Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó

Đề: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Mấy bạn giúp mình với. Các bạn đừng copy trên mạng rồi đăng lên nha, nếu copy trên mạng thì mình lên mạng tìm cũng đc không cần các bạn.
Lưu ý: Các bạn lấy bài viết của các bạn á nha.
6 trả lời
Hỏi chi tiết
6.716
8
5
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”

a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… va tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu khiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
- Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học

2. Bình luận về câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trao dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
- Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sch được cho xã hội

3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập
III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học dúng đắn
Câu tục ngữ “ đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
9
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 12:56:37
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
- Tri thức rất cần thiết đối với con người.
- Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống xung quanh.
- Ông cha ta thấy rõ tầm quan trọng của sự học hỏi nên đã khuyên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
* Nghĩa tường minh:
- Đi một ngày đàng: một ngày đi trên đường.
- Học một sàng khôn: thấy được nhiều điều mới lạ, học được nhiều điều hay, mở mang thêm trí óc.
* Nghĩa hàm ẩn: Tầm quan trọng của việc mở rộng học hỏi ra bên ngoài (về mặt không gian) để nâng cao hiểu biết và vốn sống.
b/ Bình luận:
- Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đi đây thì tấm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra.
- Trên khắp các nẻo đường đất nước chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của cảnh vật, của con người. Đi nhiều, biết nhiều giúp con người trưởng thành, dày dạn và từng trải.
- Hiểu biết (khôn) càng nhiều, con người càng có cách xử thế đúng đắn hơn; làm việc có hiệu quả cao hơn; quan hệ với gia đinh và xã hội tốt hơn.
- Trong thời đại hiện nay, việc học hỏi lại càng cấn thiết, vấn đề đặt ra là học những điều mới mẻ, tốt đẹp, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học là để làm chủ được mình, để đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
3. Kết bài:
- Học hòi là chuyện thường xuyên, trong suốt đời người để không ngừng nâng cao hiếu biết.
- Xác định mục đích của việc học là học điều hay lẽ phải, có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
- Phải có phương pháp học hỏi chủ động, sáng tạo và có chọn lọc: để đạt hiệu quả cao.
- Câu tục ngữ trên là bài học kinh nghiệm quý báu cho tất cả mọi người, nhất là đối với thế hệ trẻ.
BÀI LÀM
Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.
Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.
Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.
Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.
Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.
Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.
13
4
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 12:57:37

Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tươnng tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trnag vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.

Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.

11
1
Cô Pé Thiên Yết
26/03/2018 12:58:11
Từ trước đến nay, việc giáo dục mở mang kiến thức thường do nhà trường đảm nhiệm. Người đi học nhận được kiến thức qua lời giảng dạy của thầy cô hay đọc trong sách vở. Nhưng bên cạnh đó cha ông ta đã chỉ cho chúng ta một môi trường học tập khác cũng quan trọng không kém, điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Chúng ta hiểu đầy đủ về câu tục ngữ trên như thế nào? Câu tục ngữ đưa ra hình ảnh một cái sàng. Sàng dùng để lựa gạo, khi sàng gạo, hạt tấm rơi xuống, những hạt nguyên sẽ còn đọng lại trên sàng. Nhưng trong câu tục ngữ trên, từ “sàng” được hiểu theo ý sâu xa là sự chứa đựng rất nhiều: Nói “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhân dân khuyên rằng: đi một khúc đường ngắn ngủi, ta sẽ học được bao nhiêu điều hay. Lời khuyên trên của nhân dân ta rất đúng. Việc đi đường sẽ giúp chúng ta mở mang trí óc. Chúng ta sẽ được nhìn thấy cảnh núi cao, sông rộng của một dãy giang sơn gấm vóc tươi đẹp. Có đi đây đi đó, mắt ta mới nhìn thấy được dòng sông Cửu Long rộng rãi mênh mông, dãy núi Hoàng Liên Sơn cao chót vót. Nhờ đi đây đi đó, ta mới nhìn thấy thành Huế cổ kính, đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Dãy núi Tam Điệp, nơi vua Quang Trung xuất quân phá tan hai mươi vạn quân Thanh: đây đèo Ngang, nơi bài thơ Qua đèo Ngang nổi tiếng của bà huyện Thanh Quan ra đời. Việc đi đường chẳng những giúp hiểu thêm những bài học về địa lí, sử kí hoặc văn học… mà còn giúp ta nhận biết sâu sắc hơn những bài học về khoa học: nào đá vôi, đá hoa cương, nào con lạc đà, con đà điểu, cây mận, cây mơ v.v… Những thứ ấy nào chúng ta đã được nhìn thấy bao giờ. Nếu chúng ta chỉ quanh quẩn ở quê nhà thì lò luyện thép Thái Nguyên, đập thủy điện Sông Đà và biết bao công trình thủy điện khác của đất nước làm sao chúng ta có thể hình dung được để có thể mở rộng trí khôn được. Việc đi đường không những có tác dụng mở mang kiến thức mà còn giúp chúng ta hiểu được cuộc sống muôn hình xung quanh mình. Có đi ra ngoài, chúng ta mới thấy được những cảnh đời giàu sang, nghèo khổ, nỗi bất hạnh trong cuộc sống. Để từ đó, chúng ta biết cách tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách của chính bản thân mình. Ca dao ta có câu: Ở nhà nhất mẹ nhì con Ra ngoài lắm kẻ còn giòn hơn ta. Có ra ngoài, thấy được cái hay, cái đẹp, cái giòn của người khác, nhận ra cái xấu, cái dở của mình. Từ đó bản thân sẽ bớt kiêu căng, tự mãn, trở nên khiêm tốn, hòa nhã hơn. Chỉ riêng việc nhìn thấy cái người ta khác mình cũng đủ cho ta tự nhìn lại bản thân, tự đánh giá mình và sẽ tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Nếu con người không đi đây đi đó, chỉ ru rú ở nhà, làm và hành động theo tập tục của một địa phương thì sự phán đoán phải – trái, đúng – sai thường dễ lệch lạc và cực đoan. Có đi đây đi đó, chúng ta mới có tấm lòng rộng mở, bao dung, không bảo thủ. Nguyễn Trường Tộ ngày xưa nhờ được đi ra nước ngoài, được tận mắt chứng kiến sự phát triển khoa học kĩ thuật ở nước ngoài nên mới có cái nhìn tiến bộ so với những người đương thời. Có đi đây đi đó, ta mới hình thành tình yêu quê hương, yêu xứ sở, yêu đồng bào mình rõ hơn. Và chính tình yêu này sẽ là nguồn động lực thúc đẩy chúng ta phấn đấu để trở thành một con người có ích cho bản thân và cho xã hội. Có yêu quê hương, ta mới quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu và đẹp
16
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
26/03/2018 15:30:09

Học tập, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm là một quá trình kéo dài liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi. Học không chỉ ở trường lớp, gia đình mà còn bao gồm cả phậm vi rộng lớn hơn đó là xã hội. Điều đó được thể hiện trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Đi lại là nhu cầu tất yếu của con người. Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động học tập, làm việc…thì việc đi lại, hòa nhập với xã hội là điều không thể tránh khỏi. Vậy chúng ta nên hiểu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” như thế nào? “Đi” ở đây có đơn giản chỉ là đi lại thông thường, là di chuyển từ nơi này đến nơi khác hay không? Trước hết “đi” là đi rộng biết nhiều, là thoát li ra khỏi vòng tay bao bọc của gia đình, nhà trường. “Đi một ngày đàng” để được mở rộng tầm mắt, để thấy những điều hay, mới lạ trong cuộc sống. Từ đó có thể biết nhận định, suy xét tránh xa, lên án những điều xấu, học tập theo những điều tốt đẹp.

“Một ngày” so với thời gian một đời người là vô cùng ngắn. Tuy nhiên ông cha ta khẳng định rằng “học một sàng khôn” và “khôn” ở đây là những điều mới mẻ bổ ích. Bên cạnh đó, “sàng” từ một công cụ để lao động sản xuất, dùng để sàng gạo đã được dùng để chỉ khối lượng kiến thức lớn mà mỗi người học được sau khi “đi một ngày đàng”. Có thể thấy câu tục ngữ này hoàn toàn đúng. Mỗi chúng ta gay từ khi còn bé đã được giáo dục ở gia đình, sau đó là nhà trường. Học từ người thân, từ thầy cô, sách vở, học từ bạn bè. Tuy nhiên như vậy chưa đủ, tri thức của nhân loại rất bao la, rộng lớn. Không một ai có thể khẳng định rằng mình đã nắm hết mọi tri thức trong tay, đã biết hết mọi thứ. Mỗi người nếu chỉ có kiến thức từ trường lớp mà không có chỗ thực hành, vận dụng thì kiến thức đó mãi chỉ là những con chữ và khi bước ra ngoài xã hội sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Chính vì thế có câu: học đi đôi với hành, quá trình học tập phải gắn liền với lao động sản xuất, học không được tách rời thực tế.

Như vậy “Đi một ngày dàng, học một sàng khôn” là việc học tập và rèn luyện có sự kết hợp giữa ba môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội. Ví như trong quá trình học tập ở nhà trường luôn có những giờ học ngoại khóa, những lần cắm trại, tham quan những danh lam thắng cảnh hay những di tích lịch sử. Đến với những bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc giúp học sinh mở rộng hiểu biết về tri thức lịch sử dân tộc, về cộng đồng năm mươi tư dân tộc trên cả nước. Đến với những vùng quê của các di tích phi vật thể như hội Lim, khúc hát dân ca Quan họ…ta thấy được những đặc sắc trong văn hóa dân gian,giúp ta thêm yêu những giá trị văn hóa mang tính bản sắc của dân tộc.

Bên cạnh đó, mỗi ngày chúng ta ra đường, tiếp xúc với nhiều hạng người, nhiều lứa tuổi khác nhau. Từ đó ta có thể học hỏi, biết cách ứng xử với mọi người. Ví dụ như ta ra đường bắt gặp một bạn học sinh đang dắt một bà cụ sang đường học được cách quan tâm, giúp đỡ mọi người. Gặp những điều xấu ta biết tránh và lên án. Qua đó có thể thấy câu tục ngữ “Đi mọt ngày đàng, học một sàng khôn” là một bài học vô cùng đúng đắn và sâu sắc đối với các thế hệ. Mỗi chúng ta có mười tám năm được bao bọc bởi gia đình, nhà trường tại xóm làng, quê hương. Ai cũng phải lớn lên, phải bước ra bên ngoài xã hội. Khi đó có đi nhiều, nhìn nhiều, tìm hiểu nhều và lăn lộn với đời chúng ta mới biết đường đi khó, mới thấy có lắm chông gai, thử thách.

Qua những phân tích trên, mỗi chúng ta cần xác định phương hướng học tập cho bản thân. Học không chỉ trong sách vở mà còn ở mọi người xung quanh, xã hội. Cùng với đó cần phải biết quan sát, lắng nghe và biết phân biệt cái tốt, cái xấu từ đó giúp hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

12
5
Nguyễn Thành Trương
26/03/2018 17:48:17
Chúc bạn thành công!!!!!!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo