Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ? Vì sao nói vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh phát triển kinh tế biển?

​1. Vùng Đông nam bộ có những điều kiện tự nhiên nào để phát triển kinh tế?  Những thuận lợi và khó khăn(vị trí, địa hình, khí hậu..) 
2. Vị trí ,giới hạn lãnh thổ của vùng đông nam bộ ?
​3. Vì sao nói vùng đông nam bộ có thế mạnh phát triển kinh tế biển
4. Giải thích tại sao vùng đông nam bộ có mức độ tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta ?
5. Hãy chứng minh vùng đông nam bộ có những điều kiện thuận lợi để trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta
9 trả lời
Hỏi chi tiết
5.693
5
0
Trịnh Quang Đức
30/04/2018 08:28:28
Câu 1:
a/ Các thế mạnh về tự nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
+ Địa hình:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Nguồn sinh thủy tốt .
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
+ Khoáng sản, thủy năng:
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai, Bình Dương
- Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Lâm sản, thủy sản:
- Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch
- Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận
- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hại (Bà Rịa - Vũng Tàu)
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo
b/ Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
4
Trịnh Quang Đức
30/04/2018 08:33:44
Câu 2: Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Giáp các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ; kề với Cam-pu-chia. Tiếp giáp với Biển Đông.
- Y nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội: Thông thương qua cảng biến, thuận tiện cho giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
Diện tích: 23.550km2
Dân số: 10,9 triệu người (năm 2002)
3
2
Trịnh Quang Đức
30/04/2018 08:34:48
Câu 3:
* Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế -> phát triển giao thông vận tải biển.
- Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển - đảo.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).
4
1
Trịnh Quang Đức
30/04/2018 08:36:41
Câu 4:
1/ Do ĐNB có:
- Vị trí địa lí thuận lợi
- Gần nguồn nguyên liệu và dồi dào tài nguyên thiên nhiên
+ sản phẩm chăn nuôi trồng trọt, đánh bắt nuôi trồng thủy sản ở DBSCL
+ các mỏ dầu khí ở thềm lục địa
- Vùng có dân cư đông ==> thị trường tiêu thụ và nguồn lao động
- Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng tốt ( giao thông vận tải, thông tin liên lạc...)
- Chính sách thúc đẩy phát triển KT-XH...
2/
- Là vùng có kinh tế phát triển vào loại hàng đầu cả nước, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
- Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài....
3/Do ĐNB có thế mạnh về nguyên liệu và thị trường
- Nguyên liệu phong phú và tại chỗ( sản phẩm từ chăn nuôi trồng trọt, thủy sản)
- Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước
- Nguồn lao động dồi dào
4/ Thúc đẩy sự phát triển KTXH của đất nước
5
1
Trịnh Quang Đức
30/04/2018 08:37:12
Câu 5:
a. Đứng đầu về quy mô.
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp (dài ngày, ngắn ngày) lớn nhất của cả nước.
- Diện tích trồng một số loại cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất.
b. Đứng đầu về mức độ tập trung hoá.
- Do điều kiện địa hình, đất đai thuận lợi nên mức độ tập trung hoá về đất đai rất cao.
- Điển hình là các tỉnh Đồng Nai, Bình Long, Bình Phước.
c. Đứng đầu về trình độ thâm canh, tổ chức quản lý sản xuất.
- Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao.
- Tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến.
d. Đứng đầu về sản lượng một số cây công nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Cây cao su là cây đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng.
- Cây cà phê đứng sau Tây Nguyên với gần 34% diện tích cho sản phẩm.
- Ngoài các cây nói trên, Đông Nam Bộ còn phát triển các vùng chuyên canh mía, lạc, điều, thuốc lá, hồ tiêu…
2
1
Cute Mai's
30/04/2018 08:39:06
Câu 1 Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :
—Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
-  Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
Câu 2
Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Giáp các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ; kề với Cam-pu-chia. Tiếp giáp với Biển Đông.
- Ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội: Thông thương qua cảng biến, thuận tiện cho giao lưu với các vùng xung quanh và với quốc tế.
 
 
0
2
Cute Mai's
30/04/2018 08:40:55
Câu 3 * Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ:
- Địa hình thoải thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy…
- Đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây công nghiệp hằng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả…* Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế -> phát triển giao thông vận tải biển.
- Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển - đảo.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).
Câu 4
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:
+ Bờ biển:
– Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
– Có các bãi tắm tốt (Vũng Tàu, Long Hải).
– Có rừng ngập mặn và nhiều cửa sông.
-> Thuận lợi phát triển giao thông đường biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng biển:
– Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn.
– Gần các tuyến đường biển quốc tế.
– Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiềm năng dầu khí.
– Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.
-> Có điều kiện phát triển dịch vụ vận tải biển, khai thác thủy sản, khai thác dầu khí, du lịen
• Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển: giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển – đảo, khai thác khoáng sản biển.
 
1
0
Cute Mai's
30/04/2018 08:41:40
Câu 5
a. Đứng đầu về quy mô.
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp (dài ngày, ngắn ngày) lớn nhất của cả nước.
- Diện tích trồng một số loại cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất.
b. Đứng đầu về mức độ tập trung hoá.
- Do điều kiện địa hình, đất đai thuận lợi nên mức độ tập trung hoá về đất đai rất cao.
- Điển hình là các tỉnh Đồng Nai, Bình Long, Bình Phước.
c. Đứng đầu về trình độ thâm canh, tổ chức quản lý sản xuất.
- Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao.
- Tổ chức quản lý sản xuất tiên tiến.
d. Đứng đầu về sản lượng một số cây công nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Cây cao su là cây đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng.
- Cây cà phê đứng sau Tây Nguyên với gần 34% diện tích cho sản phẩm.
- Ngoài các cây nói trên, Đông Nam Bộ còn phát triển các vùng chuyên canh mía, lạc, điều, thuốc lá, hồ tiêu…
1
0
Hoàn Mướp
14/04/2019 20:11:26
Thế cx pải hỏi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo