Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam là tôn thờ, thành kính tổ tiên, từ thờ tổ tiên trong mỗi gia đình, thờ cúng tổ tiên của một dòng họ, thờ cúng ông tổ của một làng xã tại các đình làng, miếu làng,... tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ hàng ngàn đời nay là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; rồi đến thờ cúng tổ tiên chung của cả dân tộc, đó là các Vua Hùng - người đã có công khai sơn phá thạch, ngăn thú dữ, chống giặc ngoại xâm, lập nên nhà nước Văn Lang có chủ quyền của người Việt cổ. Trong tâm thức người Việt Nam từ bao đời nay, Vua Hùng là vị thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương luôn là yếu tố nội dung của văn hóa Việt Nam, góp phần hun đúc lòng tự hào, tinh thần từ một bọc mẹ sinh ra để sống với nhau có nghĩa, có tình, có thủy, có chung, trên, dưới, có xóm, làng, sau trước, có tổ có tông,... sống có văn hóa từ một nguồn cội
“Con người có tổ có tông
Như cây có gốc, như sông có nguồn”.