Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó

Đề bài: Nhân dân ta thường nói " Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
  Các bn giúp mik gấp mik đang cần gấp!!! Thanks các bạn!!!!
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
446
0
0
Phạm Thu Thuỷ
24/01/2019 21:40:03
Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Tấn Hiếu
24/01/2019 21:41:37
Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là câu “Có chí thì nên”.
Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.
Trong lịch sử vẫn còn gợi nhắc Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Và để có thể đạt được thành công vang dội đó thì lại là cả một quá trình bền bỉ khó nhọc mới có thể thành công được. Tuy gia cảnh nhà rất nghèo, cơm qua ngày còn không có nói gì đến đi học. Nhưng không thể nào có thể trói buộc tinh thần ham học của mình thì Nguyễn Hiền vẫn đến lớp đứng ngoài cửa để nghe thầy dạy. Cứ đi chăn trâu hay đi đâu là cậu lại tập viết chữ. Có khi là viết trên lá rồi cũng có lúc là lấy một cái que nhỏ ghi trên cát,...
Hay chúng ta vẫn còn nhớ chuyện về Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại cực kỳ xấu. Nhận ra được khiếm khuyết của mình thì Cao Bá Quát cũng đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Và khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp hơn nữa. Chính nhờ sự cố gắng và lòng kiên trì thì chẳng bao lâu sau, ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt”. Tất cả chúng ta cũng vẫn biết đến bao người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm cho vào vỏ trứng, và cậu đã lấy ánh sáng học bài. Đó chính là tên tuổi lẫy lừng của lịch sự khoa bảng Việt Nam- ông Mạc Đĩnh Chi – “ lưỡng quốc Trạng nguyên”. Trong thời đại ngày nay lại có câu chuyện về việc “có chí thì nên” của anh Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị liệt cả hai tay nhưng có lẽ rằng chính mong ước đến trường đã không ngừng thôi thúc anh tập viết bằng chính đôi chân của mình. Đầu tiên ta có thể nhận thấy được đó chính là những nét chữ nguệch ngoạc đầu tiên đã khiến anh không khỏi buồn bã.Chắc chắn rằng không chỉ có dừng lại ở đó thì đôi bàn chân còn tê cứng, sưng buốt nhiều khi như không còn nằm trong sự kiểm soát. Nhưng đáng khen nhất đó chính là con người vẫn không chịu khuất phục trước hoàn cảnh đó mà đã có thể vươn lên mạnh mẽ để có thể chạm tay vào mơ ước của chính mình.
Thật vậy, cuộc sống có bao nhiêu chướng ngại vật như hàng ngày cứ hiện diện trong chính cuộc sống của chúng ta. Nếu như chúng ta mà không có ý chí không vượt qua được thì chẳng bao giờ có được sự thành công vang dội cả. Hãy cứ quyết tâm theo đuổi đam mê của mình bằng ý chí mạnh mẽ. Khi chúng ta có ý chí chúng ta sẽ có tất cả. Tôi vẫn nhớ một câu nói rất hay về ý chí đó chính là “Nếu như mất đi tiền bạc, bạn chẳng mất gì, mất đi sức khỏe bạn mất một vài thứ và khi đã mất đi ý chí bạn chẳng còn gì nữa”. Chính câu nói đó cũng đã thật là đề cao ý chí. Còn câu tục ngữ đặc sắc của ông cha ta chính là “có chí thì nên”. “Có chí thì nên” như là một điều tất yếu vậy
Vậy đó, con người chúng ta khi có cái “chí” sẽ giúp ta thành công, không có “chí” khó mà có thể làm thành công điều gì. Đặc biệt hơn đó chính là với các học sinh chúng ta cũng cần phải có “chí”. Ta như thấy được rằng khi bắt đầu bằng những việc lắng nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, sau đó không đầu hàng tước những bài toán khó, kiên trì luyện viết những câu văn hay. Qủa thật, đối với những bạn không có hay không đủ điều kiện để học hành, khi đó bạn cũng đừng buồn chán mà hãy cố gắng vượt lên hoàn cảnh của mình, bạn hãy cứ cố gắng tự nhủ những khó khăn sẽ là nguồn động lưc thôi thúc mình tiến xa. Và trong mỗi chúng ta mỗi người hãy bắt đầu từ những việc nhỏ để sau này làm dược viêc lớn, như Bác Hồ từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đầy hàm ý khuyên dạy chúng ta – “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó đồng thời cũng như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên nếu như bạn mà có cho mình những ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và hơn hết đó chính là sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.
0
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
24/01/2019 21:58:18
Ngày nay, có biết bao nhiêu người vừa mới gặp khó khăn là đã từ bỏ, nản chí. Thế nhưng bên cạnh đó còn có những con người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”.
Có chí thì nên - : một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẻ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.
Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự rang buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người.Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm.Có chí thì nên: họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
0
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
24/01/2019 21:58:35
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẻ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự rang buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
25/01/2019 11:40:39
Ai trong chúng ta cũng muốn thành công trong sự nghiệp, nhưng thành công không tự nhiên mà có, tất cả đều được tạo ra từ sự kiên trì, nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Chính vì vậy mà ông cha ta xưa kia có câu tục ngữ thật hay: “Có chí thì nên.”
“Chí” ở đây là gì? có thể hiểu là sự quyết tâm, bền bỉ, ý chí của con người để theo đuổi mục đích, hoài bão. Trong cuộc sống mọi vật trong tự nhiên đều vận động, thay đổi. Mỗi người đối mặt với những khó khăn, thử thách. Cuộc sống sẽ có nhiều những thử thách không ngờ, sẽ có những lúc bạn vấp ngã, thất bại là điều bình thường. Khi đó chắc chắn phải cần ý chí.
Cuộc sống rất nhiều người gặp chông gai, trắc trở tỏ ra bi quan, nản chí phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy. Bên cạnh đó có những người có ý chí, nghị lực chắc chắn rằng họ sẽ đạt được thành công. Khi con người có lòng quyết tâm, không ngại khó khăn, gian khổ họ sẽ giành được những gì họ muốn. Lòng kiên trì và ý chí trở thành động lực đem đến cho họ sức mạnh vượt qua bão giông của cuộc đời. Dù rằng có thất bại, họ cũng đã luôn lấy đó làm bài học, làm kinh nghiệm trong nhiều lần sau nữa.
Trong cuộc sống có nhiều tấm gương vượt khó rất đáng để chúng ta phải học tập, ví dụ như thầy Nguyễn Ngọc Ký tấm gương nghị lực. Thầy khi còn nhỏ không viết được bằng tay, mà phải dùng đôi bàn chân để viết. Có khi nản chí cậu quăng cả bút.Nhưng không bỏ cuộc mà cậu đã vượt qua khó khăn để có thể trở thành người thầy giáo đáng mơ ước, đó cũng là ước mơ từ lâu của cậu.
Tấm gương ý chí vượt khó phải kể đến là Bác Hồ. Bác Hồ hơn ba mươi năm trời bôn ba nơi đất khách quê người chịu cay đắng với ước mơ cháy bỏng mãnh liệt đó là “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Cũng chính với một tâm hồn cao thượng, và Người cũng sống có mục đích, và hoạch định ra lí tưởng rõ ràng, cộng với ý chí và bản lĩnh Bác Hồ kiên trì theo đuổi ước mơ đem lại độc lập, tự do dân tộc.
Thêm ví dụ đó là ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu nhiều người chê. Ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp như ý muốn. Chỉ trong một thời gian ngắn sau này ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt” nổi tiếng khắp vùng và đó cũng là một ví dụ điển hình về tính kiên trì và ý chí để đi đến kết quả thành công như mong đợi.
Họ đều là nhiều tấm gương sáng đáng kính trọng về ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống và ý chí quyết tâmkhông bao giờ đầu hàng, bỏ cuộc trước khó khăn. Với họ những thất bại với họ chỉ là những bài học quý giá giúp họ tiến đến thành công. Càng trong tình cảnh khó khắn chỉ càng làm họ thêm quyết tâm, bàn đạp vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.
Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải tất cả mọi người trong xã hội đều có ý chí quyết tâm như vậy. Có nhiều người sống buông thả, không có mục tiêu, chí hướng. Họ cũng đã phó mặc cho số phận, sống không cần biết tương lai. Ta cũng cần biết được rằng chính những người đó có lẽ suốt đời sẽ không bao giờ làm được điều gì đó có ích cho gia đình, xã hội.
Khi mà đưa ra lời khuyên đúng đắn cho con cháu, ông cha ta đã nói rằng “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Quả thật ta nên biết được rằng chính những sự kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm giúp con người có bản lĩnh, quan trọng hơn đó chính là mỗi chúng ta không nản lòng trước gian nan, thử thách. Có thể thấy được rằng chính ý chí, nghị lực cũng là thước đo nhân cách con người, là điều kiện quyết định sự thành bại trong công việc và cuộc sống. Và những ý chí này không phải tự nhiên mà có, mà nó do quá trình tôi luyện mới có thể thành được.
Trong cuộc sống thì cứ những người sống có mục tiêu cụ thể, chí hướng rõ ràng, đồng thời họ có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn gian khỏ kia thì chắc chắn họ sẽ đạt thành công. Nếu chẳng may mà có gặp thất bại, khó khăn thì cũng đừng nên nản chí, chính điều đó sẽ rèn luyện cho bạn thêm sắt đá và vững tin vào kết quả cuối cùng.
Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” của cha ông ta từ xa xưa để lại trở thành một chân lí hiển nhiên trong cuộc sống. Câu nói như là một lời nhắc nhở, khuyên dạy mỗi chúng ta về con đường đi đến thành công và tiến tới tương lai. Nếu bạn có ước mơ, hoài bão, mục đích trong cuộc sống rất đáng quý mà ai cũng nên có nhưng nếu có thêm cả niềm tin, nghị lực và sự kiên trì đến cùng đó là yếu tố làm nên sự thành công của con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×