LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn luận về việc học sinh đi học muộn

4 trả lời
Hỏi chi tiết
17.963
28
10
Nguyễn Khánh Linh
14/01/2018 20:11:46
Lần gần nhất mà bạn phải ngồi chờ đợi một ai đó là bao lâu rồi ? Chắc cũng mới gần đây thôi nhỉ. Dường như thói quen đi việc đi trễ đã trở thành thói quen của rất nhiều người trong xã hội, đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi, …Nhiều người còn có quan điểm tiêu cực là việc đi đúng giờ đã trở nên lỗi thời. Chúng ta có thể lỡ một cuộc hẹn đi chơi, đi làm hay thậm chí là các sự kiện lớn, những thời khắc quan trọng của bản thân cũng như của người khác hay đơn giản chỉ là thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nhiều trường hợp bạn đi trễ có thể không sao, không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng song việc đi trễ vẫn luôn để lại những hậu quả mà nhiều khi không cách gì giải quyết được. Ngay từ khi còn nhỏ, khi đứng trên ghế nhà trường chúng ta đã được rèn luyện thói quen đi học đúng giờ bằng cách, nếu đi học muộn sẽ bị … cờ đỏ ghi tên, phạt trực nhật,… Song càng lớn hơn, trưởng thành hơn thì dễ dàng nhận thấy căn bệnh đi trễ ngày càng phổ biến.  Dễ thấy nhất trong cuộc sống là việc cán bộ công chức đi làm trễ; học sinh, sinh viên đi học muộn,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến đi trễ đã trở thành một thói quen xấu của nhiều người trong xã hội. Nhiều bạn trẻ hiện nay quan niệm rằng việc hay đi trễ đã trở thành  “đặc trưng” của dân mình rồi, “Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trễ không phải người Việt Nam”. Việc đi trễ còn có tác động như một hội chứng  “dây chuyền – domino”, việc một người đi trễ có thể gây ảnh hưởng và tác động đến nhiều người khác. Đối với một số người khi căn bệnh trễ giờ đã ngấm vào máu rồi thì một số khác lại bị “nhiễm bệnh” từ những người xung quanh. Một số người bình thường luôn đúng giờ trong mọi công việc, sinh hoạt song nhiều khi phải chịu cảnh chờ đợi dài cổ người khác mới bắt đầu được công việc khiến họ cảm thấy “bất mãn”, nên trả thù mọi người bằng cách đi trễ, dần dần trở thành thói quen. Bạn đi trễ có thể do một sự cố ngẫu nhiên như : ngủ quên, tắc đường , nhỡ xe, thời tiết ,….nhưng cũng có thể đó đã trở thành một thói quen ngấm vào máu. Bạn là người thích được người khác chờ đợi, không quan tâm đến việc chính xác trong giờ giấc, giữ đúng lời hứa và cảm thấy tự hảo khi được chờ đợi; hay bạn muốn tỏ ra mình là người quan trọng, người khác phải chờ đợi bạn, nhờ vả, cầu cạnh bạn,…
Dù có là lý do gì đi nữa thì việc đi trễ vẫn là một thói quen không tốt để lại rất nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc đi đúng giờ không chỉ thể hiện bạn là một người văn minh, hiện đại  mà còn là một người biết tôn trọng người khác. Chẳng hạn việc bạn thường xuyên đi làm trễ bạn sẽ tự làm mất đi uy tín của ban và có thể bị đánh giá là người không đáng tin cậy. Học sinh, sinh viên thường xuyên đi học trễ dẫn đến việc các bạn có thể bị hổng nhiều kiến thức, thậm chí bị kỷ luật, không cho vào lớp,… Việc bạn thường xuyên trễ hẹn dẫn đến việc uy tín của bạn dần mất đi, lời hứa không còn có trọng lượng và còn có thể gây nhiều hệ lụy xấu đến nhiều người và xã hội. Thử nghĩ xem nếu bạn là một người nắm giữ trọng trách quan trọng đối với một tập thể thì việc bạn lãng phí một chút thời gian của mình bằng việc đi trễ tức là bạn đã gián tiếp làm lãng phí thời gian của cả một tập thể. Tác hại của việc đi trễ là vô cùng lớn. Nếu mỗi người trong xã hội đều không coi trọng việc đúng giờ thì xã hội sẽ không thể nào tiến bộ được.
Đi trễ không chỉ đơn thuần là một thói quen xấu mà còn là căn bệnh bám rễ vào tư tưởng mỗi người và có thể gây nên những hậu quả khó lường nếu không được khắc phục. Để khắc phục thói quen đi trễ của bản thân đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình. Nếu bạn không muốn phải chờ đợi người khác thi chắc chắn không ai thấy dễ chịu khi phải chờ đợi bạn. Vì vậy ngay lúc này đây hãy đặt ra những quy tắc cho bản thân để cùng nhau tẩy chay căn bệnh này:
Thứ nhất, Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ. Nếu bạn là người hay lề mề hay cực kỳ chỉn chu trước khi ra khỏi nhà thì hãy cài đồng hồ hẹn trước một chút thời gian để chuẩn bị chu đáo. Hoặc nếu có việc bận đột suất không đi được thì nên nhắn tin, gọi điện thông báo trước 10-15 phút để mọi người không phải chờ đợi mình.
Thứ hai, Nếu bạn là người đãng trí hay quên thì hãy lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn. Và bạn cũng nên dự trù thời gian để có thể hoàn thành công việc và những việc phát sinh thêm, tránh để quỹ thời gian của bạn bị quá tải.
Thứ ba, Hãy lập ra một số quy tắc nhóm để răn de, xử phạt bằng một hình thức nào đó đối với những người đi muộn. Cách làm này vừa có thể nhắc nhở bạn ý thức đúng giờ hơn vừa có thể giúp cho những người bạn của mình từ bỏ được thói quen đi trễ đó.
“Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” vẫn biết việc thay đổi thói quen từ thường xuyên đi trễ thành một người luôn đúng giờ là một bài toán khó song không phải có lời giải. Việc luôn đúng giờ giúp bạn trở thành một người có thói quen làm viêc khoa học và hiệu quả hơn. Hãy biết quý trọng thời gian!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
28
12
Nấm lùn
14/01/2018 20:12:41
Đã từ lâu, đi học muộn đã trở thành căn bệnh kinh niên của nhiều teen. Rất nhiều teen đổ lỗi cho việc đi học muộn bằng nhiều lý do khác nhau, thậm chí có cả những lý do vô lý, khó có thể tin.Ngủ dậy muộn
Đây có thể coi là lý do phổ biến nhất cho việc đi học muộn của nhiều teen. Thức đêm học bài muộn nên sáng hôm sau không dậy được, ngủ nướng, quên không đặt chuông…
Minh Phương (Lớp 12, THPT Đống Đa, Hà Nội) từng khóc dở mếu dở khi chỉ trong một tuần mà bị ghi đi muộn tới 3 lần. Vì là năm cuối cấp nên một ngày học của Phương khép lại khi đồng hồ đã điểm 1giờ sáng. Liên tiếp như vậy trong vòng vài tháng dẫn tình trạng thiếu ngủ trầm trọng. Dậy đi học đúng giờ quả là khó đối với Phương. Mặc dù đã đặt chuông 3, 4 lần nhưng cơn buồn ngủ cứ đeo bám khiến Phương không thể dậy được. Hậu quả là đi muộn rất nhiều lần.
Thói quen ngủ nướng cũng khiến nhiều bạn phải trả giá bằng việc bị ghi tên vào sổ đầu bài. T.Hằng, cô bạn chuyên bị đi học muộn do ngủ nướng chia sẻ: “Với mình, dậy đi học vào buổi sáng mùa đông thật khó. Thời tiết dạo gần đây lạnh lạnh nên ngủ rất ngon, khó mà chui ra khỏi chăn được. Cứ nấn ná ngủ thêm 5, 10 phút nên bị đi muộn thường xuyên”.
Tắc đường
Giao thông vào buổi sáng trên một số con đường thường xảy ra tắc nghẽn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc đi học của teen. Nhiều bạn đi học bằng xe bus nên khó có thể kiểm soát được vấn đề này.
M.Tuấn (THPT Lê Quý Đôn, Hà Nội) nói: “Thỉnh thoảng mình cũng bị đi muộn vì lý do tắc đường. Mặc dù đã khắc phục bằng cách đi sớm hơn rồi nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi được.”
Nhiều teen có thể là do tắc đường thật nên mới bị đi muộn nhưng cũng có không ít bạn mượn lý do chính đáng này để bao biện cho lý do đi muộn thực sự của mình.
Q.Thắng một teen chuyên gia đi muộn chia sẻ bí quyết thoát nạn “tra khảo” lý do của thầy cô bằng cách đổ lỗi cho việc tắc đường. Lý do này được Thắng áp dụng khá nhiều lần.
Trường hợp teen đi muộn do hỏng xe khá hi hữu, ít khi xảy ra nhưng lại rất hay được các bạn nêu ra nhằm chạy tội thay cho lý do thực sự là ngủ dậy muộn.
Nhiều bạn cũng không ngại bịa chuyện rằng mình bị ngã xe trên đường, xe hỏng nên không thể đến kịp giờ. Thầy cô có thể biết bạn đang nói dối nhưng rất khó để kiểm chứng điều này mà chỉ có thể nhắc nhở bạn lần sau nên đi cẩn thận và không lặp lại việc đi muộn thêm một lần nào nữa.
Ngoài những lý do nêu trên, nhiều teen còn có những lý do đi muộn khó có thể biết là thật hay giả. X.Tùng nói: “Là lớp trưởng, hằng ngày mình phải nhận không biết bao nhiêu lý do đi muộn của các bạn trong lớp. Người thì tắc đường, người thì hỏng xe, người lại bảo đau đầu, ốm nên bị muộn, có bạn còn bảo mẹ ốm, đi bệnh viện nên phải vào thăm. Mình cũng chẳng biết ai thật ai giả nữa.
Hậu quả đi học muộn
Đi học muộn tưởng chừng chỉ là việc vào lớp trễ 5, 10 phút nhưng có rất nhiều hậu quả phía sau mà có thể bạn không để ý.
Tâm lý đi học muộn sợ bị đánh dấu khiến nhiều bạn phải đi trong tình trạng lo lắng, phóng nhanh. Chưa kể nhiều bạn còn phải chạy thục mạng vào trường cho kịp. Bước vào tới lớp cũng là lúc thở không ra hơi, không còn sức để học.
Đi học muộn thường xuyên cũng khiến các thầy cô chú ý tới bạn. Ban đầu có thể chỉ là những lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nếu tình trạng ấy lặp đi lặp lại thì rất có thể bạn sẽ bị đánh dấu vào sổ đen và phải mời phụ huynh tới gặp thầy cô đó nha.
Nhiều thầy cô giám thị dễ tính có thể cho phép bạn vào lớp ngay nhưng ngược lại, các thầy cô có thể bắt bạn phải viết xong bạn kiểm điểm mới được vào. Thời gian ngồi viết bản kiểm điểm có thể khiến bạn mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đang giảng trên lớp.
Cuối cùng, nếu bạn nghĩ rằng đi học muộn là việc của bạn và hậu quả ra sao mình bạn chịu thì nhầm rồi nhé. Việc bạn vào muộn có thể làm ảnh hưởng tới việc học của cả lớp và khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu. Thầy cô vì thế cũng cảm thấy bực mình và không muốn dạy một lớp học mà có nhiều bạn vô ý thức, vô kỉ luật như vậy đâu.
Để tránh tình trạng đi học muộn, các bạn hãy tự chọn cho mình một biện pháp khắc phục phù hợp như đặt chuông dậy sớm hơn, đi học trước thời gian bình thường 5, 10 phút để tránh tắc đường… Đừng để đi muộn trở thành thói quen không thể sửa của bạn. Vừa khiến bạn gặp nhiều phiền phức vừa để lại ấn tượng không ít trong lòng thầy cô và bè bạn.
10
6
Trịnh Quang Đức
14/01/2018 20:12:46
Hơn một tháng kể từ ngày chính thức bắt đầu quay trở lại với việc học tập sau thời gian nghỉ hè, các sinh viên dường như đã bắt kịp và dần quen với lịch trình học tập và hoạt động của mình. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này khi thời tiết chưa chuyển lạnh, đã có rất nhiều sinh viên đi học muộn “như một thói quen” .
Đi muộn vì “không ai đi sớm”
Đây là câu cửa miệng của rất nhiều bạn sinh viên khi giờ bắt đầu vào tiết 1 của hầu hết các trường đại học đều là 7h. Tuy nhiên, hầu hết vào lúc 7h10 tại một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội thì đây mới là thời điểm bắt đầu bước vào cổng trường đại học của rất nhiều sinh viên. Trả lời câu hỏi của về hiện tượng sinh viên đi học muộn trong các trường đại học, bạn H - Đại học Giao thông Vận tải vô tư chia sẻ: “Các sinh viên trường mình thường thì ¼ là đúng giờ, số còn lại là đi muộn.”
Tán đồng với ý kiến đó T.H - sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp thêm vào: “Hầu hết các sinh viên trường mình đều đi muộn, chỉ có những người chăm chỉ hoặc nhà xa thì mới đến sớm thôi.”
Anh L, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho biết: “Khoảng 1 nửa sinh viên Bách khoa đi học muộn, đây là tỷ lệ cao nhất, và sẽ giảm đi nếu thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông”.
Do đâu?
Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi học muộn của hầu hết sinh viên trên các giảng đường đại học thì phần nhiều các bạn đều nhận ra rằng là do ý thức của hầu hết các sinh viên. Nhiều bạn thức khuya chơi game, xem phim, đi chơi... dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải, không thể dậy để đi học sớm vào sáng mai. Số còn lại đổ lỗi cho việc tắc đường, hỏng xe, đau chân, giảng viên không điểm danh...
Thêm vào đó, một số các giảng viên cũng lên lớp muộn dẫn đến tình trạng, các sinh viên đến sớm hoặc đúng giờ sẽ phải chờ đợi rất lâu gây ra tâm lý chán nản khi đi học đúng giờ.
L, sinh viên Cao đẳng Kinh tế TP HCM một điển hình về chuyện đi học muộn ngại ngùng chia sẻ: “Thực ra là vì đi học muộn quen rồi, với cả giảng viên cũng dễ, hoặc là không điểm danh, hoặc nếu muộn vài phút thầy vẫn cho vào nên mình vẫn tiếp tục.”
Trong khi nhà trường chưa có nhiều biện pháp mạnh tay với các sinh viên đi học muộn như phạt điểm, không điểm danh, hay đơn giản là đóng cổng trường khi đến giờ vào tiết 1 thì tình trạng học sinh đi học muộn sẽ kéo dài và hứa hẹn còn tiếp diễn trong những ngày đông giá rét sắp tới.
Phải chăng phần nhiều do ý thức của sinh viên kết hợp với sự quản lý lỏng lẻo của các trường đại học dẫn đến tình trạng “giờ cao su” vẫn còn tồn tại như một vấn đề cố hữu và vẫn còn tiếp diễn trong rất nhiều các trường đại học?
Trả lời chúng tôi về thực trạng đi học muộn của phần nhiều các sinh viên, thầy Nguyễn Thành Long, giảng viên học viện Báo Chí & Tuyên Truyền cho biết: “Đi học muộn là một vấn đề cố hữu của sinh viên chúng ta hiện nay, một phần do ý thức của một bộ phận sinh viên thiếu ý thức học tập, một phần do công tác quản lý sinh viên còn lỏng lẻo.”
Để cải thiện vấn đề này, thầy Long nêu thêm: “Các cấp quản lý phải tăng cường công tác giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động của giáo viên cũng như sinh viên, tăng cường kiểm tra, giám sát giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên”.
Không phải sinh viên nào cũng đi muộn
Tuy nhiên, không phải sinh viên trường nào cũng đi học muộn, có không ít các trường đại học đã thắt chặt giám sát giờ lên lớp của giảng viên, sinh viên như đại học Thăng Long, đại học FPT, đặc biệt đại học FPT TP HCM đã cài máy quét vân tay để kiểm tra giờ lên lớp của sinh viên cũng như giờ giảng dạy của gỉang viên. Đây xem ra là một giải pháp thiết thực và cụ thể dành cho nhiều trường đại học.
14
17
Bạch Ca
14/01/2018 20:25:01
Quản lý thời gian là một giải pháp để khắc phục tình trạng trễ và bao gồm đi ngủ sớm, bố trí đủ thời gian vào buổi sáng để sẵn sàng đi học, trì hoãn các công việc không cần thiết và dự đoán được các vấn đề về giao thông. Học sinh có thể ép mình di chuyển và hành động nhanh hơn bằng cách đặt đồng hồ của họ về phía trước, làm cho họ nghĩ rằng chúng đã hết thời gian.
Giáo viên cũng có thể giúp học sinh của họ trở nên đúng giờ. Họ có thể giải thích tầm quan trọng đa dạng của tính đúng giờ và khuyến khích hành vi tốt thông qua một hệ thống khen thưởng. Họ cũng có thể thêm ý nghĩa vào đầu lớp bằng cách đưa ra các câu đố sớm và thảo luận các tài liệu quan trọng ngay lập tức. Giáo viên phải là những mô hình hành vi tốt. Học sinh tôn trọng và tuân theo các giáo viên đến đúng giờ, dự án chuyên nghiệp và thẩm quyền, lập kế hoạch các bài học có giá trị và sa thải các lớp theo đúng tiến độ.
Học sinh thường đến muộn có thể phải chịu hậu quả. Họ có thể bị giam giữ hoặc làm công việc mà giáo viên yêu cầu. Họ cũng có thể bỏ lỡ các kỳ thi hoặc khiến học sinh khác thất bại trong các hoạt động nhóm đòi hỏi sự có mặt của mọi thành viên. Một số học sinh cũng có thể không hội đủ điều kiện cho một số hoạt động ngoại khóa nhất định vào ngày hôm đó. Có những học sinh mặc trên mình áo đồng phục đẹp nhưng chưa ý thức được những nguyên tắc cơ bản mình phải làm
Trong khi đa số sinh viên có trách nhiệm và trưởng thành, họ có thể làm tất cả mọi việc để không bao giờ có tình trạng đi học muộn như đặt một đồng hồ báo thức, cho phép đủ thời gian để sẵn sàng vào buổi sáng, lịch trình xe buýt để đến lớp đúng thời gian. Họ cũng không nhận ra trách nhiệm của mình khi giao tiếp với các giảng viên khi họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình
Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ăn mòn tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và chiến lược phù hợp. Hiểu được lý do, tuy nhiên, không đòi hỏi phải chịu đựng hành vi.
Khi học sinh đến lớp muộn, nó có thể làm gián đoạn dòng chảy của một bài giảng hoặc thảo luận, làm phân tâm học sinh khác, cản trở việc học, và thường ảnh hưởng tinh thần lớp học. Hơn nữa, nếu không kiểm soát, sự chậm trễ có thể trở thành mãn tính và lan rộng khắp lớp. Vì có nhiều lý do khiến học sinh đến lớp muộn, xem xét nguyên nhân nào gây ra vấn đề này có thể giúp hướng dẫn người hướng dẫn phản ứng và biện pháp phù hợp để không ảnh hưởng đến việc học của các bạn trên lớp

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư