Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á, tên viết tắt tiếng Anh là ASEAN (Association Of South East Asian Nations), được thành lập ngày 8/8/1967 bởi tuyên bố Băng Cốc – Thái Lan với 5 nước thành viên đầu tiên là In-ñoâ-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, Bruney Da-ru-xa-lam được kết nạp làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1995, kết nạp thêm Lào và Mianma. Ngày 30/4/1999, Cămpuchia trở thành thành viên thứ 10, biến ASEAN trở thành hiệp hội gồm tất cả các quốc gia của Đông Nam á và vì Đông Nam A.
ASEAN có diện tích hơn 4,5 triệu Km2, dân số khoảng 505 triệu người, GDP toàn khu vực khoảng 731 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 339,2 tỷ USD.
Mặc dù trong cùng một khu vực địa lý, song các nước thuộc Hiệp hội rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội. Đồng thời các quốc gia cũng khá khác nhau về trình độ phát triển kinh tế. Xin-ga-po là quốc gia nhỏ nhất về diện tích còn Bruney Da-ru-xa-lam là quốc gia nhỏ nhất về dân số, hai quốc gia này cũng là nước có thu nhập đầu người cao nhất khu vực, ước tính khoảng 15.000 Dola mỹ/người/năm. Các quốc gia gia nhập sau như Việt Nam, Lào, Cămphuchia có mức thu nhập thấp nhất. Với những khác biệt như vậy, các nguyên tắc trong quan hệ lẫn nhau và điều phối hoạt động tổ chức là yếu tố quan trọng làm nên hình ảnh năng động và hiệu quả của Hiêp hội.
Trong quan hệ với nhau: ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Bali) ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ I tại Bali – Indonexia năm 1976, đó là: 1) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; 2) Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; 3) Không can HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - ASEAN
ASEAN là bạn hàng quan trọng của Việt Nam, chiếm thị phần 24% hàng xuất khẩu và 27% hàng nhập khẩu của Việt Nam, tháng 6/1995 mới chỉ có 200 dự án vối tổng vốn khoảng hơn 2 tỷ USD của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam, chiếm 15% FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) nhưng đến năm 2004, ASEAN đã đầu tư trên 600 dự án với tổng vốn hơn 10 tỷ USD, chiếm 27% FDI.
Việt Nam với tiến trình gia nhập AFTA.
AFTA – tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Asean Pree Trade Area – Khu vực tự do thương mại ASEAN được chính thức hình thành năm 1992 nhằm thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là 0% - 5% cho mọi hàng chế tạo phẩm và nông sản chế biến với lộ trình thực hiện là 15 năm (1992 - 2008), sau đó tháng 9/1994, các thành viên ASEAN đồng ý rút ngắn lịch trình thực hiện đến 2003 với ngoại lệ 2006 cho Việt Nam, 2008 cho Lào và Mianma, 2010 cho Căm phu chia.
01/1/2006 là thời điểm mà hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ ASEAN sẽ giảm thuế xuống còn mức 0%-5%.
thiệp vào công việc nội bộ của nhau; 4) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; 5) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
Bên cạnh 5 nguyên tắc này còn tồn tại một số các nguyên tắc không thành văn, không chính thức song các nước đều hiểu và tôn trọng áp dụng, đó là nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau qua báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội.
Nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: Các thành viên tuân thủ 3 nguyên tắc cở bản là:
1) Nguyên tắc đồng thuận, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN.
2) Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt, thứ nhất, các nước ASEAN không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; thứ 2, hoạt động của ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các nước chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó đều được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh.
3) Nguyên tắc 6-x, theo thoả thuận tại Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Xin-ga-po tháng 2/1992, theo đó 2 hay một số nước thành viên có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án của ASEAN nếu các nước còn lại mà chủ yếu là 4 nước gia nhập sau gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma chưa sẵn sàng tham gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực. Qua gần 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã phát triển dần từ một tổ chức chính trị khu vực có hình ảnh mờ nhạt, khả năng tồn tại yếu ớt thành một tổ chức chính trị-kinh tế khu vực đang lớn mạnh và thành công. Hiện nay, ASEAN là một trong các tổ chức khu vực có vai trò và vị trí nhất Vực duy nhất có mối quan hệ chặt chẽ,thường xuyên mang tính cơ chế với các nước công nghiệp phát triển, trong đó có 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Khẳng đinh vai trò của ASEAN trên trường quốc tế, tổng thư ký Liên Hợp Quốc Cofianan khẳng định: “Ngày nay, ASEAN là một thực thể hoạt động hiệu quả và không thể thiếu được trong khu vực, đây là lý do chính để liệt ASEAN có tầm ảnh hưởng ngoài khu vực, Hiệp hội là đối tác tin cậy của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực phát triển . . .”