Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, có giá trị về nhiều mặt. Một trong các giá trị nghệ thuật Truyện Kiều là về ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong Truyện Kiềq có sự kết hợp giữa ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ bác học.
Trong Truyện Kiều ta thấy Nguyễn Du vận dụng nhiều ngôn ngữ. Ta bắt gặp không ít câu rất hồn nhiên gần với khẩu ngữ:
– Bảy giờ mới rõ tăm hơi
Máu ghen đâu có lạ đời nhà ghen!
– Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai có tiệc gì với ai.
Những câu thơ không kém phần sâu sắc:
Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho kỹ ngọn nguồn lạch sông.
Được xây dựng như một chiêm nghiệm từ cuộc sống bình dị hàng ngày của nhân dân với ngôn ngữ, thành ngữ vuông tròn và không gian ngọn nguồn lạch sông, tỉnh, dò. Không có gì xa lạ với chúng ta mà sao qua cách sử dụng tài tình sáng tạo của Nguyễn Du nó mang một ý nghĩa sâu sắc vô cùng về một quan niệm nhân đúng đắn.
Ta bắt gặp trong ca dao hình ảnh, cách nói:
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói làng.
Đến Truyện Kiều của Nguyễn Du cách ví von so sánh đó được thể hiện:
Thiếp như hoa đã lìa cành
Chàng như con bướm lượn vành mà chơi.
Cách vận dụng thành ngữ một cách sáng tạo:
– Lo gì việc ấy mà lo
Kiến trong miệng chén có bò đi đâu.
– Rằng: nàng muôn dặm một thăn
Lại mang lấy tiếng dữ gần lành xa
– Cũng là mướp đắng mạt của một phường
– Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Ta có thể kể ra rất nhiều ví dụ trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân trong đời sống hàng ngày. Điều này cho ngôn ngữ, Truyện Kiều trở nên thân thuộc gần gũi với nhân dân và mang đậm tính dân tộc.
Mặt khác ngôn ngữ trong Truyện Kiều cố tính bác học, là ngôn ngữ cố chất cổ điển. Với cách sử dụng từ ngữ trau chuốt điêu luyện. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều điển tích, sử dụng các từ Hán Việt làm cho nó cố tính bác học. Có thể nói các điển tích điển cố đó là rất nhiều:
– Phải từng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cần làm chi
– Keo loạn chắp mối tơ thừa mặc em.
– Tuyết sương che chở cho thân cát đằng.
….
Các từ ngữ Hán Việt được dùng khéo léo làm cho lời thơ thêm trang trọng: dạ đủi, tình quân, bồ liễu, xuân huyên, tấc vàng, trướng đào, tri ăm, hoàng hôn, hoa khôi, nhãn tiền, quan tái, quan san,…
Ngôn ngữ Truyện Kiều đầy sức lay động, thuyết phục đến mức không thể nào thay thế được
Ngôn ngữ trau chuốt điêu luyện tài tình trong truyện Kiều đã vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp:
– Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
– Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
– Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lèo đơm bông
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Ta thấy ngôn ngữ Truyện Kiều đầy hình ảnh mang những nét đẹp sinh động sống động đầy màu sắc trang nhã.
Trong Truyện Kiều ta bắt gặp nhiều hình ảnh ẩn dụ so sánh ví von. Tạo cho câu thơ giàu hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm.
Một đặc sắc trong cách nói đó là luôn lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người của cuộc sống. Chính vì vậy sự vậy luôn được diễn đạt bằng cách nói từ những hiện tượng thiên nhiên.
Để nói về người con gái, Nguyễn Du nói đến hoa, liễu.
Nặng lòng xót liễu vì hoa
Đó là tấm lòng thương xót, yêu vì người con gái mềm mại như cây liễu, đẹp như hoa. Hay cách nói năng của người con gái cũng được diễn đạt bằng vẻ đẹp của thiên nhiên:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
… Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Chính ngôn ngữ ẩn dụ được vận dụng một cách sáng tạo khiến cho ngôn ngữ thơ ý nhị mà sâu sắc.
Trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng rất nhiều cách so sánh khác nhau: hơn kém, ngang bằng…
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
So sánh giữa hai con người với nhau.
Lấy hai vật để nói về con người với ý ngang bằng:
– Cũng phường buôn thịt bán người.
– Cũng là mướp đắng mạt của một phương.
– Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
– Lửa tân càng dập càng nồng.
Biện pháp nhân hoá được thể hiện trong Truyện Kiều.
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Ngôn ngữ trong Truyện Kiều là ngôn ngữ mang tính ước lệ giàu tính chất tượng trưng..
Nói về nỗi buồn là nói về hoàng hôn, chiều tà:
Buồn trông cánh cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Lấy thiên nhiên để thể hiện dòng trôi chảy của thời gian:
Sen tàn ác lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
Hay:
Sắn, ngô cành bích đã chen lá vàng
Ta còn thấy một thành công trong ngôn ngữ Truyện Kiều là ngôn ngữ chính xác mà không thể thay thế nó bằng ngôn ngữ khác:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi bèn cho chị lạy rồi 8ẽ thưa.
Cậy, chịu và lạy ở đây tưởng như không hợp với văn cảnh nhưng thực ra nó chính xác mà không thể thay thế.
Có những loại ngôn ngữ chính xác đến mức chỉ một từ mà có thể diễn đạt được tính cách của nhân vật một cách hoàn chỉnh. Nó nói lên được bản chất của nhân vât.
Ví dụ như chữ tót để nói lên thô lỗ, vô học của Mã Giám Sinh:
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Chữ nhờn nhợt để diễn tả Tú Bà:
Nhác trông nhờn nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao.
Chữ mặt sắt chỉ Hồ Tôn Hiến:
Trông lên mặt sắt đen xì
Đó là ngôn ngữ ám sát nhân vật, thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
Có thể nói ngôn ngữ trong Truyện Kiều là một vấn đề rất thú vị mà chúng ta có thể khai thác trên nhiều bình diện. Ngôn ngữ Truyện Kiều đầy sức lay động, thuyết phục đến mức không thể nào thay thế được. Nguyễn Du đã sử dụng và phát triển, sáng tạo ngôn ngữ có sức sống lâu bền, hoàn hảo nhất.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |