Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về thời gian là vàng

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.816
2
2
Su Bi Ka
10/02/2018 06:53:35

Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy njà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là những vật cụ thể, hữu hình dể so sánh với thời gian. Cho nên cách so sánh này sẽ cụ thể hóa giá trị của thời gian để con người thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quý, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “đắt như vàng” đó sao? Vàng có giá trị, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành phòng lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muôn có vàng, người lao động phải làm việc chăm và giỏi để dành dụm, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dân gian lại dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bạc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết); nhưng thời gian “hôm nay” đã qua,

Vì sao thời gian (thì giờ) lại quý giá như vậy? Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết… Trước khi con người biết tính thời gian, thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sông có ích, con người sẽ tích lũy được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những sự nghiệp tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp sô" “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ: bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát… bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chấn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn di chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Chắc chắn bạn đó sẽ không có thì giờ vàng bạc rồi. Còn đôi với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của Thiên tài. Những Thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc, các bạn ạ!

Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hàng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí, để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khỏe của cá nhân chúng ta và còn tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình nữa chứ. Ngoài việc chơi, việc học hàng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,… Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp lớn… Tất cả những điều đó nên bố trí trong thời gian tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể xảy ra, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sấp xếp thời gian.

Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
1
Su Bi Ka
10/02/2018 06:54:32

Thời gian luôn trôi chảy, không bao giờ dừng lại. Mọi sự vật đều phai mờ được bụi thời gian. Thế mà trong cuộc sống này không ít những con người phung phí thời gian, không biết quý thời gian. Vì vậy mà Demosthenes đã có một câu nói đầy ý nghĩa, có giá trị giáo dục lớn: “Thời gian là vàng bạc, để thời gian đi tức là hủy hoại mình”.

Thật vậy, thời gian còn quý hơn vàng bạc, bởi thời gian thì vô hạn mà cuộc sống chúng ta là hữu hạn. Con người của chúng ta được sinh ra, rồi chẳng mấy chốc lớn lên, già đi bệnh tật rồi chết. Thời gian sẽ nghiến lên trên những tâm hồn lạc lõng mà đi nó chẳng bao giờ thương tiếc chúng ta đâu nếu chúng ta mềm yếu, thiếu sức sống, mất hết cả niềm tin và nghị lực, thiếu ý thức đấu tranh mà cứ đứng đó than vãn, oán trách thì đâu có ích lợi gì, và rồi bị thời gian đào thải.

Cuộc đời của mỗi con người chúng ta chỉ có một thời tuổi trẻ và khi tuổi trẻ đã qua rồi thì một đi không bao giờ trở lại. Chính vì vậy mà nhà thơ Xuân Diệu khi nhận ra được cái giới hạn của một đời người trước cái vô hạn của thời gian, thiên nhiên, đất trời thì nhà thơ cảm thấy vô cùng đau đớn xót xa:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Mà tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời…

Và cũng chính vì vậy mà nhân vật Pa-ven Coóc-sa-ghin trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của ÔxtơRốp-xki đã sống một cuộc sống rất tích cực và năng động để cống hiến cuộc đời mình cho cách mạng, cho con người để sau này khỏi phải ân hận bởi những năm tháng sống hoài, sống phí”.

Đời người chỉ có một thời tuổi trẻ, mà tuổi trẻ là tuổi tràn đầy sinh lực, ước mơ và khát vọng, muốn vươn tới những chân trời mới lạ để khám phá và hiểu biết những điều tốt đẹp của cuộc đời. Vậy khi chúng ta đang ở thời tuổi trẻ thì chúng ta phải biết quý thời gian còn hơn vàng bạc để hành động, biến những ước mơ, khát vọng của mình thành sự thật, tạo nên những đóa hoa đẹp dâng cho đời. Không biết quý thời gian, phung phí thời gian vào những việc vô bổ, không có mục đích không hướng đến tương lai như mại dâm, ma túy, thâu đêm suốt sáng với rượu mạnh, chất kích thích, ở các trường, nhà hàng, khách sạn… là chúng ta tự hủy hoại cuộc đời mình, chúng ta sẽ tự làm cho chúng ta thân tàn, ma dại và để trở thành những kẻ tội phạm gây bao đau thương, tang tóc cho bao kẻ khác, và là một gánh nặng của xã hội.

Ngược lại, nếu ta biết quý từng giây, từng phút của thời gian mà nỗ lực học tập, tìm tòi nghiên cứu khoa học hay tích cực hăng say lao động để làm ra của cải vật chất cho xã hội thì tương lai của cuộc đời ta sẽ tươi sáng hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Nếu mọi người đều biết quý trọng thời gian, biết tận dụng thời gian để làm nên những việc có ích cho đời thì xã hội sẽ tốt đẹp biết bao.

Tóm lại, câu nói của Demosthenes là một chân lí, là một lời khuyên rất bổ ích cho chúng ta, nó giúp chúng ta xác định được cách sống, cách làm việc để trở thành một con người thật sự có ích cho xã hội, để cuối đời khi nhìn lại con đường đã đi qua trong cuộc đời mình cảm thấy mãn nguyện, tự hào mà không hề cảm thấy hổ thẹn

4
2

Ông cha ta từ xưa vẫn khuyên dạy con cháu phải biết quý trọng thời gian. Thời gian đã trôi qua, không bao giờ trở lại, vì thời gian cũng là mảnh đời của mỗi con người chúng ta. Vậy thời gian quan trọng và quý giá như thế nào mà ông cha ta lại nói trong câu tục ngữ: “Thì giờ là vàng bạc”. Chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này.

Trước hết, ta phải hiểu vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ như thế nào? “Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải là một vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy njà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là những vật cụ thể, hữu hình dể so sánh với thời gian. Cho nên cách so sánh này sẽ cụ thể hóa giá trị của thời gian để con người thấy tầm quan trọng của nó. “Vàng bạc” là những kim loại quý, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “đắt như vàng” đó sao? Vàng có giá trị, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành phòng lúc đau ốm, tuổi già hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muôn có vàng, người lao động phải làm việc chăm và giỏi để dành dụm, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dân gian lại dùng lối so sánh khẳng định “Thì giờ là vàng bạc” không những để ca ngợi thời gian quý như vàng bạc, hơn thế nữa “thời gian” chính là “vàng bạc” đấy. Nếu bàn cho kĩ nữa thì thời gian còn quý hơn cả vàng bạc, vì vàng bạc có thể làm ra được (nếu hết); nhưng thời gian “hôm nay” đã qua,
không thể làm lại thời gian hôm nay được - không bao giờ cái đa qua trở lại được.

Vì sao thời gian (thì giờ) lại quý giá như vậy? Thời gian được tính bằng giây, bằng phút, bằng giờ, bằng tháng, bằng năm. Đó là từ khi con người biết đo bóng nắng đoán giờ, biết tính ngày tháng theo trăng tròn, trăng khuyết... Trước khi con người biết tính thời gian, thì thời gian vẫn cứ vô tình trôi đi, chẳng bao giờ dừng lại. Thời gian gắn liền với tuổi đời và cả cuộc đời con người. Mỗi một chặng thời gian, con người sông có ích, con người sẽ tích lũy được vốn kiến thức, hiểu biết; con người sẽ đem lại cho cộng đồng của mình, cho chính mình những sự nghiệp tốt đẹp. Tuổi học sinh, tuổi niên thiếu của chúng ta thật vô tư, nhưng đừng vô tư đến mức lãng phí, lãng quên thời gian. Bạn hãy học hết mình, và khi chơi, thư giãn bạn cũng hết mình thì hiệu quả cuộc sống của bạn sẽ ra đáp sô" “thì giờ là vàng bạc” đấy. Ví dụ: bạn định ngồi học và làm bài tập liền trong hai giờ đồng hồ. Bạn hãy tập trung cao để học và làm bài đi. Sau đó bạn có thể đi dạo 15 phút, hoặc chơi đàn ghi-ta 15 phút, hát vài bài ca mà bạn thích, cũng có thể xuống sân chơi bóng một lát... bạn lại trở về phòng làm việc tập trung suy nghĩ. Chắc chấn như thế là không lãng phí thời gian. Có nhiều bạn di chơi suốt ngày, đến giờ đi học là cầm cặp chạy. Chắc chắn bạn đó sẽ không có thì giờ vàng bạc rồi. Còn đôi với các nhà khoa học, những người say mê với sự nghiệp thì họ có ăn ngủ đúng giờ như mọi người đâu. Niềm say mê và nghị lực tuyệt vời đã khiến họ không có lịch ăn, ngủ cố định. Đó là mầm mống của Thiên tài. Những Thiên tài thường có nghị lực đặc biệt và cách làm việc đặc biệt. Thời gian, thời gian đối với họ quý giá hơn cả vàng bạc, các bạn ạ!

Thời gian quý giá như thế, ta nên có một kế hoạch để tận dụng thời gian. Hàng ngày, nên có thời gian biểu hợp lí, để bảo đảm việc học, việc giải trí, vui chơi cho hợp với hoàn cảnh mỗi gia đình và sức khỏe của cá nhân chúng ta và còn tranh thủ giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình nữa chứ. Ngoài việc chơi, việc học hàng ngày, ta nên có thời gian dành cho việc đọc sách, báo, một khoảng thời gian thích đáng cho công việc mà mình yêu thích, say mê,... Tôi biết có bạn vẫn tranh thủ viết truyện, làm thơ. Tôi biết có bạn thích tập cắt may quần áo và sưu tập thời trang. Tôi biết có bạn rất thích nghiên cứu về kinh tế và ước mơ trở thành một nhà doanh nghiệp lớn... Tất cả những điều đó nên bố trí trong thời gian tuổi còn trẻ để học và làm. Tất cả những ước mơ, những dự định đều có thể xảy ra, nếu bạn yêu quý, tận dụng và biết sấp xếp thời gian.

Quả thật là “Thì giờ là vàng bạc”, phải không các bạn? Đọc xong bài nghị luận giải thích này, dù ít hay nhiều các bạn hãy nhìn lại lịch học tập, làm việc, vui chơi của mình đi nhé! Đừng để “vàng, bạc” thời gian quý giá đang ở trong tay ta, lại rơi vãi một cách phí hoài, phải không các bạn?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×