Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm của địa hình châu Mỹ? Tại sao khu vực Đông Nam Á sản xuất nhiều lúa gạo?

1 Nêu đặc điểm của địa hình châu MỸ
-châu Á:
-châu Âu
-châu Phi
-châu đại dương
-châu năm cực
-châu MỸ
Bài2
Tại sao khu vực đông nam Á sản xuất nhiều lúa gạo?
bài 3
Các nước láng giềng với nước Việt Nam là những nước nào?
11 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
783
1
0
Hope Star
11/05/2019 20:15:46
Câu 2:
Vì:
-Đông Nam Á có nhiều đồng bằng Phù Sa màu mỡ
khí hậu nhiệt đới gió mùa( có tính chất nóng ẩm mưa nhiều)
-nguồn nước dồi dào do của các con sông lớn chảy qua là hạ lưu của các con sông lớn (sông Mê Kông)
-địa hình bằng phẳng
- nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong việc sản xuất
- thị trường tiêu thụ rộng lớn
- chính sách đầu tư của nhà nước

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hope Star
11/05/2019 20:16:59
Câu 3:
Các nước láng giềng của Việt Nam là:
+ Lào
+ Campuchia
+ Trung Quốc.........
1
0
Hope Star
11/05/2019 20:20:27
Câu 1:
Đặc điểm của địa hình Châu Mỹ
1
1
Hope Star
11/05/2019 20:23:08
Câu 1:
Đặc điểm của địa hình Châu Âu ( ở trên )
Đặc điểm của địa hình Châu Á:
- Địa hình châu Á có 3 đặc điểm chính sau đây:
  • Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các đồng bằng lớn bậc nhất trên thế giới.
  • Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Bắc_Nam( gần Bắc-Nam), Đông-Tây(gần Đông-Tây).
  • Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều.
  • Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
  • Các núi cao có bang hà phủ quanh năm.
1
0
Hope Star
11/05/2019 20:24:54
Câu 1:
Đặc điểm địa hình của Châu Phi:
- Châu Phi là một cao nguyên khổng lồ, cao trung bình khoảng 700m, độ cao tương đối đồng đều, trừ 1 vài miền ven biển phía Tây và miền đất thấp Bắc Phi, phần lớn diện tích Châu Phi cao hon 200m. Có thề chia địa hình Châu Phi thành 2 khu vực lớn với ranh giới là 1 đường thẳng kéo dài theo hướng TN - ĐB từ Benghela đến Macxauat.
a. Miền địa hình Tây Bắc: tương đối thấp so với miền ĐN, phần lớn có độ cao hon 200m, từ Bắc tới Nam có các miền địa hình sau:
Miền núi Atlat: là một hệ thống núi trẻ nằm ở phía TB Bắc Phi gồm nhiều dãy chạy song song theo hướng vĩ tuyến ( Atlat Ten, Atlat Xahara, Atlat cao, Atlat trung ) kéo dài khoảng 2.500 km qua các nước Tunidi, Angiêri, Maroc, cao trung bình 2.000 m, đỉnh cao nhất là Tupcan 4163m, giữa các dãy núi là những cao nguyên ít bị chia cắt.
Miền Xahara: kéo dài từ bờ Ðại Tây Dương đến Hồng Hải là một hoang mạc mênh mơng rộng lớn nhất thế giới và là một bộ phận của dải hoang mạc Á Phi. Về mặt địa chất Xahara là một miền nền Tiền cam và Cổ sinh, còn về mặt địa hình là miền mặt bàn nên đại bộ phậân có độ cao khoảng 200m, trừ miền trung Xahara có những cao nguyên cổ kéo dài từ Tây sang Đông với những khối núi khá cao trên đó có nhiều đỉnh nguồn gốc núi lửa, những khối núi quan trọng là Ahaga ( đỉnh Tahat 3003m ) Tibexti ( đỉnh Bacdai 3415m ).
Xung quanh những khối núi là những hoang mạc đá và hoang mạc cát mênh mông.
Phía Nam Xahara: là một miền tương đối thấp. bao gồm bồn địa Côngô, thung lũng sông Niger. thung lũng hồ Sát.
Ngoài những miền điạ hình trên, ven biển phía Bắc và phía Tây còn có một số đồng bằng nhỏ hẹp, quan trọng hơn cả là dãy đồng bằng ven vốnh Ghinê và đồng bằng thuộc Libi, Ai Cập nơi sản xuất lúa gạo, một số cây công nghiệp và là nơi tập trung đông dân cư vào loại nhất Châu Phi.
b. Miền địa hình Ðông Nam: là 1 miền đất cao bao gồm các cao nguyên phía Ðông, miền núi Nam Phi và một số cao nguyên, bồn địa phía Tây từ bán đảo Xômali đến hạ lưu song song Dămbedơ, cao trung bình khoảng 2000m, có đặc điểm là sườn đông tương đối dốc sườn phía tây thoải dần vào nội địa gồm cao nguyên Abixini, Taganiica, Nyasa. Rộng hơn cả là cao nguyên Tanganiica trên đó có đỉnh núi lửa đã tắt Kilimanjïaro 5895m cao nhất Châu Phi quanh năm tuyết phủ. Giữa cao nguyên Abixini và cao nguyên Xômali là dãi đất thấp và hồ đoạn tầng kéo dài từ Hồng Hải xuống đến hồ Nyasa, ngày nay vẫn còn xảy ra động đất và núi lửa.
Phía nam của hệ thống cao nguyên là dãy Drakenxbec là 1 hệ thống núi tương đối cao ( đỉnh cao nhất 3473m ) chạy song song với duyên hải đông nam Phi dốc ở phía đông, thoải ở phía tây.
Phía tây của dãy Drakenxbec là những cao nguyên xen kẽ với bồn địa: bồn địa Kalahari nằm lọt giữa Nam Phi, giữa bồn địa Công gô và bồn địa Kalahari là cao nguyên Luanđa và Katanga rộng lớn cao hon 1000m.
0
0
Ori
11/05/2019 20:26:55
Câu 1: Đặc điểm địa hình :
*) Châu Mĩ : Địa hình châu Mĩ chia thành 3 khu vực :phía tây là các dãy núi cao,đồ sộ,hiểm trở kéo dài từ bắc xuống nam .Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn có nhiều giá trị đối vs đồng bằng sản xuất nông nghiệp .Phía đông chủ yếu là các sơn nguyên
*) Châu Á : Địa hình châu Á có 3 đặc điểm chính sau đây:
  • Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các đồng bằng lớn bậc nhất trên thế giới.
  • Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Bắc_Nam( gần Bắc-Nam), Đông-Tây(gần Đông-Tây).
  • Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều.
  • Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
  • Các núi cao có bang hà phủ quanh năm.
*) Châu Âu : có 3 khu vực:
+ Miền núi già: ở phía bắc và vùng trung tâm (dãy Xcan-đi-na-vi, U-ran,...).
+ Miền núi trẻ: ở phía nam (dãy An-pơ, Cac-pat,...).
+ Đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục, đồng bằng Đông Âu lớn nhất.
0
0
Ori
11/05/2019 20:29:20
Bài 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu gió mùa nóng ẩm, thị trường tiêu thụ lớn…
Bài 3:
Các nước láng giềng với nước Việt Nam là :
- Lào, Campuchia, Trung Quốc  
0
0
Ori
11/05/2019 20:33:31
Bài 1: Đặc điểm địa hình
*) Châu Phi : - Địa hình Châu Phi khá đơn giản, toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m
- Phần đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp
- Có ít núi cao và đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố chủ yếu ở ven biển
- Hướng nghiêng chính của địa hình là hướn Đông Nam - Tây Bắc
*) Châu Đại Dương : + Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
– Châu Đại Dương thời gian gần đây được gộp từ 2 Châu: Châu Đại Dương và Châu Úc.
*) Châu Nam Cực : là một cao nguyên băng khổng lồ,cao trung bình 3000m
1
0
doan man
11/05/2019 21:28:44
1 Nêu đặc điểm của địa hình châu MỸ
trả lời
Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông :
- Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét.
- Giữa là những đồng bắng lớn : đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn.
- Phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.
Nêu đặc điểm của địa hình châu Á:
trả lời
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là đông – tây và gần đông – tây, bắc – nam và gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm.
1
0
doan man
11/05/2019 21:38:47
1
-châu Âu * Vị trí : Khoảng giữa vĩ tuyến 36 độ bắc và 71 độ bắc, có 3 mặt giáp biển và đại dương, đường bờ biển dài 43.000 km, bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo vũng vịnh.
* Địa hình : Có 3 dạng địa hình chính
+ Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục
+ Núi già nằm ở phía Bắc và vùng trung tâm
+ Núi trẻ nằm ở phía Nam
-châu Phi
- lục địa Phi là một khối cao nguyên khổng lồ cao trung bình 750m có có bồn địa xen lẫn.
- ít núi cao và đồng bằng thấp
- cao ở đông nam và thấp dần ở phía Tây Bắc
1
0
doan man
11/05/2019 21:42:43
Bài2. Tại sao khu vực đông nam Á sản xuất nhiều lúa gạo?
trả lời Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì có đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, khí hậu gió mùa nóng ẩm, thị trường tiêu thụ lớn…
bài 3. Các nước láng giềng với nước Việt Nam là những nước nào?
trả lời
Lào , trung quốc ,Campuchia

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×