Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận xã hội: Tình thương yêu con người; Tình cảm gia đình; Lòng khiêm tốn, giản dị; Lòng biết ơn của con người

Nghị luận xã hội
Lập dàn ý về :
1. Tình thương yêu con người
2. Tình cảm gia đình
3. Lòng khiêm tốn, giản dị
4. Lòng biết ơn của con người
5. Lòng yêu nước của thế hệ trẻ
17 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.666
1
0
mỹ hoa
01/06/2018 12:34:42

1/A. Mở bài:

  • Nói qua về tình thương có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta
  • Tình thương là một tình cảm cần có trong mỗi chúng ta

B. Thân bài

  1. Giải thích:

– Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật – Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.

– Tình thương là hạnh phúc của con người: Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Và như vậy con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

  1. Phân tích – chứng minh:

* Các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

Ý 1: Trong phạm vi gia đình:

– Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.

– Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.

– Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.

– Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.

* Dẫn chứng

Ý 2: Trong phạm vi xã hội:

– Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.

– Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.

* Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…

– Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.

* Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật Bản…

– Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:

+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.

+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

  1. Đánh giá – mở rộng

– Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh cao quí

– Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

  1. Bài học:

*Nhận thức:

– Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các dân tộc trên thế giới.

* Hành động: – Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới hòa bình thịnh vượng…

C. Kết bài

-Tình thương là một tính cảm thiêng liên mà bất cứ ai cũng cần có

-Mỗi chúng ta cần phải học hỏi cũng như có những hành động giúp đỡ những người xung quanh có hoàn cảnh khó khăn để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
01/06/2018 12:35:30
2/
I. Mở bài: giới thiệu về tình cảm gia đình

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là dạo con.”
Đây là một trong những câu ca dao nói về tình cảm gia đình hay nhất. câu ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái giành cho cha mẹ, nhưng tình cảm gia đình không chỉ có thế, chúng ta cùng di tìm hiểu về tình cảm gia đình.

II. Thân bài: nghị luận về tình cảm gia đình
1. Thế nào là tình cảm gia đình:

- Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái
- Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
- Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ
- Tình cảm của anh chị em đối với nhau
2. Biểu hiện của rình cảm gia đình:
- Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái
- Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con
- Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con
- Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người
- Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui
- Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ
- Anh chị em trong nhà yêu thương nhau
- Anh chị em không tranh đua, không ganh gét nhau\
- Không vì chuyện nhỏ mà gây sức mẻ tình cảm gia đình
3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình:
- Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúc
- Được mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọng
- Ông bà cha mẹ tự hào
4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:
- Cố gắng học tập và rèn luyện
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gai đình
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ
1
0
mỹ hoa
01/06/2018 12:36:12

3/+ Mở bài

– Từ xa xưa tới nay đất nước ta luôn là đất nước đặt giá trị chuẩn mực đạo đức lên hàng đầu. Trong nhưng giá trị đó tính khiêm tốn luôn là quan trọng nhất, giống như một câu nói của Các Mác đã từng nói “khiêm tốn bao nhiêu cũng không đủ một chút tự kiêu cũng bằng thừa”

– Khiêm tốn chính là đức tính quan trọng cơ bản mà con người cần phải có để thành công.

+Thân bài

– Thế nào là lòng khiêm tốn? Khiêm tốn là luôn bị đặt mình ở đúng chỗ có cái nhìn đúng đắn về năng lực, vị trí, cũng như ngoại hình của mình.

– Không được đặt cái “tôi” cá nhân lên trên một người để tự mãn và cho rằng mình giỏi giang hơn tất cả, hoặc coi thường người khác…

– Biểu hiện của khiêm tốn thường thể hiện ra bằng hành động, lời nói, thái độ . Những người khiêm tốn là những người khi được khen không vỗ ngực ta đây giỏi, ta đây đẹp, hay giàu có….

– Người khiêm tốn là người sẽ luôn thấy được người khác giỏi hơn mình, tài hơn mình và mình phải cố gắng học hỏi để tốt hợn , không bao giờ tự bằng lòng với chính mình trong bất kỳ lĩnh vực gì.

– Tại sao con người cần khiên tốn bởi trong cuộc sống vốn nhiều biến động khôn lường nó giống như một nói “ Cuộc đời là biển cả ai không bơi sẽ chìm” vì vậy muốn bơi tốt bạn cần có lòng kiêm tốn. Khiêm tốn giúp bạn được mọi người yêu thương quý mên, dễ hòa nhập. Khiêm tốn còn giúp bạn thấy được năng lực của mình thấy người khác cao hơn mình để mà cố gắng vượt khó để tiến tới thành công.

– Ngược lại với khiêm tốn là tự cao, thiêu khiêm tốn sẽ khiến con người bị cộng đồng xa lánh, ghét bỏ, ít hòa nhập…Thiếu khiêm tốn sẽ khiến bạn không biết mình đang ở vị trí nào luôn vỗ ngực ta đây không biết được ngoài xã hội sẽ có nhiều người tài giỏi, xinh đẹp hơn bạn sẽ khiến bạn dễ bị thất bại.

– Ví dụ như chú Dế Mèm trong tác phẩm “Dế Mền phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Chú đã phải nhận nhiều bài học đau đớn vì tính tự cao thiếu khiêm tốn của mình.

+ Kết luận

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về đức tính khiêm tốn và rút ra bài học cho bản thân mình, vận dụng với đời sống.

1
0
mỹ hoa
01/06/2018 12:37:02

4/
+ Mở bài:

– Từ xa xưa ông cha ta đã dạy con người phải có lòng biết ơn “ uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” . Câu nói đó bao đời nay vẫn đúng.

+ Thân bài

– Lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là luôn ghi nhớ công lao, công sức, tình cảm mà người khác đã mang lại cho mình, biết ơn để có thái độ đúng đắn với người đã đối xử ân nghĩa với mình. Biết ơn để nhớ đền ơn đáp nghĩa.

+ Lòng biết ơn thể hiện ở việc:

– Luôn có thái độ đúng mực tôn trọng đối với người mình mang ơn lòng biết ơn thể hiện ở chỗ cho và nhận

+ Những người mà chúng ta luôn cần phải biết ơn

– Đấng sinh thành: là cha mẹ chúng ta những người đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta đến lúc trưởng thành là những người đầu tiên chúng ta cần biết ơn. Công lao cha mẹ luôn lớn lao bằng trời bằng biển. Biết ơn cha mẹ luôn là việc đúng đắn, đúng chuẩn mực xã hội.

– Biết ơn thầy cô: Thầy cô là những người đã cho chúng ta cái chữ, dạy chúng ta những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Vì vậy, biết ơn thầy cô là đạo lý ngàn đời nay. Cha ông ta đời xưa đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” để thể hiện lòng biết ơn.

– Biết ơn đất nước : Đất nước tuy không sinh ra ta, không phải là một con người bằng xương thịt để ta biết ơn. Nhưng đất nước lại là nơi có người thân của ta ở đó, nơi có cha mẹ ta, thầy cô ta, bạn bè, tuổi thơ của ta. Là nơi có bầu trời mà ta sống, là nơi ta luôn phải biết ơn và tìm cách trả ơn.

– Biết ơn và trả ơn luôn là những truyền thống tốt đẹp mà ngàn đời nay ta phải giữ gìn. Những người vong ơn bội nghĩa luôn bị xã hội tẩy chay, là tấm gương xấu.

+ Kết luận

– Có lòng biết ơn chúng ta sẽ sống có mục tiêu hơn, bởi khi có lòng biết ơn con người luôn sống có nguồn cội.

– Biết ơn và tìm cách trả ơn luôn là những hành động đẹp đáng quý trọng trong đời sống con người.

– Liên hệ với bản thân mình là học sinh cần làm gì để trả ơn thầy cô, cha mẹ đã nuôi dưỡng dạy dỗ ta thành người…

1
0
mỹ hoa
01/06/2018 12:38:28
5/
Mở bài

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ

Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

Thân bài
Giải thích về lòng yêu nước
  • Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
  • Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.
  • Thời kì chiến tranh

– Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.

– Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường

– Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ

– Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

– Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

– Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

  • Thời kỳ hòa bình

– Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.

– Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

  • Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
  • Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
  • Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.
Vai trò của lòng yêu nước
  • Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
  • Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.
Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
  • Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
  • Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
Kết bài
  • Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
  • Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc
  • “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
0
0
mỹ hoa
01/06/2018 12:53:56
3/Lập dàn bài : Lòng khiêm tốn
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn

- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi
- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3. Bình luận về lòng khiêm tốn
a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi
- Luôn khoe khan bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “ dế mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài
4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn
- Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân
1
0
Nguyễn Thành Trương
01/06/2018 14:03:44
1. Tình thương yêu con người
I. Mở bài: giới thiệu tình yêu thương con người
Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. trong cuộc sống chúng ta cần mở lòng để yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh khó khan hơn ta. Khi chúng ta yêu thương người khác thì chúng ta sẽ được yêu thương và được quý mên hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu thương con người.

II. Thân bài:
1. Giải thích thế nào là tình yêu thương người:

- Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh
- Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
- Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác.
2. Biểu hiện của tình yêu thương con người:
a. Trong gia đình:
- Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ
- Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người
- Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tính yêu thương của mình đối với ba mẹ
- Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa an hem với nhau.
b. Trong xã hội:
- Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa:
“ muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chính tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạng sáu ngàn ngày mới xa”
- Tình yêu thương con người là truyển thống đạo lí:
“ bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
3. Phê phán bác bỏ những người không có tình yêu thương con người:
- Phê phán lối sống vô cảm, không có tình thương
- Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương con người
- Tình yêu thương con người là lẽ sống của mỗi người
- Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau
1
0
Nguyễn Thành Trương
01/06/2018 14:06:40
2)

- Mở bài:
+ Người Việt nam rất coi trọng tình cảm gia đình thiêng liêng.
+ Nói về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cáI, bài ca dao “ Công cha như núi TháI Sơn…” là bài thơ hay nhất.
-Thân bài:
+ khẳng định công lao to lớn của cha mẹ qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
Công cha như núi TháI Sơn: Công lao sinh thành , dưỡng dục của cha sánh với núi TháI Sơn – một ngọn núi cao lớn của TrungQuốc, tượng trưng cho những kháI niệm lớn lao vĩ đại.
Nghĩa mẹ…chảy ra: Tình thương của mẹ giống như nguốn nước không bao giờ vơI cạn.
Cha mẹ có công sinh thành nuôI nấng con cáI nên người. Cha mẹ dành hết sức lực, tâm huyết và hi sinh cả cuộc đời vì các con.
Cha mẹ là gương sáng là người thày dạy dỗ con cài bước và đời. Công lao của cha mẹ chỉ sánh với những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất.
+ Nghĩ vụ của con cáI đối với cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ .. đạo con: đạo làm con cần phảI làm chòn bổn phận khi cha mẹ già yếu, tháI độ tôn kính, biết ơn cha mẹ
- Kết bài:
- ở lứa tuổi học sinh, chữ hiếu thể hiện qua lời nói, việc làm, qu học tập…
- Chữ hiếu là đạo đức cơ bản của người Việt Nam…
1
0
Nguyễn Thành Trương
01/06/2018 14:07:59
3)
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là lòng khiêm tốn

- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập
- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn
- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi
- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi
- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.
3. Bình luận về lòng khiêm tốn
a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?
- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi
- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo
b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi
- Luôn khoe khan bản thân, cho rằng mình giỏi
Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “ dế mèn phiêu lưu kí “ của nhà văn Tô Hoài
4. Rèn luyện đức tính khiêm tốn
- Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất
- Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại

III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về dức tính khiêm tốn
- Rút kinh nghiệm học tập cho bản thân
1
0
Nguyễn Thành Trương
01/06/2018 14:09:02
4)
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Từ xa xưa, ông bà ta có câu “ uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về Lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. truyền thống về long biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp. để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “ Lòng biết ơn”.

II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là “Lòng biết ơn”?

Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

2. Biểu hiện của Lòng biết ơn
- Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

3. Tại sao phải có long biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có Lòng biết ơn.

4. Mở rộng vấn đề
Có một số người hiện nay không có long biết ơn.
Vd: ăn cháo đá bát
Qua cầu rút ván

III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về Lòng biết ơn
- Nêu những công việc và thể hiện Lòng biết ơn.
1
0
Nguyễn Thành Trương
01/06/2018 14:11:44
5)
I. Mở bài: giới thiệu lòng yêu nước
Đất nước Việt Nam là một dân tộc chiệu nhau đau thương và khó khắn do chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. chúng ta đã trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giắc tây và 20 năm đô hộ nôi chiến. một thời kì mà chúng trải qua bao nhiêu đau thương và mất mát. Và trải qua từng thời kì giặc ngoại xâm thì chúng ta mới biết bao nhiêu anh hung bao nhiêu người Việt Nam có lòng yêu nước, đứng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc. chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về lòng yêu nước.

II. Thân bài:
1. Khái niệm lòng yêu nước:

- Tình yêu nước là tình yêu quê hương, yêu nơi chon nhau cắt rốn
- Yêu nước là một tình cảm cao quý và thiêng liêng sẵn sang đem tài năng và trí tuệ để bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Lòng yêu nước là hành động góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
2. Biểu hiện về lòng yêu nước:
a. Thời chiến tranh:
- Sẵn sang ra chiến trường cầm sung chiến đấu vì dân tộc vì dất nước
- Không ngại khó khan, gian khổ để xây dựng đất nước
- Yêu nước là nguyện hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc
- Những tấm gương về lòng yêu nước: Võ Thị Sáu; Nguyễn Văn Trỗi; Kim Đồng; Nguyễn Đình Giot;….
b. Thời bình:
- Cống hiến trí tuệ và tài năng để xây dựng đất nước ngày càng phát triển
- Luôn giữ vững quyết tâm đưa đất nước sánh vai với các cường quốc
- Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; lưu giữ các kỉ vật của các anh hung; mang lại các huy chương vàng cho đất nước qua các cuộc thi trí tuệ và sức khỏe;….
3. Vai trò của lòng yêu nước:
- Là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ nhà văn đưa ra các áng văn bất hủ
- Làm cho con người yêu thương gia đình, cuộc sống; khi yêu nước sẽ yêu mọi thứ dù nhỏ nhặt nhất.
4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời kì hiện nay:
- Không ngừng học tập và nỗ lực phấn đấu
- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật
- Tố cáo các hành vi không thể hiện lòng yêu nước
- Dung cảm đối mặt với cái xấu
- Bảo vệ môi trường hay việc nhỏ nhất cũng là thể hiện lòng yêu nước
- Biết ơn các chiến sĩ, anh hung liệt sĩ;…..

III. Kết bài:
- Khẳng định lòng yêu nước của bản thân
- Kêu gọi mọi người thể hiện lòng yêu nước
- Phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật
1
0
Nguyễn Mai
01/06/2018 14:26:50
1,
- Mở bài:
Bắt nguồn từ cuộc sống, trong sâu thẳng mỗi con người, ai cũng biết yêu thương, trân trọng. Tình yêu thương là sợi dây đồng cảm gắn kêt mọi người xích lại gần nhau.....(trích câu chốt: tình yêu thương là...... của con người và sống trong đời không thể thiếu tình yêu thương)
- Thân bài:
+ Giải thích: Vậy theo bạn tình yêu thương là gì? Đó là thứ tình cảm nồng nhiệt, thiêng liêng khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Chỉ vậy thôi nhưng cũng đủ để con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
+ Trích dẫn chứng:
_Gia đình: Từ thửu bé chúng ta đã cảm nhận được tình yêu thương rồi:
Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của cha mẹ.
Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình thương và hạnh phúc.
Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
_Ngoài xã hội: có những tấm gương sáng đc ghi danh danh sử sách như:
Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
+ Bàn luận mở rộng:
_ Khẳng định: Tình yêu thương rất quan trọng với mỗi người.
_ Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…(vd: .....)
-Kết bài:
Rút ra bài học cho bản thân, khẳng định lại giá trị của tình yêu thương, nêu hành động cụ thể.
1
0
Nguyễn Mai
01/06/2018 14:29:37
2,

+ Mở bài

– “ À ơi , à ơi em ngủ đi thôi một gia đình nhỏ một hạnh phúc to”. Gia đình là một tế bào của xã hội, một gia đình êm ấm hạnh phúc cha mẹ chuẩn mực sẽ tạo ra những đứa con ngoan

– Gia đình là nơi che chở cho chúng ta khi còn thơ bé là nơi ta luôn muốn quay về khi trưởng thành, khi vấp ngã ….

+ Thân bài

– Định nghĩa gia đình là gì? Gia đình là một nhóm người được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.

– Gia đình là cái nôi yêu thương là nơi bạn được sinh ra và lớn lên bởi vòng tay cha mẹ.

– Vai trò của gia đình có ý nghĩa vô cùng to lớn nó là cái nôi đầu đời của một đứa trẻ. Một đứa trẻ sinh ra chịu sự ảnh hưởng của gia đình rất lớn

– Cùng với nhà trường gia đình có vai trò tích cực trong việc dạy dỗ tạo ra nguồn lực cho xã hội trong tương lai.

– Gia đình không chỉ là tế bào của xã hội mà còn là nền tảng trực tiếp hình thành nhân cách của con trẻ.

– Hiện nay xã hội ngày càng có những sai lầm trong khái niệm về gia đình nhiều người phụ nữ không muốn lâp gia đình kết hôn mà vẫn muốn sinh con và làm mẹ độc thân tự nuôi con trưởng thành.

– Nhiều gia đình bố mẹ thường xuyên tạo thói quen xấu cho con cái khi chính họ không bao giờ làm gương. Cha mẹ chính là tấm gương để các con soi vào.

– Bên cạnh đó, có nhiều gia đình đang quá bao bọc con cái tạo cho con cái thói quen cậu ấm cô chiêu ỷ lại vào cha mẹ . Cái gì cũng đã có cha mẹ lo cho.

– Bản thân con cái trong gia đình cần biết yêu thương cha mẹ chia sẻ những khó khăn với cha mẹ từ những việc nhỏ nhặt. Nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà tùy theo sức của mình.

– Cần chăm chỉ học hành vâng lời cha mẹ thầy cô tạo niềm vui cho cha mẹ không nên để cha mẹ buồn phiền vì mìn.

+Kết bài

– Liên hệ với bản thân và gia đình mình cần làm gì cho cha mẹ vui lòng.

– Ngoài kia, rất nhiều em nhỏ đang lang thang cơ nhỡ, không có một mái ấm gia đình khi các em bị bỏ rơi ngay từ khi lọt lòng đó là điều đau đớn hơn bao giờ hết. Xã hội phải cùng nhau chung sức tạo cho các em một mái ấm khác.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/06/2018 11:40:45
1.

Mở bài.

Theo như ngạn ngữ Nga đã từng nói “ nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”, bởi vậy qua câu nói này chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa to lớn mà tình thương đem lại cho cuộc sống của chúng ta, nó để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị, bên cạnh đó, tình thương đó cũng chính là hạnh phúc của mỗi con người.

Thân Bài:

– Tình thương đó là sự rung động, biết khổ đau, đồng cảm và có những chia sẻ đối với mọi người xung quanh, hay đó chính là những sự cảm thông sâu sắc, biết khổ đau và thấu hiểu được nỗi khổ của mọi người, biết thương những mảnh đời bất hạnh, biết lắng nghe, và giúp đỡ những người đang gặp khó khăn.

– Hạnh phúc đó là cung bậc cảm xúc của mỗi người, đây là cung bậc thể hiện niềm vui, hạnh phúc và qua đó thể hiện nỗi lòng và sự sung sướng khi làm được một điều gì đó có ý nghĩa.

– Giải thích tại sao tình thương lại đi liền với hạnh phúc.

– Những người có tình thương là những người luôn biết chia sẻ, thấu hiểu và coi trọng mọi người xung quanh.

– Chứng minh được ý nghĩa và câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn, trong cuộc sống đã có rất nhiều người luôn mong muốn giúp đỡ được những hoàn cảnh khó khăn, để từ đó họ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn.

– Sống trong xã hội không phải chỉ sống vì bản thân mình, mà cần phải biết thấu hiểu và cần có sự chủ động mạnh mẽ trong việc biết thể hiện cảm xúc, những tình yêu thương và quý mến đối với mọi người xung quanh.

– Chia sẻ và đồng cảm cho những người nghèo khổ, hay những người đang lâm vào hoàn cảnh đang vô cùng khó khăn.

– Ý nghĩa của tình thương là gì?

– Tình thương giúp cho đời sống tinh thần của họ giàu có hơn, cuộc sóng của họ được ngập tràn tình cảm, sự yêu quý và kính trọng của tất cả mọi người.

– Để có được hạnh phúc, mỗi chúng ta cần phải làm những điều có ý nghĩa cho xã hội, đó là những việc làm có ích, nó đem lại những bài học quý giá, bởi con người không thể sống mà tách rời với xã hội được.

– Lấy dẫn chứng những bài học trong cuộc sống, tình thương giúp cho những người nghèo khổ có được chỗ dựa vững chắc để vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, nhưng qua đó tình thương còn làm ấm lên trái tim biết yêu của mỗi người.

– Từ những tình cảm chân thành đó, tình yêu thương nồng cháy đó, con người biết sống là chính mình, biết rung động, thấu hiểu và yêu thương mọi người xung quanh.

– Từ những việc làm có ích đó họ thấy được cuộc sống này tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và tình thương của họ cũng làm cho đời sống tinh thần của họ được ngập tràn niềm vui, và nhận được những tình cảm quý báu từ mọi người xung quanh.

Kết Luận: Khẳng định lại vai trò, và tầm quan trọng của tình thương, ý nghĩa của nó đối với mỗi con người.

Khẳng định câu nói trên là đúng đắn.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/06/2018 11:49:59
2.
I. Mở bài:
- Tình cảm gia đình là những tình cảm thân thương, gắn bó trong tâm hồn của mỗi con người, nó đã trở thành một đề tài quen thuộc trong văn học.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc.
II. Thân bài:
1. Tình cảm của cha con ông Sáu:
a. Chiến tranh đã gây ra cảnh chia li cho gia đình ông Sáu:
- Ông Sáu đi kháng chiến khi đứa con đầu lòng ( bé Thu )chưa đầy một tuổi.
- Ở chiến khu, ông nhớ con nhưng chỉ được nhìn con qua tấm ảnh nhỏ.
- Bé Thu dần lớn lên trong tình yêu của má nhưng em chưa một lần được gặp ba, em chỉ biết ba qua tấm hình chụp chung với má.
b. Chiến tranh đã không thể chia cắt được tình cảm gia đình, tình phụ tử thiêng liêng:
* Bé Thu rất yêu ba:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là cha ( khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má).
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược,bướng bỉnh ( để bảo vệ tình yêu em dành cho ba…).
- Em ân hận trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Lúc chia tay, em gọi “ba”, hôn cả lên vết thẹo dài đã từng làm em sợ hãi, em không cho ba đi…
* Ông Sáu luôn dành cho bé Thu một tình yêu thương đặc biệt:
- Khi xa con, ông nhớ con vô cùng.
- Khi được về thăm nhà, ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để được gần con.
- Ông vô cùng đau khổ khi thấy con lạnh lùng ( khi con cương quyết không chịu gọi “ba”).
- Ông dồn hết tình yêu thương con vào việc tự tay làm chiếc lược ngà cho con.
- Ân hận vì đã đánh con.
- Trước khi nhắm mắt, ông cố gửi cho con kỉ vật cuối cùng…
2. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:
- Cảm động trước tình cha con sâu nặng.
- Là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, tình cảm gia đình càng được thử thách càng trở nên thiêng liêng hơn.
- Tình cảm gia đình tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
- Tình cảm gia đình, tình cha con đã hòa quyện trong tình yêu quê hương đất nước.
III. Kết bài:
- “Chiếc lược ngà” – một câu chuyện xúc động về tình phụ tử thiêng liêng trong chiến tranh.
- Câu chuyện thêm một lần nữa khẳng định tình cảm gia đình,tình cha con…luôn bất diệt trong mọi hoàn cảnh.
0
0
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
02/06/2018 11:56:02
4.

I. Phần mở bài: Nêu lên vấn đề cần nghị luận.

Ai cũng từng trải qua khó khăn và được người khác giúp đỡ, lời cảm ơn như là một cách để thể hiện sự biết ơn, tình cảm, tình nghĩa đối với người khác. Lòng biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cần phải giữ gìn và trân trọng.

II. Phần thân bài

Khái niệm lòng biết ơn:

Là sự ghi nhận, ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp đỡ mình trong hoàn cảnh khó khăn. Lòng biết ơn có giá trị nhân văn sâu sắc giữa tình cảm con người với nhau.

Lòng biết ơn biểu hiệu quả các khía cạnh nào ?

Sự biết ơn thể hiện qua rất nhiều các khía cạnh trong cuộc sống:

– Nâng bát cơm đầy chúng ta cần phải biết ơn những người nông dân đổ mồ hôi công sức, phơi nắng phơi sương để làm ra hạt gạo.

– Trong mỗi gia đình đều có thờ cúng tổ tiên và các thế hệ đi trước, đó là sự biết ơn đối với những người đi trước đã sinh thành, giáo dục thế hệ sau thành người.

– Ngày 27/7 hàng năm Đảng và Nhà nước tổ chức lễ tri ân những anh hùng liệt sĩ, thương binh có công với đất nước. Thể hiện sự biết ơn với những cống hiến, đóng góp của họ với đất nước, quê hương hòa bình như hôm nay.

– Ngày 20-11 Nhà giáo Việt Nam, tổ chức lễ tri ân những thầy cô – những “người đưa đò” giúp học sinh đi đến bến bờ kiến thức.

=> Lòng biết ơn thể hiện ở nhiều khía cạnh và trở thành truyền thống tốt đẹp, đáng trân trọng của con người Việt Nam.

Tầm quan trọng của lòng biết ơn

Lòng biết ơn là đức tính tốt đẹp nên có ở mỗi con người. Giúp con người gắn kết với nhau.

Lòng biết ơn thể hiện lối sống tình nghĩa, gắn bó dân tộc Việt Nam, giúp các mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn.

Rèn luyện lòng biết ơn

Là học sinh thế hệ tương lai cần phải tôn trọng và ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo.

Biết trân trọng, giữ gìn những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại.

Lòng biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn phải có hành động thiết thực.

III. Phần kết bài

Lòng biết ơn luôn là phẩm chất đạo đức quý và đáng trân trọng.

Chúng ta hãy biết nói cám ơn người khác từ những điều đơn giản nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×