LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu lẽ sống cao đẹp trong Mùa xuân nho nho - Thanh Hải và Viếng lăng Bác của Viễn Phương

4 trả lời
Hỏi chi tiết
10.695
19
4
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/03/2018 20:27:15
Nêu lẽ sống cao đẹp trong Mùa xuân nho nho - Thanh Hải và Viếng lăng Bác của Viễn Phương Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980.Và ta cũng bắt gặp ước nguyện tha thiết chân thành được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác, ước nguyện sống đẹp, trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc trong khổ cuối bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình.
Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
Và “Viếng lăng Bác” , bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ. Từ tình cảm thành kính , ngưỡng mộ mà toàn dân tộc Việt Nam dành cho Bác nhà thơ đã truyền cảm xúc của mình đến với người đọc khi nguyện làm tiếng chim hót , làm bông hoa đẹp , làm cây tre trung hiếu và sẵn sàng làm muôn ngàn công việc tốt để kính dâng Người :
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Mặc dù hiện tại nhà thơ đang đứng bên lăng Người , trong lăng Người nhưng khi nghĩ đến những ngày phải rời miền Bắc , ngày xa Bác Viễn Phương thấy bịn rịn không muốn rời . Tình cảm trong những ngày được sống bên Bác luôn luôn sâu lắng từng giây từng phút . Tác giả không thể nào ngăn được nữa những dòng nước mắt trào dâng và tha thiết .
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"
Câu thơ thật bình dị nhưng chứa chan tình thương ấp ủ sâu lắng tận đáy lòng làm cho mỗi chúng ta khi đọc lên cảm thấy vô cùng xúc động . Đây là một cách nói không hoa mỹ mà là một cách nói rất chân thành của người dân Nam Bộ nhưng lại lắng đọng trong lòng người không gì có thể nói và tả được . Cũng xuất phát từ tình cảm đó cho nên nhà thơ có ước nguyện thành kính và đây có thể là ước vọng chung của tất cả mọi người đã một lần hoặc chưa một lần gặp Bác .
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này .
Điệp ngữ “ Muốn làm ” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện ước nguyện muốn tự nguyện tự giác của Viễn Phương . nhà thơ muốn làm con chim hót dâng tiếng hót vui . Muốn làm bông hoa dâng hương thơm và sắc đẹp . muốn làm cây tre trung hiếu canh giữ cho lăng Bác ngày đêm . Hình ảnh cây tre lại xuất hiệnở đoạn cuối bài thơ làm nhiệm vụ khép lại bài thơ một cách khéo léo , tạo cho người đọc một ấn tượng mạnh mẽ khó phai mờ. Hình tượng tre được chuyển hóa: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”. Khổ thơ đầu là hàng tre, khổ thơ cuối là cây tre. Nghĩa là muốn hóa thân thành một cây tre trong hàng tre kia để luôn được ở bên Bác, bộc lộ một tình cảm quyến luyến. Đó là tấm lòng yêu mến và sự tôn kính đối với Bác Hồ.Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hóa thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quanh lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh cây tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm chất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất của con người và dân tộc Việt Nam.
Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:
"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"
Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Lời nguyện ước khi phải rời xa người mình kính yêu nhất luôn là những lời nguyện ước đáng tin nhất... Thanh Hải và Viễn Phương đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn. Và có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước ? Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của hai nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước và “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
1
Tiểu Khả Ái
15/03/2018 20:30:25
Nêu lẽ sống cao đẹp trong Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Lẽ sống cao đẹp ấy đã trở thành lí tưởng trong bài ca cuộc đời của biết bao thế hệ những con người Việt Nam anh hùng. Và khi bước vào ngưỡng cửa của thi ca thì “Sống là cho và chết cũng là cho” cũng chính là niềm khao khát cháy bỏng trong tâm hồn mỗi thi nhân.Trong số đó, ta không khi nào quên nhắc đến tiếng hát nhẹ nhàng ,sâu lắng ,tha thiết của khát vọng với cuộc đời, với đất nước trong thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" được thơ Thanh Hải viết tháng mười 11 năm 1980. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng .Trong tâm lí nặng nề, sức khoẻ và bệnh tật mà hồn thơ Thanh Hải vẫn cất cánh bay cao để rồi mang đến cho cuộc sống một tình yêu, một nỗi niềm thiết tha với quê hương đất nước và cùng theo đó là ước nguyện chân thành được cống hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ Quốc thân yêu.
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết :
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Đó là khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên giầu sức gợi tả, gây xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Ước nguyện được làm một tiếng chim, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim, để đem lại hương sắc, tô điểm cho mùa xuân thêm tươi đẹp. Nhà thơ nguyện cầu được làm một “nốt trầm xao xuyến” không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ để “nhập”vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về. Được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện cống hiến cho sự phồn vinh của đất nước. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình, không cao siêu vĩ đại mà gần gũi quá, khiêm tốn và đáng yêu quá ! Hình ảnh nhuần nhị, tự nhiên, chân thành, giọng thơ nhè nhẹ, êm ái , ngọt ngào của những thanh bằng liên tiếp kết hợp với cách cấu tứ lặp lại như vậy đã mang một ý nghĩa mới nhấn mạnh thêm mong ước được sống có ích cho đời, cống hiến cho đất nước như một lẽ tự nhiên. Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, vừa như một tiếng lòng, như một lời tâm sự nhỏ nhẹ, chân tình.
Ước nguyện đó đã được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp, không chỉ cho riêng nhà thơ mà cho tất cả mọi người, cho thời đại của chúng ta. Đó là lẽ sống cống hiến cho đời lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Thái độ ‘lặng lẽ dâng cho đời” nói lên ý nguyện thật khiêm nhường nhưng hết sức bền bỉ và vô cùng đáng quý vì đó là những gì tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Thật cảm động làm sao trước ao ước của nhà thơ dẫu đã qua tuổi xuân của cuộc đời, vẫn được làm một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân lớn lao ấy. Điệp ngữ “dù là” ở đây như một lời tự khẳng định để nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước. Giọng thơ vẫn nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Chính vì vậy, hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ.
Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và những câu thơ này là một trong những câu thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
4
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/03/2018 12:33:27
- Từ những cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơmột cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống,về ý nghĩa giá trị của cuộc đời mỗi con người:
“ Ta làmcon chim hót
Ta làm một cànhhoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”.
+ Để bày tỏ lẽ sống của mình, ngay từ những câu thơ mở đầuđoạn, Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái củanhững thanh bằng liên tiếp “ta”-“hoa”-“ca”.
+ Điệp từ “ta” được lặp đi lặp lại thể hiện một ước nguyệnchân thành, thiết tha.
+ Động từ “làm”-“nhập” ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thânđến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích.
+ Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên,của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: conchim, một cành hoa, một nốt trầm. Còn gì đẹp hơn khi làm một cành hoa đemsắc hương tô điểm cho mùa xuân đất mẹ!Còn gì vui hơn khi được làm con chim nhỏcất tiếng hót rộn rã làm vui cho đời!
+ Các hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã xuất hiện trong cảmxúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, giờ lại được sử dụng để thểhiện lẽ sống của mình. Một ý nghĩa mới đã mở ra, đó là mong muốn được sống cóích, sống làm đẹp cho đời là lẽ thường tình.
+ Cái “tôi”của thi nhân trong phần đầu bài thơ giờ chuyểnhoá thành cái “ta”. Có cả cái riêng và chung trong cái “ta” ấy. Với cách sửdụng đại từ này, nhà thơ đã khẳng định giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cáiriêng và cái chung.
+ Hình ảnh “nốt trầm”và lặp lại số từ “một” tác giả cho thấyước muốn tha thiết, chân thành của mình. Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉmuốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là“một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bảnhoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vàocông cuộc đổi mới và đi lên của đất nước.
-> Đọc đoạn thơ,ta xúc động trước ước nguyện của nhà thơ xứ Huế và cũng là ước nguyện của nhiềungười.
- Lẽ sống của Thanh Hải còn được thể hiện trong những vầnthơ sâu lắng:
“ Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chínhxác,tinh tế và gợi cảm. Làm cành hoa,làm con chim,làm nốt trầm và làm một mùaxuân nho nhỏ để lặng lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
+ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, biểu lộ mộtcuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống cao đẹp.Mỗi người hãy làm một mùa xuân,hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vàolàm đẹp cho mùa xuân đất nước.
+ Cặp từ láy “nho nhỏ”, “lặng lẽ” cho thấy một thái độ chânthành, khiêm nhường, lấy tình thương làm chuẩn mực cho lẽ sống đẹp, sống đểcống hiến đem tài năng phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.
-> Không khoe khoang, cao điệu mà chỉ lặng lẽ âm thầmdâng hiến.Ý thơ thể hiện một ước nguyện, một khát vọng, một mục đích sống.Biết lặng lẽ dâng đời,biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đãviết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh,
Lẽ nào vay màkhông trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Nhớ khi xưa, Ức Trai tiên sinh đã từng tâm niệm:
“Bui một tấc lòng trunglẫn hiếu
Mài chăng khuyết,nhuộm chăng đen”.
Cònbây giờ, Thanh Hải – nhà thơ xứ Huế trước khi về với thế giới “người hiền” cũngđã ước nguyện: “Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tócbạc”.Lời ước nguyện thật thuỷ chung, son sắt. Sử dụng điệp ngữ “dù là” nhắc lạihai lần như tiếng lòng tự dặn mình đinh ninh: dẫu có ở giai đoạn nào của cuộcđời, tuổi hai mươi tràn đầy sức trẻ, hay khi đã già,bệnh tật thì vẫn phải sốngcó ích cho đời, sống làm đẹp cho đất nước.
-> Đây là một vấn đề nhân sinh quannhưng đã được chuyển tải bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹnhàng, thủ thỉ, thiết tha. Vì vậy, mà sức lan tỏa của nó thật lớn.
=> Như trên đã nói, bài thơ được viếtvào thời gian cuối đời,trước khi nhà thơ đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng trong bàithơ không hề gợi chút băn khoăn về bệnh tật, về những suy nghĩ riêng tư cho bảnthân. Chỉ “lặng lẽ”mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì đẹpđẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Đây không phải là câu khẩu hiệu của mộtthanh niên vào đời mà là lời tâm niệm của một con người đã từng trải qua haicuộc chiến tranh, đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời và sự nghiệp của mình cho cáchmạng. Điều đó càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.
3
2
Quỳnh Anh Đỗ
16/03/2018 12:39:19
Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Câu hát xúc động về Bác vẫn vang lên trong lòng chúng ta không khỏi khiến ta bùi ngùi, xúc động. Bác đã đi xa để lại cho dân tộc cả một niềm tiếc nhớ và kính yêu vô hạn. Đã biết bao nhà thơ khắc hoạ thành công tình cảm vô hạn của chúng ta dành cho Bác. Trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
Bài thơ không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Ấn tượng đầu tiên là cách xưng hô rất thân thuộc, gần gũi của người con Nam Bộ với Bác:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Hai tiếng con - Bác vang lên xoá nhoà khoảng cách giữa lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh với một người lao động cần lao. Nó trở thành mối quan hệ máu thịt giữa cha và con, đặc biệt đứa con ấy lại là đứa con của miền Nam xa cách. Viễn Phương ra thăm Bác là trở về bên người cha yêu dấu, tìm lại niềm hạnh phúc ấm lòng sau bao năm tháng cách xa. Vẻ đẹp đầu tiên nhà thơ nhận ra là hàng tre bát ngát, tượng trưng cho ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc. Niềm xúc động đã cất lên thành lời:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Hàng tre quanh lăng Bác phải chăng là biểu tượng của cây cỏ mang màu sắc quê hương về đây hội tụ? Tre là một loài cây luôn vươn cao, đứng thẳng, hiên ngang trong bão táp mưa sa. Vì thế tre mang nhiều đặc điểm giống như đức tính của người Việt Nam ta: cần cù, chịu khó, hiên ngang, luôn hướng về cội nguồn. Hàng tre lăng Bác tượng trưng cho thế đứng vững vàng của toàn dân tộc. Giọng thơ bồi hồi tha thiết mà rạo rực, tự hào, kiêu hãnh.
Nét đặc sắc của bài thơ là nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo và đặc sắc nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, tạo ra một loạt hình ảnh, hình tượng lớn lao, đẹp đẽ, sáng ngời:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Bác là mặt trời hay mặt trời là Bác? Có lẽ là cả hai. Người cùng như mặt trời vĩnh hằng và ấm áp. Người đem đến cho nhân loại tình yêu thương, lòng nhân ái và nền độc lập. Hình ảnh mặt trời làm sáng cả câu thơ. Bác là nguồn ánh sáng làm hồi sinh sự sống. Nhờ có Bác mà dân tộc Việt Nam đã rũ bùn đứng dậy sáng loà (Nguyễn Đình Thi), đất nước không còn cảnh:
Con đói lả ôm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
(Tố Hữu)
Người người biết ơn Bác, đời đời ngợi ca Bác bằng những lời ca, ý thơ đẹp đẽ:
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng.
(Tố Hữu)
Mặt trời lặn mặt trời mang theo nắng
Bác ra đi để ánh sáng cho đời.
(Phạm Tiến Duật)
Cảm động sao những tấm lòng thành kính. Những tấm lòng như tấm lòng của Viễn Phương:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...
Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ là một phát hiện rất mới, chứa đựng nhiều ý nghĩa và cảm xúc. Không gian nơi Bác nằm dường như là không gian của tình thương nỗi nhớ, không gian của tấm lòng thành kính, thiêng liêng. Và đây nữa, tràng hoa dâng Bác vừa là hình ảnh thực vừa mang nghĩa tượng trưng. Đó là tình đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân ta, giúp dân tộc đứng vững trong những cơn phong ba bão táp. Những người con hôm nay không chỉ dành cho vị cha già lòng biết ơn thành kính mà còn tự hào dâng lên Người những chiến công trong thời bình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Mạch cảm xúc được phát triển theo từng bước đi của nhà thơ vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động đã thổn thức trong lòng người con từ khi hàng tre bên lăng còn xa xa, cho đến khi cùng dòng người bước tới rồi và nghẹn ngào khi được nhìn thấy Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Với chúng ta Bác không bao giờ mất, Bác mãi trường tồn cùng sông núi. Bác nằm đó trong giấc ngủ bình yên, một giấc ngủ nhẹ nhàng, thanh thản. Một vẻ đẹp rất đỗi thanh cao đang toả sáng. Sự thanh cao đó phải chăng là một chân lí nhân cách của Người? Dù là trong thơ văn hay trong cuộc sống, giữa Bác và vầng trăng luôn có sự gặp gỡ, hoà hợp và đồng điệu.
Viễn Phương cũng như những người con khác ước mơ được ra thăm Bác dù chỉ một lần. Hôm nay nỗi mong mỏi đã trở thành hiện thực nhưng sao nhà thơ lại thấy nhói đau:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Dẫu biết rằng Bác sống mãi trong tâm hồn dân tộc, sự nghiệp cách mạng và con đường cứu nước sẽ mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc nhưng nhà thơ không thể nào kìm nén cảm xúc. Sự rung động đến nhói trong tim là một tình cảm chân thành của nhà thơ đối với Bác.
Cố dồn nét niềm xúc động trong lòng nhưng nghĩ đến lúc phải rời xa dòng cảm xúc ấy vội trào ra, nức nở nghẹn ngào theo dòng nước mắt:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Giọng thơ bỗng trở nên gấp gáp, vội vàng thể hiện sự cuống quýt trong tâm tưởng người con nơi xa. Viễn Phương muốn làm tất cả những gì tốt đẹp nhất để dâng lên Người. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện được làm con chim nhỏ bé, ngày ngày bên Bác kính dâng lên những bản nhạc âm vang của tâm hồn - tiếng hót. Đó là ước nguyện làm đoá hoa bình dị lặng lẽ toả hương thơm ngát, tô điểm cho giấc ngủ của Người, vẫn chưa đủ, nhà thơ còn ước muốn là một cây tre trung hiếu gìn giữ và bảo vệ giấc ngủ bình yên nhẹ nhàng cho Bác. Điều đặc biệt là kết thúc đầu cuối tương ứng trong bài thơ. Hình ảnh cây tre mở đầu bài thơ và vẫn là hình ảnh cây tre ấy khép lại bài thơ tạo ra hình ảnh có giá trị đặc biệt. Phải chăng đằng sau bóng tre râm mát ấy là tấm lòng, là tâm hồn của cả dân tộc lặng lẽ và thành kính dâng lên Bác. Điệp ngữ muốn làm được sử dụng liên tiếp trong ba dòng thơ cuối cùng càng khẳng định ước muốn, sự tự nguyện của những con người muốn chăm lo cho giấc ngủ của Bác Hồ. Cũng có thể xem những điệp ngữ này là những nút nhấn cho thấy sự lưu luyến, bồi hồi, bối rối của nhà thơ. Làm sao có thể không xúc động khi trong lòng ta hình ảnh Bác Hồ vẫn luôn sáng soi rực rỡ và ấm nồng:
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.
Bài thơ khép lại mà dư âm cảm xúc của nó còn trong tâm trí ta. Nhà thơ đã truyền cảm xúc vào lòng người đọc bao thế hệ với một ý nguyện chân thành. Chúng ta hôm nay được sống trong yên vui hoà bình, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao to lớn của Bác và của nhân dân. Chúng ta hãy rèn luyện để xứng đáng với niềm tin của Bác, xứng đáng là một cây tre trung hiếu bên Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư