Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận xã hội về bệnh thành tích

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
643
1
0
Nguyễn Thị Thương
05/08/2017 20:20:52
Đất nước ta đang ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những thành tựu đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đó vẫn còn tồn tại không ít, bệnh thành tích là một trong những vấn đề nan giải, chưa thể giải quyết được tận gốc. Đặc biệt trong nền giáo dục nước nhà. Vậy bệnh thành tích là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của đất nước.
Chúng ta vẫn thường nghe đến bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao phổi…là sự diễn biến phức tạp trong cơ thể con người, tuy nhiên “bệnh thành tích” dường như không hiểu theo cách đó. Bệnh thành tích chỉ là một cách gọi một vấn đề cần phải điều chữa, phải tìm cách khắc phục như những loại bệnh thường gặp. Nói cách khác, bệnh thành tích là lối nói ẩn dụ nhằm nói đến sự diễn biến cực kỳ phức tạp và cần phải “tiêu diệt” triệt để.

Bệnh thành tích là gì? Bệnh thành tích là những thói xấu trong tư tưởng của mỗi người chưa được giải quyết, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến hậu quả xấu. Mặc dù chúng ta hiểu thành tích chính là thành quả của sự cỗ gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ sau một thời gian dài. Nhưng nếu cái danh đó là hư vô, là do luồn cúi, do dùng mọi cách để có thể đạt được thì nó sẽ trở thành một căn bệnh. Nếu là bệnh thì cần phải chữa, cần phải tránh để không chuốc lấy nhiều hậu quả lớn về sau.
Bệnh thành tích hiện nay diễn biến rất phức tạp, trên nhiều lĩnh vực, đặc biết trong giáo dục của nước nhà. Nền giáo dục đang rơi vào “khủng hoảng” khi bệnh thành tích tràn lan gây ra nhiều hệ lụy cho thế hệ trẻ. Học sinh chạy theo thành tích, giáo viên và phụ huynh chạy theo thành tích khiến cho cả xã hội này rơi vào tình trạng không lối thoát. Những điểm số, bằng khen, bằng cấp, chức vụ trong nhà trường hiện nay chỉ là những thứ “ảo”, nó không phải có được từ thực lực mà chỉ là từ tiền, từ tham vọng, từ nhiều thủ đoạn, mánh khóe mà có.
Khi bệnh thành tích này tràn lan, nếu không khắc phục mà cứ để nó biến rễ thì thực sự tương lai của thế hệ trẻ không biết đi đâu, về đâu. Chính các em không tự lựa chọn và quyết định được tương lai của bản thân. Vậy thì thử hỏi bằng cấp đó dùng để làm gì, chỉ để có rồi vứt đi như một tờ giấy đó sao?
Bệnh thành tích hiện nay không chỉ có trong giáo dục mà diễn ra ngay cả trong bộ máy nhà nước. Rất nhiều ông to bà lớn có được chức vị như ngày nay không phải là dựa vào thực lực, sự cố gắng của bản thân mình mà là cho luồn cúi, mua chuộc, đút lót…Nhìn bên ngoài chúng ta cứ tưởng rằng mọi thứ đều tốt, đều đâu ra đó, nhưng thực chất bên trong đã mục nát và thối rữa rất nhiều. Chỉ là chúng ta không thể biết. Không ít vụ việc quan liêu, tham nhũng xảy ra khiến nhân dân không thể chịu được. Nhưng cuối cùng họ vẫn im lặng, vì sức yếu, miệng bé không thể với tới.
Tuy nhiên hiện nay đã có chủ trương “Dân hỏi Bộ trường trả lời” nên đã phần nào giải quyết được thắc mắc, khó khăn cho nhân dân.
Đất nước ta đang ngày càng phát triển, nếu căn bệnh thành tích này không được diệt trừ tận gốc thì chẳng mấy chốc rơi vào bế tắc. Bệnh thành tích diễn biến phức tạp, cần phải hiểu rõ được bản chất của nó để tìm hướng khắc phục.
Khi giải quyết được bệnh thành tích thì đất nước ta ngày càng phát triển, ngày càng có chỗ đứng đối với nhiều quốc gia khác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tô Hương Liên
06/08/2017 19:15:42
Trong một xã hội phát triển, mỗi một cá nhân hay tập thể đều có sự nỗ lực không ngừng nghỉ để khẳng định bản thân mình. Những tấm huy chương, những tờ giấy khen, … được coi là thành quả của công sức mà họ đã bỏ ra. Tuy nhiên, nhiều người lại coi đó là cái đích để vươn đến mà theo đuổi, tạo ra một căn bệnh của xã hội. Đó là bệnh thành tích.
Thông thường “bệnh” được sử dụng khi cơ thể có cảm giác không bình thường, hoặc bị vi rút, vi khuẩn xâm nhập. Thành tích vốn là thành quả, thành tựu, thành công, là chuyện tốt, chuyện hay, đáng nêu gương, đáng học. Nhưng khi ghép chung với từ “bệnh” nó lại tạo ra một nghĩa “bất thường”, và thành tích giò đây mang theo nghĩa tiêu cực. Phải chăng “Thành tích” đã trở thành một loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập và con người?
Nghị luận xã hội lớp 9: Bệnh thành tích
“Bệnh thành tích” hiện nay đã trở thành một thói xấu tồn tại trong tư tưởng của nhiều người. Họ cho rằng bằng cấp là điều quan trọng và đạt được nó là đủ cho cuộc sống của chính mình. Nhưng vấn đề là họ đã đạt đến đâu và đạt bằng cách nào? Ngay trong nhiều trường học, căn bệnh thành tích đã lên lỏi và phát triển. Các thầy cô giáo vì muốn học sinh của mình có điểm cao nên ngoài giờ trên lớp, họ mở thêm những lớp học phụ đạo. Những học sinh đến học đôi khi sẽ được thầy cô cho làm những bài tập sẽ kiểm tra trên lớp - biêt trước đề. Bởi vậy nên nhiều bạn dù sức học yếu nhưng đi thi vẫn được điểm cao. Học sinh ỷ lại thầy cô hông học bài, chỉ chờ lúc sắp thi thầy cô “mớm” đề thì ngồi “ăn chực”. Điều này dẫn đến thực trạng “ngồi nhầm lớp”. Nhiều trường học cấp hai, cấp ba có những học sinh đi học mà không nhớ hết mặt chữ mà các em vẫn được lên lớp như bình thường. Căn bệnh thành tích đã làm con người trở nên mù quáng. Chỉ vì mải chạy theo thành tích mà họ đã bỏ qua chất lượng thực sự, kết quả đúng với năng lực của bản thân.
Căn bệnh này đang ngày một gia tăng theo chiều hướng đi lên và mang lại nhiều hậu quả khôn lường. Vậy, trước tình hình đó chúng ta cần phải làm gì? Có những biện pháp nào để giải quyết căn bệnh này? Thực chất, trong những năm qua, nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp nhằm đầy lùi căn bệnh này. Nhưng thực tế hiệu quả cũng những chính sách được đề ra lại không cao. “Bệnh thành tích” vốn xuất phát từ những tham vọng không chính đáng của con người. Vì vậy, tính tự giác, sự rèn luyện bản thân, đầy lùi tư tưởng ham muốn thành tích mới có thể “chữa khỏi” được căn bệnh này.
Học thật, thu nhận những kiến thức thật mới đem lại giá trị cho bản thân. Thành tích chỉ giống như những lời khen ngợi, đánh giá khách quan về những gì ta đạt được. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nhận thức rõ được vấn đề này để có cái nhìn đúng đắn cho cuộc sống tương lai.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×