Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về tình cảm lưu luyến của nhà thơ Viễn Phương khi rời xa lăng Bác

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.583
7
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2018 19:54:54
Bài "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương được sáng tác năm 1976 là một bài thơ mang đậm chất trữ tình, đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác.

Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước dành cho vị cha già dân tộc.
Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Nhà thơ xưng "con - Bác", một cách xưng hô rất giản dị, mộc mạc mà gần gũi yêu thương chan chứa bao tình cảm, thân thương kính trong Bác Hồ Chí Minh. Điều đó cho thấy, Bác là một con người rất hòa đồng, gần gũi. Chính vì vậy, Nhà thơ tố Hữu có viết "người là cha, là bác, là anh".

Con ở miền nam ra thăm lăng Bác

Còn mang một sắc thái, đày xúc động khi nhà thơ đi từ miền Nam ra thăm Bác. Mơi mà Bác trước lúc lâm chung trái tim luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Ở đây có biết bao đồng bào ta đang chiến đấu anh hùng hi sinh vì Tổ Quốc, vì đất nước.

Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm, xúc động bồi hồi của tác giả đối vợi vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta thấy một "hàng tre" Việt Nam.

Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với nơi nhà tranh âm vang lời ru của bà của mẹ. Nói đến cây tre là ta nghĩ tới đất nước, tới con người Việt Nam với bao đức tính cao quý nhất, trong sáng nhất.

Hình ảnh nhân hóa hàng tre "bão táp mưa sa đứng thẳng hàng" còn là biểu tượng bất diệt của con người Việt Nam hiên ngang kiên cường, bất khuất bền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hòa bình. Đây quả là một ý thơ rất độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Thán từ "Ôi" để diễn tả cảm nhận của nhà thơ khi nhìn thấy hàng tre trước lăng và Viễn Phương đã viết một hình ảnh ẩn dụ rất tài tình.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Cũng là mặt trời nhưng "mặt trời" ở câu thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ ngày ngày tỏa sáng đem sự sống cho muôn loài vạn vật, nó cũng có lúc quặt quẹo, u ám. Còn "mặt trời" của nhân dân Việt Nam "mặt trời" trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng. Bác chính là mặt trời tỏa tia sáng soi rọi con đường giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến thắng lợi. Dù

Bác đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn trường tồn, soi đường, dẫn lối cho dân tộc ta đứng ra hòa nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân thế giới. Viễn Phương bùi ngùi, xúc động bước vào:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dân bảy mươi chín mùa xuân

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như tràng hoa dân lên Người. "Bảy mươi chín mùa xuân", bảy mươi chín năm cống hiến, hi sinh hết mình đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân Việt Nam nở hoa.

Điệp ngữ "ngày ngày" vừa thể hiện một quy luật của dòng người vào lăng viếng Bác vừa thể hiện một quy luật tự nhiên của tạo hóa. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn vào trong lăng lúc nào không hay.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng sáng "dịu hiền", mát mẻ mà ẫn trong sáng ngời ngời. Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi.

Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi với dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập, tự do, vì xã hội chủ nghĩa. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn "đau nhói", mắt ta vẫn trào dâng khi ta nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa.

Khổ thơ thứ hai và thứ ba là một chuỗi hình ảnh vũ trụ: trời xanh, vầng trăng, mặt trời lồng vào nhau để ca ngợi tầm vóc to lớn của Bác. Ngang tầm với vũ trụ rộng lớn, bao la đồng thời thể hiện lòng tôn kính, kính trọng của nhà thơ đối với Bác.

Cuộc vui nào cũng có lúc phải kết thúc và cuộc hành trình vào lăng viếng Bác của nhà thơ cũng đã hết, đã đến lúc tác giả phải nói lời tạm biệt:

Mai về miền nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này

Nếu mở đầu bằng chi tiết "con ở miền nam ra thăm Bác" thì hết thúc lại bằng: "mai về miền nam thương trào nước mắt" . Đây là giờ phút chia tay với Bác, tâm trạng của nhà thơ đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến.

Tình thương xót dồn nén giữa tâm hồn làm nảy sinh bao ước muons: "muốn làm con chim", "muốn làm đóa hoa" và đặc biệt là làm "cây tre trung hiếu" để canh giấc ngủ của Bác.

Điệp ngữ 3 lần "muốn làm" để thể hiện dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn gần Bác mãi mãi.

Bằng tất cả tình yêu thương chân thành, Viễn Phương gợi hết những cảm xúc của mình qua những vần thơ. Thể hiện cảm xúc chân thành, ước nguyện giản đơn, lòng tôn kính đối với Bác. Rất nhiều năm tháng đã trôi qua, nhưng mỗi thế hệ con người Việt Nam khi đọc lại bài thơ "viếng lăng Bác" này đề có những khung bậc cảm xúc khác nhau, đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng, tư tưởng, đồng thời cũng thấy vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tỏa ra từ chính tâm hồn, tri thức và trái tim của Bác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ngọc Trâm
22/02/2018 20:12:50

Dàn ý
1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Viễn Phương là nhà văn miền Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ của ông bình dị mà trữ tình, mộc mạc, chân chất nhưng nhẹ nhàng, sâu lắng.
- “Viếng lăng Bác” là bài thơ gắn liền với tên tuổi Viễn Phương, được viết sau chuyến ra thăm lăng Bác của chính tác giả.
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và toàn dân tộc nói chung khi vào lăng viếng Bác.

2/ Trình bày cảm nhận:

a/ Khổ 1: Khung cảnh quanh lăng Bác
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Từ xưng hô “con” mang đậm chất Nam bộ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của hà thơ đối với Bác. Cách xưng hô nghe vừa chân chất mộc mạc lại vừa gần gũi thân tình. “Con” ở đây không chỉ là tác giả Viễn Phương nói riêng mà là nhân dân miền Nam nói chung.
- Cụm từ “ở miền Nam” gợi lên tình cảm thân thương ruột thịt giữa Bác với đồng bào miền Nam – mảnh đất thành đồng chống Mỹ, nơi Bác bắt đầu bước hành trình đi tìm đường cứu nước.
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
- Hình ảnh “hàng tre bát ngát” là hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của làng quê Việt Nam. Hàng tre bên lăng như những hàng quân canh giữ cho giấc ngủ yên bình của Bác.
- Từ cảm than “Ôi” bộc lộ cảm xúc trào dâng khi bắt gặp hình ảnh thân thiết của quê nhà.
- Từ “xanh xanh” được đảo ra phía trước như muốn nhấn mạnh sức sống bền bỉ của quê hương, dân tộc.
- Từ màu xanh đầy sức sống của hàng tre, nhà thơ liên hệ đến phẩm chất cao đẹp của con người: kiên cường, bất khuất, không hề bị khuất phục trước khó khăn, thử thách.

b/ Khổ 2: Tình cảm của nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung với Bác Hồ
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hình ảnh “mặt trời trên lăng” là bút pháp tả thực để chỉ một thực thể trong vũ trụ. Mặt trời ở đây là mặt trời của thiên nhiên.
- “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác , nhằm ngợi ca sự vĩ đại của Bác Hồ. Cũng giống như mặt trời của thiên nhiên mang lại ánh sáng, hơi ấm cho muôn loài thì Bác mang lại ánh sáng Cách mạng, đưa dân ta thoát khỏi bầu trời đêm của tối tăm, nô lệ.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
- Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy tưởng, bao trùm là không khí thương nhớ Bác khôn nguôi.
- Mỗi người dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân của người.
- “Ngày ngày” gợi tả sự lặp lại của thời gian, đồng thời cũng là sự lặp lại của lòng thương nhớ. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác đã trở thành chân lí như vòng tuần hoàn của thời gian.
=> Niềm yêu kính thiết tha và lòng biết ơn, sự tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân với Bác.

c/ Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào lăng thăm Bác:
- Cách nói giảm, nói tránh “giấc ngủ” làm xoa dịu nỗi đau mất mát.
- Hình ảnh ẩn dụ: vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh.
-> Gợi không gian yên tĩnh, trang nghiêm, tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác.
- Từ ngữ giàu sức gợi tả: nghe nhói
-> Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ rất chân thành, sâu sắc trước sự ra đi của Bác.
=> Khổ thơ thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào, trào dâng khi tác giả nhìn thấy Bác ở trong lăng.

d/ Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng Bác:
- Nỗi niềm lưu luyến được bộc bạch trực tiếp “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Đó là giọt nước mắt đau đớn, xót xa trước mất mát lớn lao của toàn dân tộc; là giọt nước mắt của tình cảm kính yêu, trân trọng mà tác giả dành cho Bác; là giọt nước mắt lưu luyến, không muốn xa rời.
- Liệt kê các hình ảnh thơ “con chim hót”, “ đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” cùng điệp ngữ “muốn làm” đã thể hiện mong ước hóa thân, ước nguyện tha thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng lên Bác tất cả lòng thành kính, biết ơn…
=> Tiếng lòng của tác giả thổn thức, thiết tha, đau đáu khôn nguôi, gợi cảm xúc sâu sắc cho người đọc. Đó là tình cảm của nhà thơ nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

3.3/ Đánh giá:
Viễn Phương đã bộc lộ được cảm xúc trào dâng của mình khi viếng thăm lăng Bác. Những hình ảnh trong thơ được xây dựng bằng rung cảm thiết tha của nhà thơ. Từ đó, tác giả bộc lộ tình cảm chân thành, bình dị mà tha thiết của mình đối với Bác. Đó cũng là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

1
0
Lê Thị Ái Nhi
23/02/2018 14:45:15

Dàn ý
1/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Viễn Phương là nhà văn miền Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ của ông bình dị mà trữ tình, mộc mạc, chân chất nhưng nhẹ nhàng, sâu lắng.
- “Viếng lăng Bác” là bài thơ gắn liền với tên tuổi Viễn Phương, được viết sau chuyến ra thăm lăng Bác của chính tác giả.
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và toàn dân tộc nói chung khi vào lăng viếng Bác.

2/ Trình bày cảm nhận:

a/ Khổ 1: Khung cảnh quanh lăng Bác
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Từ xưng hô “con” mang đậm chất Nam bộ, thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của hà thơ đối với Bác. Cách xưng hô nghe vừa chân chất mộc mạc lại vừa gần gũi thân tình. “Con” ở đây không chỉ là tác giả Viễn Phương nói riêng mà là nhân dân miền Nam nói chung.
- Cụm từ “ở miền Nam” gợi lên tình cảm thân thương ruột thịt giữa Bác với đồng bào miền Nam – mảnh đất thành đồng chống Mỹ, nơi Bác bắt đầu bước hành trình đi tìm đường cứu nước.
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.”
- Hình ảnh “hàng tre bát ngát” là hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của làng quê Việt Nam. Hàng tre bên lăng như những hàng quân canh giữ cho giấc ngủ yên bình của Bác.
- Từ cảm than “Ôi” bộc lộ cảm xúc trào dâng khi bắt gặp hình ảnh thân thiết của quê nhà.
- Từ “xanh xanh” được đảo ra phía trước như muốn nhấn mạnh sức sống bền bỉ của quê hương, dân tộc.
- Từ màu xanh đầy sức sống của hàng tre, nhà thơ liên hệ đến phẩm chất cao đẹp của con người: kiên cường, bất khuất, không hề bị khuất phục trước khó khăn, thử thách.

b/ Khổ 2: Tình cảm của nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung với Bác Hồ
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- Hình ảnh “mặt trời trên lăng” là bút pháp tả thực để chỉ một thực thể trong vũ trụ. Mặt trời ở đây là mặt trời của thiên nhiên.
- “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác , nhằm ngợi ca sự vĩ đại của Bác Hồ. Cũng giống như mặt trời của thiên nhiên mang lại ánh sáng, hơi ấm cho muôn loài thì Bác mang lại ánh sáng Cách mạng, đưa dân ta thoát khỏi bầu trời đêm của tối tăm, nô lệ.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
- Nhịp thơ chầm chậm như bước chân của dòng người lặng lẽ đi trong suy tưởng, bao trùm là không khí thương nhớ Bác khôn nguôi.
- Mỗi người dân là một bông hoa và dòng người đi trong thương nhớ chính là tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân của người.
- “Ngày ngày” gợi tả sự lặp lại của thời gian, đồng thời cũng là sự lặp lại của lòng thương nhớ. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác đã trở thành chân lí như vòng tuần hoàn của thời gian.
=> Niềm yêu kính thiết tha và lòng biết ơn, sự tiếc thương vô hạn của nhà thơ và nhân dân với Bác.

c/ Khổ 3: Cảm xúc của tác giả khi vào lăng thăm Bác:
- Cách nói giảm, nói tránh “giấc ngủ” làm xoa dịu nỗi đau mất mát.
- Hình ảnh ẩn dụ: vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh.
-> Gợi không gian yên tĩnh, trang nghiêm, tâm hồn cao đẹp sáng trong của Bác.
- Từ ngữ giàu sức gợi tả: nghe nhói
-> Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ rất chân thành, sâu sắc trước sự ra đi của Bác.
=> Khổ thơ thể hiện niềm xúc động nghẹn ngào, trào dâng khi tác giả nhìn thấy Bác ở trong lăng.

d/ Khổ 4: Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng Bác:
- Nỗi niềm lưu luyến được bộc bạch trực tiếp “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Đó là giọt nước mắt đau đớn, xót xa trước mất mát lớn lao của toàn dân tộc; là giọt nước mắt của tình cảm kính yêu, trân trọng mà tác giả dành cho Bác; là giọt nước mắt lưu luyến, không muốn xa rời.
- Liệt kê các hình ảnh thơ “con chim hót”, “ đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” cùng điệp ngữ “muốn làm” đã thể hiện mong ước hóa thân, ước nguyện tha thiết của nhà thơ mãi được ở bên Bác, dâng lên Bác tất cả lòng thành kính, biết ơn…
=> Tiếng lòng của tác giả thổn thức, thiết tha, đau đáu khôn nguôi, gợi cảm xúc sâu sắc cho người đọc. Đó là tình cảm của nhà thơ nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

3.3/ Đánh giá:
Viễn Phương đã bộc lộ được cảm xúc trào dâng của mình khi viếng thăm lăng Bác. Những hình ảnh trong thơ được xây dựng bằng rung cảm thiết tha của nhà thơ. Từ đó, tác giả bộc lộ tình cảm chân thành, bình dị mà tha thiết của mình đối với Bác. Đó cũng là tình cảm chung của nhân dân miền Nam dành cho vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×