Bài 1 (4 đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.”
(Trích “Ý nghĩa văn chương” - Hoài Thanh)
Câu 1: Nêu nội dung của đoạn trích trên. (1đ)
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Câu 2:
a. Đoạn trích trên gợi em liên tưởng đến văn bản nghị luận nào và của tác giả nào mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9? (1đ)
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
b. Trong văn bản ấy, tác giả có viết: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ”. Hãy lấy một dẫn chứng làm rõ cho ý này (viết khoảng 4 dòng). (2đ)
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Bài 2 (6 đ): Em hãy viết một văn phân tích khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
• MỘT SỐ HƯỚNG DẪN:
LÝ THUYẾT
PHƯƠNG PHÁP 4 BƯỚC PHÂN TÍCH MỘT KHỔ THƠ
* LÝ THUYẾT: Có 4 bước để thực hiện quy trình phân tích MỘT KHỔ THƠ/ 1 Ý THƠ:
1. Câu giới thiệu, câu dẫn nhập/ hoặc nêu luận điểm – nội dung chính của khổ thơ/ ý thơ.
2. Trích khổ thơ sẽ phân tích (viết trong ngoặc kép).
3. Phân tích từ nghệ thuật để chỉ ra nội dung (ĐÂY LÀ KHÂU QUAN TRỌNG).
4. Chốt ý/ chuyển ý (nếu còn ý tiếp).
* Lưu ý:
- Phải phân tích nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ, câu thơ như: cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, âm thanh, gam màu, giọng thơ, các biện pháp tu từ, hệ thống các dấu câu, không gian và thời gian nghệ thuật... để làm nổi bật nội dung tư tưởng mà nhà thơ muốn thổ lộ. Nhưng không nên dàn trải, quân bình, mà phải có sự lựa chọn và chú trọng vào chi tiết nghệ thuật độc đáo.
- Sau khi phân tích phải tổng hợp, khái quát, đánh giá, so sánh, nâng cao vấn đề.
- Phần so sánh với ý thơ/ đoạn thơ khác: có thể nằm ở cuối đoạn, có thể lồng vào quá trình phân tích.
BÀI MẪU THAM KHẢO:
Tất cả các em đọc thật kỹ để phân biệt từng bước nhé!
Đề bài: Phân tích khổ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
“Sang thu” là một áng thơ xinh xắn dâng tặng Nàng Thu của một thi nhân - một thi nhân yêu quý mùa thu như bao thi nhân khác - Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu thật hay: BƯỚC 1
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về". BƯỚC 2
Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se".
“Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “phả vào trong gió se”. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với đất trời vào mỗi dịp đầu thu làm tê tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng mình ớn lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhưng câu thơ của Hữu Thỉnh lại dắt mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thợ cũng có cách viết thật duyên dáng:
“Sương chùng chình qua ngõ”.
“Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi.
Làng quê yêu mến dìu bước chân thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm:
“Hình như thu đã về”
Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”. BƯỚC 3
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam. BƯỚC 4.
Đề bài hôm nay: Phân tích khổ thứ ba trong bài “Viếng lăng Bác” củaViễn Phương.
* Học sinh viết từ 15 dòng trở lên, trình bày dưới hình thức một văn bản ngắn.
BÀI VIẾT