Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dân ta có câu: "Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ mang phần đến cho". Câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta về đức tính gì?

nhân dân ta có câu;
"Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho"
a) câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta về đức tính gì?
b) viết 1 bài văn nghị luận xã hội nói về câu tục ngữ trên
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.185
16
5
Nguyễn Nhật Thúy ...
30/01/2018 20:20:04
nhân dân ta có câu;
"Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang phần đến cho"
a) câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta về đức tính gì?
=> Câu tục ngữ trên nói về đức siêng năng,cân cù,phải biết làm lụng thì mới có được thành quả
b) viết 1 bài văn nghị luận xã hội nói về câu tục ngữ trên
Để nói về vai trò cũng như giá trị của lao động trong cuộc sống, nhân dân ta thường khuyên bảo nhau: Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ dem phần đến cho. Thật vậy, trong phạm vi toàn xã hội, của cải vật chất cũng như tất cả các giá trị tinh thần, không tự dưng mà có. Do đó, mọi người phải hăng say lao động để tạo ra của cái vật chất nuôi sống chính bản thân mình, gia đình mình và góp phần xây dựng quê hương, đưa đất nước tiến lên giàu mạnh. Trái lại, không lao động, lười biếng lao động, con người sẽ thiếu thôn, khổ sở mọi mặt, sõ chết đói. Từ đó, xã hội sẽ hủy diệt, thê' giới không còn bóng dáng của con người. Nếu xét trong phạm vi của một gia đình, một con người thì giá trị của lao động vẫn không thay đổi. Bất kì gia đình nào, con người nào chăm chỉ lao động đều được ăn no, mặc ấm. Cho nên, cuộc sống của cá nhân đó chẳng những hạnh phúc mà gia đình và xã hội cũng được yên vui. Ngược lại, không chịu lao động, không yêu thích lao động, con người đó sẽ là kẻ ăn bám, cuộc sống luôn phụ thuộc vào người khác và trở nên ngột ngạt, tù túng. Xét cho cùng, nguyên tắc “có làm thì mới có ăn” sẽ là đòn bẩy, thúc đẩy lực lượng sản xuất của xã hội phát triển, là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần hăng hái, mê say, yêu thích lao động của tất cả những người tham gia sản xuất. Mặc dù công việc của mỗi người trong xã hội và mỗi gia đình khác nhau nhưng lại có tính chất bổ sung cho nhau, góp phần làm đa dạng, phong phú thêm bức tranh cuộc sống. Người công nhân ngày đêm cần cù lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ để tạo ra cho xã hội các sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao. Người nông dân dầm mưa dãi nắng, lam lũ nơi đồng ruộng, nơi vườn tược để sản xuất ra lúa gạo, ngô khoai, rau quả... nuôi sống bản thân mình, gia đình mình, đồng thời cung cấp nông sản cho toàn xã hội. Các nhà bác học, nhà khoa học có những đêm không ngủ vì miệt mài nghiên cứu khoa học để cống hiến cho toàn thể loài người. Một số y - bác sĩ là người mẹ hiền, dành nhiều thời gian và công sức để chăm sóc, ân cần thăm hỏi, tận tình cứu chữa bệnh nhân cho mau lành bệnh, chóng vượt qua cơn nguy kịch. Những nhà giáo - những kĩ sư tâm hồn - từng đêm trăn trở bên trang giáo án để khi lên lớp mang hết khả năng của mình truyền đạt cho đàn em thân yêu những kiến thức cơ bản nhất, sâu rộng nhất... Thế nhưng trong xã hội cũ, nguyên tắc lao động và phân phối mà câu tục ngữ trình bày có được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để hay không? Thật ra dưới các triều đại phong kiến, nhất là xã hội ta trước Cách mạng tháng Tám 1945 có rất nhiều người tích cực lao động mà vẫn không có ăn hoặc thiếu ăn. Cuộc sống của họ vừa nghèo khổ, vừa đói rách, rất thảm thương. Ngược lại, có không ít những kẻ chẳng chịu làm việc gì nhưng lại được ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống sung túc, vương giả, thậm chí của cải, vật chất của những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” đó còn trở nên thừa thãi, phải đổ đi. Tại sao lại có hiện tượng ấy? Như chúng ta đã biết, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt do ảnh hưởng của chính sách khai thác thuộc địa được đẩy mạnh trên quy mô lớn của bọn thông trị. Các thế lực phong kiến đã cấu kết với bọn thực dân để chiếm đoạt ruộng đất, xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ và ra sức bóc lột của người lao động. Đặc biệt, giai cấp nông dân và giai cấp công dân chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi nhât trong xã hội. Giai cấp nông dân chiếm trên 90% số dân, bị thực dân - phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề bằng các thủ đoạn sưu cao, thuế nặng, tô tức, phu phen, tạp dịch. Họ bị bần cùng hóa và phá sản. Họ phải đi làm thuê, sức cùng, lực kiệt mà vẫn không đủ ăn do giai cấp địa chủ phong kiến trả tiền công rẻ mạt. Còn giai cấp công nhân bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, địa chủ người Việt. Cho nên, họ cũng có làm mà chẳng có ăn như giai cấp nông dân. Trong xã hội ta ngày nay với sự công bằng, văn minh và ưu việt, người dân lao động hoàn toàn làm chủ xã hội, nhất là giai cấp công - nông, không còn vấn nạn người bóc lột người, “người là chó sói của người” như xã hội cũ. Do đó, câu tục ngữ “có làm thì mới có ăn” cũng được thực hiện và phát huy một cách năng động, sáng tạo, tích cực. Sự công bằng được nghiêm túc thực thi theo nguyên tắc: “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”. Tóm lại, câu tục ngữ trên không chỉ phản ánh niềm mơ ước, khát vọng của những người lao động chân chính trong xã hội cũ mà còn có ý nghĩa tích cực trong thời đại mới. Vậy nên, chúng ta phải say mê lao động để làm ra nhiều của cải, mang hạnh phúc đến cho mình, cho mọi người và đưa đất nước ta tiến lên giàu mạnh, phồn vinh, kịp sánh vai với các cường quốc khắp năm châu.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
4
Trịnh Quang Đức
30/01/2018 20:21:06
b/ Mk cho bạn tham khảo dàn ý nha:
+ Mở bài:
– Giới thiệu câu tục ngữ này trong đời sống con người?
-Cuộc sống luôn đòi hỏi con người phải cố gắng, nỗ lực vươn lên để khẳng định giá trị của bản thân. Con người luôn luôn được đào tạo tính tự lập, kiên cường , ý chí. Mọi thứ chúng ta có được phải trả giá bằng mồ hôi, xương máu, bằng trí tuệ và sức lực của chúng ta thì mới có ý nghĩa và mang lại hạnh phúc cho ta. Chính vì vậy, trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nước ta có câu nói “Có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho”
+ Thân bài:
– Câu tục ngữ có giá trị như thế nào?Câu nói này muốn nhắc nhở khuyên nhủ con người ta phải biết lao động chân chính, để tạo ra của cải vật chất cho mình. Có như vậy cái bạn làm ra mới có ý nghĩa và lâu bền. Còn nếu như bạn không lao động chỉ nhăm nhăm chờ người khác mang quà, tới biếu mình thì chắc chắn là không bao giờ có chuyện đó. Nếu như bạn không làm gì có lợi cho họ. Không có động thái “Có qua có lại mới toại lòng nhau” “Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho”
– Câu tục ngữ muốn khuyên con người điều gì? Câu nói trên đúc kết cho con người một nguyên tắc sống chân thành, mộc mạc , giản dị dạy con người phải biết quý trọng lao động, trân trọng những thành quả do công sức lao động của mình làm ra.
-Cuộc sống con người muốn tồn tại lâu dài, muốn tự mình hiên ngang, thẳng thắn đi trên con đường của mình được mọi người yêu quý, kính nể, thì cần phải biết lao động, lao động về thể xác hay trí óc thì đều là những lao động chân chính.Việc chúng ta tạo ra những vật chất, tiền tài từ sức lao động của mình giúp cho chúng ta khẳng định được vị thế, giá trị của bản thân trong cộng đồng, trong xã hội.
Người ngư dân chăm chỉ lao động – Việc lao động có ý nghĩa như thế nào? Còn những con người không biết lao động, không yêu quý việc lao động chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, trông chờ người khác mang sẵn của cải vật chất tới cho mình, thì sớm muộn cũng phải trả giá đắt. Bởi trong cuộc sống nếu chúng ta không làm lợi cho họ, thì không có lý do gì họ lại mang lại lợi ích cho ta. Nhưng khi chúng ta làm lợi cho một người nào đó để nhận sự biếu xén của họ, thì vô tình chung chúng ta đang làm sai tới lợi ích của đông đảo mọi người. Việc làm sai trái này sẽ có ngày nào đó bị phanh phui ra ánh sáng, khiến cho chúng ta phải khốn đốn. Nhẹ thì cảnh cáo, kỷ luật, nặng thì tù tội, vướng vòng lao lý sinh tử…
– Mở rộng vấn đề những người không muốn lao động lại muốn có ăn thì sẽ như thế nào? Trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay, bên cạnh những người biết quý trọng lao động, có ý thức lao động để tự lập, tự cường thì cũng có nhiều người đang sống như một cây tầm gửi, sống bám vào xã hội, mong chờ sự giúp đỡ bố thí tình thương của xã hội như: hot girl Bell La đang rất thu hút mọi người ở trên mạng xã hội hiện nay.
– Cô gái này chỉ sinh năm 1998 còn rất trẻ sức khỏe bình thường, nhưng lại muốn có cuộc sống ăn ngon, mặc đẹp mà không phải lao động. Cô gái này thường xa vào nhà hàng, khách sạn, đi xe taxi mà không chịu trả tiền, rồi khi mọi người mắng mỏ cô thì cô gái này lại kêu mình đang có bầu cần phải được chăm sóc nhằm kêu gọi tình thương của xã hội.
– Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ này? Câu tục ngữ trên là thái độ sống, quan điểm hoàn toàn đúng đắn của cha ông ta việc cống hiến, lao động với thành quả hưởng thụ. Có lao động thì mới được hưởng thụ thành quả. Thông qua câu tục ngữ ông cha ta đã khẳng định một chân lý tồn tại mãi mãi đó là lao động mới là tiêu chuẩn đo sự thành công, đạo đức, giá trị của một con người khi sống trong xã hội.
+ Kết:
-Trong giai đoạn hiện đại, câu tục ngữ này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó nhằm giáo dục, khuyên nhủ những vị quan chức, quyền cao chức trọng phải biết giữ mình trước những túi quà, những tập phong bì, để giữ cho tâm hồn trong sạch, thanh cao. Bởi “Không dưng ai dễ mang phần đến cho” đằng sau những món quà đắt tiền, những tập phong bì kia đều là những âm mưu khác, nếu vị quan chức kia nhận đồng nghĩa đã thương lượng với điều ác, điều xấu, đã bán rẻ thanh danh và phẩm hạnh của mình. Rồi sẽ có một ngày anh ta phải trả giá trước pháp luật và trước toàn thể người dân trong xã hội.
17
2
12
6
NoName.183102
05/03/2018 20:30:46
nhân dân có câu Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta về đức tính gì Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào Công Dân 8

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×