Đặc điểm của tự nhiên của Ô-xtrây-li-a (Australia)
a. Cao nguyên Tây Úc.
- Rộng 2,7 tr km², chiếm 35% diện tích lục địa
- Độ cao trung bình = 300 – 500 m.
- Phần lớn được hình thành trên nền đá kết tinh bị san bằng lâu dài.
- Trong điều kiện khí hậu khô hạn nên phát triển địa hình thổi mòn như các cánh đồng cát, các nấm đá, cánh đồng đá.
b. Đồng bằng Trung Úc.
- Được hình thành từ sự bồi trầm tích trên máng nền và được nâng lên nhẹ nên đặc điểm chung của địa hình là thấp, bằng phẳng và hơi có dạng bồn địa.
Tổng Diện tích = 25% diện tích lục địa.
- Gồm 2 đồng bằng nhỏ:
+ Đồng bằng Carpentaria: Là đồng bằng bằng phẳng nhất lđ Australia. Ven biển có nhiều đụn cát khá lớn.
+ Đồng bằng Bồn địa Trung Tâm (Artesian basin): Đồng bằng có dạng một bồn địa điển hình, thấp dần về hồ Eyre. Xung quanh hồ là đới đất thấp nằm ở độ cao -12 đến -16 m. Bề mặt đồng bằng được phủ bởi cát, sỏi, sét.
c. Miền núi Đông Úc.
- Là một hệ thống gồm các dãy núi uốn nếp và các cao nguyên giữa núi, cao nguyên trước núi.
Hệ thống này còn được gọi là Great Dividing, Cordillera Đông Úc hay là Trường Sơn Úc.
- Hệ thống kéo dài 3.500 km, rộng từ 160 – 300 km.
- Độ cao trung bình = 800 -1.000 m. Cao dần từ Bắc xuống Nam.
- Thoải dần về phía Tây, giốc và chi cắt mạnh về phía Đông.
- Phân hóa thành hai bộ phận:
+ Bắc 28°VN: Độ cao trung bình < 1.000 m và mở rộng thành hai nhánh bao bọc lấy cao nguyên giữa núi.
+ Nam 28°VN: Độ cao trung bình > 1.000 m, thu hẹp lại và chia cắt thành các dãy và khối riêng lẽ.
ĐỈNH NÚI CAO NHẤT: núi Kosiosko (2.200 m trên mặt nước biển). Nằm ở phía nam Cao nguyên Miền Đông (Eastern Highlands).
CÁC LOẠI GIÓ: Australia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới của Nam bán cầu nên nó chịu ảnh hưởng của 2 loại gió: gió khô nóng (từ hướng tây thổi đến làm cho nhiệt độ của vùng nội địa có thể lên đến 40 độ C từ tháng 12 đến tháng 4). Vùng ven biển thì mát mẻ hơn nhờ có gió biển thổi vào.
SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA:
70% diện tích Australia chỉ nhận được lượng mưa ít hơn 60 mm mỗi năm, khiến Australia trở thành một trong những lục địa khô hạn nhất thế giới.
Trái lại, ở miền đông, ở vùng cực tây nam và các vùng nhiệt đới ở miền bắc lại tương đối ẩm ướt. VD: Cairns (1 thị trấn ở bờ biển phía bắc bang Queelands) thường xuyên nhận được lượng mưa hằng năm gần 300 mm.
SỰ PHÂN BỐ HOANG MẠC:
Hai phần ba lục địa Australia về phía tây là hoang mạc khô cằn, còn có tên gọi là Đại Bình nguyên Miền tây. Đây là 1 vùng đất cổ xưa có nhiều xa mạc, rất giàu có khoáng sản như quặng sắt, bôxít, và uranium. Một trong những hoang mạc đó là Nullarbor có bề rộng 700 km.