Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
647
1
0
Vân Cốc
22/12/2018 14:12:04
Câu 4:

Nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam

– Sau chiến tranh TG1, Pháp tuy thắng trận, nhưng phải chịu nhiều tổn thất về kinh tế-tài chính. Chiến tranh phá huỷ nhiều nhà máy, đường sá, cầu cống, làng mạc của Pháp; nhiều ngành sản xuất công nghiệp bị đình trệ; thương mại giảm sút; nước Pháp trở thành con nợ lớn, nhất là của Mĩ, năm 1920 nợ 300 tỉ Phơ-răng. Chiến tranh tiêu huỷ hang triệu Phơ-răng đầu tư của Pháp ở nước ngoài, điển hình cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã làm mất thị trường đầu tư lớn nhất của Pháp tại châu Âu. Các vấn đề lạm phát, tăng giá và đời sống khó khăn của các tầng lớp lao động đã làm trỗi dậy các phong trào đấu tranh chống chính phủ.

– Trong hoàn cảnh trên, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế, chính phủ Pháp một mặt ra sức khôi phục kinh tế trong nước, một mặt tăng cường đầu tư, khai thác thuộc địa, trước hết và chủ yếu tại Đông Dương và châu Phi.

– Về thời gian, đợt khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp chính thức được triển khai từ sau Đại chiến TG1 và kéo dài đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế TG 1929-1933, tức là trong khoảng 10 năm.

– Tốc độ và quy mô đầu tư của thực dân Pháp trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 ồ ạt và rộng hơn nhiều lần so với đợt khai thác lần 1. Số vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm; riêng năm 1920 đầu tư đạt 225 tỉ Phơ-răng. Nếu giai đoạn 1888-1918 Pháp mới đầu tư khoảng 1 tỉ Phơ-răng vào toàn Đông Dương(chủ yếu ở VN), thì chỉ trong giai đoạn 1924-1929 số vốn đầu tư đã lên đến 4.000 triệu Phơ-răng. Từ 1931 dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế TG, tư bản Pháp vẫn tiếp tục đầu tư vốn vào VN.

– Về hướng(lĩnh vực) đầu tư trong đợt KTTĐL2 cũng khác với KTTĐL1. Nếu đợt KTTĐL1 tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào khai mỏ và giao thông vận tải; thì KTTĐL2 tư bản Pháp đổ xô vào kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác khoáng sản.

=> Chính sách tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa trên đây của thực dân Pháp đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế VN sau CTTG thứ nhất.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vân Cốc
22/12/2018 14:13:51
Câu 1:
Nêu nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc
Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc bao gồm::
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc. - Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
1
0
Vân Cốc
22/12/2018 14:25:44
Câu 3:
Nếu hoàn cảnh ra dơi của tổ chức ASEAN
*Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
1
0
NguyễnNhư
05/01/2024 22:48:59
a) hoàn cảnh:
- sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực
- ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại băng cốc (thái lan)

b, mục tiêu
-  hợp tác phát triển kinh tế văn hoá thông qua nỗ lực chung của các thành viên
- duy trì hoà bình và ổn định khu vực

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×