Câu 2:
I. Hợp chất nhị tố
* Khi gọi tên các hợp chất nhị tố, tên của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn sẽ đọc trước, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn đọc sau và thêm đuôi "ua" (Trừ Oxi thành Oxit).
* Nếu với những chất có nhiều hóa trị thì ta đọc kèm theo hóa trị của chúng (viết bằng số La Mã và để trong ngoặc).
Ví dụ: KBr : Kali Bromua; Rb2S : Rubidi sunfua; SrO : Stronti Oxit; Cu2O : Đồng (I) Oxit; CuO : Đồng (II) oxit.
* Với các hợp chất cộng hóa trị : thì ta đọc theo mẫu sau.
Cách đọc: Chỉ số trong CT + Tên nguyên tố + chỉ số trong CTPT + Tên nguyên tố.....
Ví dụ: SO2 : Lưu huỳnh đioxit; SO3 : Lưu huỳnh trioxit; S2F10 : Đi Lưu huỳnh đeca Florua.
Ta sử dụng các tiền tố theo tiếng Hi Lạp và La Mã : Mono, đi, tri, tetra, penta, hexa, hepta, octa, nona, đeca ..... để chỉ các chỉ số của nguyên tố tương ứng trong hợp chất lần lượt bằng : 1 đến 10.
Chú ý:
* Thường thì tiền tố mono không được đọc kèm theo.
* Các ion OH-, CN-, SCN-, NH4+ .... được đọc là : Hiđroxit, Xianua, Sunfoxianua (thioxianat), Amoni ...
* Với các axit : Ở trạng thái nguyên chất thì ta đọc như đã nêu trên còn khi hòa tan vào nước thành dung dịch Axit thì ta thêm đuôi "Hiđric" vào đằng sau.
Ví dụ: HCl: A. Clohiđric ; H2S: A. Sunfu Hiđric; HCN: A. xian hiđric.
II. Các hợp chất tam tố
1. Với các Axit
Ta xét ví dụ sau:
Công thức Số Oxh Tên hợp chất
HCl -1 A. Clo hiđric
HClO +1 A. hipoclorơ
HClO2 +3 A. Clorơ
HClO3 +5 A. Cloric
HClO4 +7 A. peCloric
H2SO3 +4 A. Sunfurơ
H2SO4 +6 A. Sunfuric
H3PO3 +3 A. photphorơ
H3PO4 +5 A. photphoric