sự thương cảm sâu sắc.
+ Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo