LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận xã hội về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.340
2
0
Nguyễn Thị Nhài
05/08/2017 19:15:34
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của cha ông ta; mỗi câu, mỗi lời nói đều đúc rút kinh nghiệm sống quý báu cho thế hệ sau học tập. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa răn dạy rất lớn đối với mỗi người.
Câu tục ngữ này có hai vế đối song song đối lập nhau nhưng lại bổ sung để hoàn thiện ý nghĩa cho nhau. Trong cuộc sống câu tục ngữ này được vận dụng rất nhiều nhằm đưa ra lời khuyên răn, dạy bảo, hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn.
“Mực” trong câu tục ngữ này có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ngôn. “Mực” theo nghĩa tường minh chính là chỉ màu đen của một loại dung dịch tạo nên nét chữ sau khi viết. Người ta thường dùng mực để hút vào bút và bắt đầu viết. Nhưng hàm ý sâu xa của nó là chỉ những điều đen tối, xấu xa, không nên dây dưa vào.
“Đèn” nghĩa tường minh là vật dụng cần thiết để tạo nên ánh sáng trong mỗi gia đình, nếu thiếu nó thì căn nhà sẽ trở nên tối tăm. Còn hàm ý của ‘đèn” là ám chỉ những việc tốt đẹp, là chân lý, ánh sáng đáng trân trọng trong xã hội.
Cha ông ta rất có dụng ý khi đặt “mực” và “đèn” có ý nghĩa đối lập nhau ở cạnh nhau là nhằm thức tỉnh mỗi chúng ta.


Gần mực thì đen, gân đèn thì sáng - văn lớp 9 Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, cần học tập và phát huy nhưng ngược lại đâu đó vẫn còn những góc khuất, những điều xấu, những con người xấu có thể khiến chúng ta sa vào bùn lầy. Câu tục ngữ vẽ ra hai viễn cảnh, hai con đường đi. Nếu chúng ta ở gần “mực”- gần điều xấu xa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị nhiễm, và tồi tệ hơn nữa chúng ta sẽ biến thành những kẻ xấu. Ngược lại nếu được sống trong môi trường gần ‘đèn” thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp, trở thành người tốt giúp ích cho xã hội.
Câu tục ngữ nhắc nhở, khuyên răn chúng ta cần biết “chọn bạn mà chơi”, chọn nơi tốt đẹp để sinh sống, chọn điều hay để học. Đừng để những thói hư, tật xấu cám dỗ. Xã hội đầy rẫy những điều xấu, nếu chúng ta không biết cách lựa chọn cách sống, không có lập trường thì rất dễ dàng bị lôi kéo vào đó. Bởi vậy làm người cần có chính kiến, cần biết chắt lọc điều tốt đẹp nhất để sống có ích.
Tuy nhiên, có những người rất giàu nghị lực, sống bên cạnh những người xấu xa vẫn giữ vững được lòng son. Đó là những người thực sự đáng ngưỡng mộ và học hỏi.
Trong một lớp học, có một số “phần tử” chuyên đi phá hoại lớp, có hành vi không tốt đẹp với thầy cô. Chúng ta vừa nên tránh xa họ, vừa nên khuyên ngăn họ để các bạn ấy có thể thay đổi được bản chất và có ý thức, kỉ luật hơn. Đó là điều mà cha ông ta muốn con cháu sau này làm người cần phải có.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống nhằm khuyên răn, giáo dục thế hệ trẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Nguyễn Thanh Thảo
06/08/2017 17:39:52
Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực.  Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư